Trong thiếu thốn, hy vọng chẳng thiếu (Hoàng Ngọc Nguyên)

28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 20653)
Trong thiếu thốn, hy vọng chẳng thiếu (Hoàng Ngọc Nguyên)

TRONG THIẾU THỐN, HY VỌNG CHẲNG THIẾU

Hoàng Ngọc Nguyên

image001_0 

 Trên trang blog của một người có tên Thi Phương, bà viết: Trong niềm thương cảm người dân nước Nhật đang sống trong hoảng sợ, hoang mang, thất thần vì động đất, rồi sóng thần, rồi khủng hoảng phóng xạ, tôi không khỏi chạnh lòng nghĩ đến dân tộc Việt Nam của mình… Cũng như trời sinh ra có người thế này, người thế khác, các dân tộc trên thế giới cũng có dân tộc thế này, dân tộc thế khác. Và khi nhìn đến cốt cách mạnh mẽ của người dân Nhật trong cơn khủng hoảng hiện nay, dù khủng hoảng ngày nay trẩm trọng hơn những khủng hoàng trước người ta đã qua gấp nhiều lần, tôi không khỏi nghĩ đến dân tộc của mình. Niềm “tự hào” dân tộc thì chúng ta vẫn nói mãi như thật, nhưng khi nhìn đến những người lãnh đạo Việt Nam từ thời trước, và nhất là cho đến nay, và nhìn đến cách sống của nguòi dân - ở đâu cũng thế - trong xã hội, và trong cơ chế chính trị, tôi thực sự chẳng hiểu khi chúng ta đối mặt với ngưòi Nhật, mình nên ngẩng mặt hay cúi đầu”…

Rõ rệt là người Việt Nam đang rất cần xác định được mình, khẳng định được mình, làm mạnh được mình để có thể thực sự ngẩng mặt trên thế giới, nhưng trong những hoàn cảnh người dân bình thường, trong nước cũng như ngoài nước, chỉ lao vào cuộc sống cá nhân, ít quan tâm đến khía cạnh đạo đức chính trị, đạo đức xã hội trong cuộc sống của mỗi người, và người lãnh đạo cũng chỉ lao vào việc mưu lợi cho cá nhân và không có được ý thức và liêm sĩ tối thiểu về lãnh đạo một đất nước, một dân tộc là gì, trước mắt cũng như lâu dài, e rằng bà Thi Phương của tôi sẽ phải ngoảnh mặt, cúi đầu chẳng biết đến bao giờ.

Trên tờ New York Times, số ra ngày thứ năm 17-3, có một bài báo có tựa “Trong những thiếu hụt, có sự thăng dư của hy vọng” (Amid Shortages, a Surplus of Hope), nguyên tác là tiếng Nhật mà người viết là người Nhật, ông Ryu Murakami, tác già cuốn “Những chuyện phổ biến dưới thời đại Chiêu Hoà). Trong nỗi bất an của ngưòi dân Nhật vì tình hình không được rõ ràng cùng có những giới hạn trong khả năng chế ngự những nguy cơ phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi hiện nay, tác giả đã chỉ ra rằng một thái độ tích cực trước tai ương, tin tưởng và hy vọng, để giữ sự bình tĩnh nơi từng người và trật tự trong xã hội chính là điều kiện cần thiết cho bất cứ xã hội nào, đất nước nào vượt qua được những khủng hoảng tai ương. Tờ New York Times hẳn phải có ý định cảnh báo người dân Mỹ khi đưa bài báo này lên trang chính luận của họ. Saigon Nhỏ cũng có ý định tương tự khi dịch bài báo này cho độc giả thân yêu của mình.

“Tôi ra đi từ nhả ở thành phố cảng Yokohama khi mới vào xế trưa ngày thứ sáu tuần trước, và trước ba giờ chiều một tí tôi đã vào khách sạn của mình trong khu Shinjuku ở Tokyo. Thông thường tôi ở đó một tuần ba bốn ngày để viết, thu thập tài liệu và đồng thời giải quyết những công việc khác.

Cơn địa chấn bùng ra khi tôi bước vào phòng của mình. Nghĩ rằng không chừng mình có thể bị chôn vùi dưới đống gạch vụn, tôi chụp lấy một bình đựng nước, một hộp bánh vụn, và một chai rượu ngọt và chui mình vào dưới môt bàn viết trông khá vững chắc. Nay nghĩ về chuyện đó, tôi không nghĩ rằng mình có thề có đủ thời giờ để thưởng thức lần cuối một hớp rượu nếu cái khách sạn 30 tầng này đã rơi xuống đầu tôi. Nhưng một biện pháp đối phó như thế cũng làm cho người ta không còn hoảng sợ nữa.

Chẳng bao lâu, một thông báo khẩn cấp đã vang lên từ hệ thống loan báo công cộng: “Khách sạn này được xây dựng tuyệt đối an toàn đối với động đất. Không có nguy cơ nào tòa nhà có thể sụp đổ được. Xin mọi người đừng tìm cách rời khách sạn”. Người ta nhắc lui nhắc tới điều này nhiều lần. Lúc ban đầu, tôi tự hỏi có thật thế không. Phải chăng ban quản lý khách sạn chỉ nhằm trấn an ngưòi ta mà thôi.

Và chính là vào lúc này, thực sự chẳng nghĩ về chuyện này, tôi chấp nhận giữ một thái độ chủ yếu đối với tai họa này: Hiện nay, ít nhất, tôi sẽ tin tưởng lời nói của những ngưòi và những tổ chức nắm những tin tức và hiểu biết vế tình thế tốt hơn tôi. Tôi tin chắc rằng mình sẽ tin rằng tòa nhà này sẽ không đổ. Và đúng là nó không đổ thật.

Ngưòi ta vẫn thường nói ngưòi Nhật tuân thủ một cách chặt chẻ những luật lệ của “tập thể” và thành thạo với việc hình thành những hệ thống hợp tác khi đứng trước những nghịch cảnh to lớn. Đó là điều khó mà phủ nhận ngày hôm nay. Những nỗ lực giải cứu và cứu trợ dũng cảm tiếp tục không ngừng, và người ta chưa hề nghe có vụ cướp giật nào.

image003_0 

 Tuy nhiên, khi ngoài tầm mắt của tập thể, chúng ta cũng có khuynh hướng cư xử vị kỷ - hầu như thề đang nổi loạn. Và chúng ta cũng đang trải qua kinh nghiệm như thế giờ đây: Những mặt hàng nhu yếu như gạo và nước và bánh mì đã biến mất khỏi các siêu thị và các tiệm tạp hóa. Các trạm xăng đang hết xăng. Ngưòi ta đang hốt hoàng đi mua và tích trữ. Sự trung thành với tập thế đang bị thử thách.

 Tuy thế, hiện nay mối quan tâm lớn nhất của chúng ta là cuộc khủng hoảng tại những lò, phản ứng hạt nhân tại Fukushima. Có nguyên cả núi những tin tức mâu thuẫn và hỗn độn. Có ngưòi nói rằng tình hình còn tệ hơn cuộc khùng hoảng ở Three Mile Island (Pennsylvania), nhưng đỡ hơn Chernobyl; có người thì nói gió đang mang những chất iodine phóng xạ thồi về phía Tokyo, và mọi người cần ở yên trong nhà và ăn cho nhiều chất tảo bẹ (kelp) chứa đựng nhiều tố chất iodine an toàn, giúp tránh việc hấp thụ những xạ chất. Một nguòi bạn Mỹ của tôi khuyên tôi hãy bay đến miền tây nước Nhật.

Một số ngưòi đang rời Tokyo, nhưng phần lớn ở lại. “Tôi phải làm việc,” một vài người nói. “Bạn bè tôi ở đây, và cả mấy con chó mèo.” Những lý do khác: “Ngay cà trong trường hợp đây là một tai họa như kiểu Chernobyl, Fukushima cách Tokyo đến cả 170 dặm”.

Cha mẹ của tôi đang ở miền tây nước Nhật, tại Kyushu, nhưng tôi không có ý định bay đến đó. Tôi muốn ở lại đây, bên cạnh gia đình và bạn bè và tất cả những nạn nhân của tai họa này. Tôi muốn ít nhiếu truyền cho họ sự dũng cảm, giống như cách họ đã truyền cho tôi sự dũng cảm của họ.

Và,cho đến giờ, tôi muốn tiếp tục giữ lập trường tôi đã chọn trong phòng khách sạn của mình: tôi sẽ tin những lời nói của những ngưòi và những tổ chức có được tin tức đầy đủ hơn, nhất là những nhà khoa học, các bác sĩ và những kỹ sư tôi đọc được họ trên mạng. Ý kiến và sự đánh giá của họ đã không được báo chí phố biến rộng rãi. Nhưng tin tức của họ có tính khách quan và chính xác, và tôi tin những tin tức này nhiều hơn bất cứ những gì khác tôi nghe được.

Cách đây mười năm, tôi viết một tiều thuyết trong đó một học sinh trung học có dịp nói chuyện trước Quốc Hội, cậu ta nói: “Đât nước này có đủ tất cả mọi thứ. Ngưòi ta có thể kiếm ra bất cứ thứ gì họ muốn trên đất nước này. Thứ duy nhất chúng ta không có thể kiếm ra là hy vọng”.

Ngày hôm nay, ta có thể nói trái ngược điều này: những trung tâm di tản đang bị thiếu thốn nghiêm trọng thực phẩm, nước, và thuốc men; ở vùng Tokyo này cũng thiếu hàng hóa và thiếu điện. Lối sống của chúng ta đang bị đe dọa, và chính phủ và những công ty tiện ích đã không đáp ứng được thỏa đáng.

Nhưng cho dù chúng ta đã mất mát như thế, hy vọng đúng là thứ mà người Nhật chúng ta đã lấy lại được. Cơn động đất và nạn sóng thần khủng khiếp đã cướp đi của chúng ta nhiều sinh mạng và của cải. Nhưng người Nhật chúng ta đây, vốn từng say sưa độc hại với sự phồn thịnh của mình nay một lần nữa đang gieo mầm hy vọng. Cho nên tôi lựa chọn thái độ tin tưởng”.

 

( I set out from my home in the port city of Yokohama early in the afternoon last Friday, and shortly before 3 p.m. I checked into my hotel in the Shinjuku neighborhood of Tokyo. I usually spend three or four days a week there to write, gather material and take care of other business.

The earthquake hit just as I entered my room. Thinking I might end up trapped beneath rubble, I grabbed a container of water, a carton of cookies and a bottle of brandy and dived beneath the sturdily built writing desk. Now that I think about it, I don’t suppose there would have been time to savor a last taste of brandy if the 30-story hotel had fallen down around me. But taking even this much of a countermeasure kept sheer panic at bay.

Before long an emergency announcement came over the P.A. system: “This hotel is constructed to be absolutely earthquake-proof. There is no danger of the building collapsing. Please do not attempt to leave the hotel.” This was repeated several times. At first I wondered if it was true. Wasn’t the management merely trying to keep people calm?

And it was then that, without really thinking about it, I adopted my fundamental stance toward this disaster: For the present, at least, I would trust the words of people and organizations with better information and more knowledge of the situation than I. I decided to believe the building wouldn’t fall. And it didn’t.

The Japanese are often said to abide faithfully by the rules of the “group” and to be adept at forming cooperative systems in the face of great adversity. That would be hard to deny today. Valiant rescue and relief efforts continue nonstop, and no looting has been reported.

Away from the eyes of the group, however, we also have a tendency to behave egoistically — almost as if in rebellion. And we are experiencing that too: Necessities like rice and water and bread have disappeared from supermarkets and convenience stores. Gas stations are out of fuel. There is panic buying and hoarding. Loyalty to the group is being tested.

At present, though, our greatest concern is the crisis at the nuclear reactors in Fukushima. There is a mass of confused and conflicting information. Some say the situation is worse than Three Mile Island, but not as bad as Chernobyl; others say that winds carrying radioactive iodine are headed for Tokyo, and that everyone should remain indoors and eat lots of kelp, which contains plenty of safe iodine, which helps prevent the absorbtion of the radioactive element. An American friend advised me to flee to western Japan.

Some people are leaving Tokyo, but most remain. “I have to work,” some say. “I have my friends here, and my pets.” Others reason, “Even if it becomes a Chernobyl-class catastrophe, Fukushima is 170 miles from Tokyo.”

My parents are in western Japan, in Kyushu, but I don’t plan to flee there. I want to remain here, side by side with my family and friends and all the victims of the disaster. I want to somehow lend them courage, just as they are lending courage to me.

And, for now, I want to continue the stance I took in my hotel room: I will trust the words of better-informed people and organizations, especially scientists, doctors and engineers whom I read online. Their opinions and judgments do not receive wide news coverage. But the information is objective and accurate, and I trust it more than anything else I hear.

Ten years ago I wrote a novel in which a middle-school student, delivering a speech before Parliament, says: “This country has everything. You can find whatever you want here. The only thing you can’t find is hope.”

One might say the opposite today: evacuation centers are facing serious shortages of food, water and medicine; there are shortages of goods and power in the Tokyo area as well. Our way of life is threatened, and the government and utility companies have not responded adequately.

But for all we’ve lost, hope is in fact one thing we Japanese have regained. The great earthquake and tsunami have robbed us of many lives and resources. But we who were so intoxicated with our own prosperity have once again planted the seed of hope. So I choose to believe).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tám 2020(Xem: 5653)
"Chúng ta bị lay chuyển nhiều nhất khi chúng ta ít bị phân tâm nhất. Và khi chúng ta cảm thấy thanh bình nhất - sẵn sàng để được biến đổi - thật ra là khi đang đắm chìm nhất."
14 Tháng Bảy 2020(Xem: 5651)
"Từ việc sinh ra ra hóa chất độc hại tới làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, những bằng chứng mới nhất cho thấy một số cách nấu ăn gây hại cho sức khỏe. Ta nên làm gì để tránh?"
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 5757)
"Với thời gian, con biết được rằng trong những ngày cuối của chính thể Miền Nam, Bố có cơ hội để rời Sàigòn nhưng Bố đã chọn ở lại để giúp tổ chức những thành phần còn lại của lữ đoàn Nhảy Dù trong việc bảo vệ thành phố."
14 Tháng Năm 2020(Xem: 6029)
"Một loại vaccine được theo dõi chặt chẽ do các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford tìm ra dường như bảo vệ được cho 6 con khỉ khỏi mắc bệnh COVID, một phát hiện đầy hứa hẹn đưa đến việc khởi sự thử nghiệm trên người vào cuối tháng trước"
05 Tháng Năm 2020(Xem: 5853)
"Công ty Mỹ Pfizer và công ty Đức bioMTech SE cho hay nếu những cuộc thử nghiệm chứng tỏ vaccine an toàn và hữu hiệu, vaccine có thể được phân phối rộng rãi tại Mỹ cuối năm nay."
03 Tháng Năm 2020(Xem: 6113)
"Một đoạn phim hoạt hình dài 12 giây tỏ ra hiệu quả hơn nhiều lời cảnh báo nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giãn cách xã hội trong thời điểm xảy ra đại dịch virus corona."
18 Tháng Tư 2020(Xem: 4916)
"Một cựu chiến binh người Anh 99 tuổi, trong mùa dịch Covid-19, đã giúp quyên góp được số tiền khổng lồ, 17,9 triệu bảng tới nay, với việc đi bộ trong vườn."
04 Tháng Tư 2020(Xem: 5968)
"Theo những người thực hành, những ai có nhịp thở chậm và sâu sẽ kích thích hàng loạt các phản ứng sinh lý tăng tốc đưa bạn vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn, so với những bài tập thiền thụ động."
01 Tháng Tư 2020(Xem: 5654)
- Hạn chế đọc tin và cẩn trọng với những gì đọc được. - Ngưng truy cập mạng xã hội, tắt các thông báo cập nhật. - Rửa tay - nhưng không quá mức. - Kết nối và làm điều gì đó mới mẻ. - Hãy đừng để mình bị kiệt sức.
03 Tháng Ba 2020(Xem: 5931)
"Thông thường bệnh bắt đầu bằng một cơn sốt, sau đó là ho khan. Sau một tuần, bệnh có thể dẫn đến khó thở và một số bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện. Đáng lưu ý, virus corona hiếm khi gây chảy nước mũi hoặc hắt hơi."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468