Hàng loạt cây xanh trong nhà chứa chất độc chết người

16 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 18175)
Hàng loạt cây xanh trong nhà chứa chất độc chết người
Hàng loạt cây xanh trong nhà
chứa chất độc chết người


Việc trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà hoặc nơi làm việc là sở thích của người Sài Gòn trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nhà sinh học cảnh báo trong số đó có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Trao đổi với VnExpress.net, Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng các loại hoa, cây cảnh. Vì có thể loại hoa cây cảnh đó cực kỳ độc mà bố mẹ không biết.

Ông nói: “Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứloại lá cây nào vào miệng. Hơn thế, bé có thể nghịch đất trồng trong chậu rất bẩn, dễ nhiễm giun sán. Những loại hoa cây cảnh không chỉ độcvới bé mà còn độc với cả người lớn”.

Sau đây là danh sách một số cây cảnh có độc do Tiến sĩ Lệ cung cấp, các loài này đều được trồng phổ biến ở Việt Nam

1. Trúc đào

Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng. 

634228499965956954_400x300

 

 









2. Thơm ổi


Tên khoa học là Lantanaspp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

634228501175427078_400x286
 











3. Ngoắt nghẻo

Tên khoa học là Gloriosa superba.Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mànếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

634228502072584654_400x286
 











4. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly

Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

634228502636369644_400x286

 










5. Đỗ Quyên


Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

634228503180820601_400x286

 










6. Thiên điểu


Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

634228503727757562_400x286
 












7. Môn kiểng

Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

634228504296534561_400x286

 










8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan


Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

634228504930363674_400x286

 










9. Xương rồng bát tiên


Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

634228505473556628_400x286

 










10. Anh Thảo


Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

634228506475078387_400x286
 











11. Chuỗi ngọc


Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

634228507186439636_400x286

 










12. Môn lá lớn


Tên khoa học là Colocasia spp Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.

634228507740396609_400x286

 










13. Hồng môn


Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

634228508272981545_400x286

 










14
. Dạ lan


Tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

634228508855954569_400x286

 










15. Cẩm tú cầu


Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.


634228509440175595_400x286

 










16. Xương rồng kiểng


Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.

634228509959032506_400x286

 










17. Thủy tiên (Daffodil)


Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

634228510408937297_400x286

 










18. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,...):


Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

634228510801745986_400x286

 










19. Tulip:


Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

634228511188314665_400x286

 










20. Lục bình:


Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

634228511523871255_400x286
 











21. Huệ Lili:


Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorinegây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...

634228512065202206_400x286

 










22. Ngô đồng:


Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

634228512546619052_300x400

 















(Nguồn: Kính Nguyễn, thunhan1-2@yahoogroups.c
om)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tám 2020(Xem: 5650)
"Chúng ta bị lay chuyển nhiều nhất khi chúng ta ít bị phân tâm nhất. Và khi chúng ta cảm thấy thanh bình nhất - sẵn sàng để được biến đổi - thật ra là khi đang đắm chìm nhất."
14 Tháng Bảy 2020(Xem: 5646)
"Từ việc sinh ra ra hóa chất độc hại tới làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, những bằng chứng mới nhất cho thấy một số cách nấu ăn gây hại cho sức khỏe. Ta nên làm gì để tránh?"
18 Tháng Sáu 2020(Xem: 5750)
"Với thời gian, con biết được rằng trong những ngày cuối của chính thể Miền Nam, Bố có cơ hội để rời Sàigòn nhưng Bố đã chọn ở lại để giúp tổ chức những thành phần còn lại của lữ đoàn Nhảy Dù trong việc bảo vệ thành phố."
14 Tháng Năm 2020(Xem: 6027)
"Một loại vaccine được theo dõi chặt chẽ do các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford tìm ra dường như bảo vệ được cho 6 con khỉ khỏi mắc bệnh COVID, một phát hiện đầy hứa hẹn đưa đến việc khởi sự thử nghiệm trên người vào cuối tháng trước"
05 Tháng Năm 2020(Xem: 5844)
"Công ty Mỹ Pfizer và công ty Đức bioMTech SE cho hay nếu những cuộc thử nghiệm chứng tỏ vaccine an toàn và hữu hiệu, vaccine có thể được phân phối rộng rãi tại Mỹ cuối năm nay."
03 Tháng Năm 2020(Xem: 6110)
"Một đoạn phim hoạt hình dài 12 giây tỏ ra hiệu quả hơn nhiều lời cảnh báo nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giãn cách xã hội trong thời điểm xảy ra đại dịch virus corona."
18 Tháng Tư 2020(Xem: 4914)
"Một cựu chiến binh người Anh 99 tuổi, trong mùa dịch Covid-19, đã giúp quyên góp được số tiền khổng lồ, 17,9 triệu bảng tới nay, với việc đi bộ trong vườn."
04 Tháng Tư 2020(Xem: 5966)
"Theo những người thực hành, những ai có nhịp thở chậm và sâu sẽ kích thích hàng loạt các phản ứng sinh lý tăng tốc đưa bạn vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn, so với những bài tập thiền thụ động."
01 Tháng Tư 2020(Xem: 5647)
- Hạn chế đọc tin và cẩn trọng với những gì đọc được. - Ngưng truy cập mạng xã hội, tắt các thông báo cập nhật. - Rửa tay - nhưng không quá mức. - Kết nối và làm điều gì đó mới mẻ. - Hãy đừng để mình bị kiệt sức.
03 Tháng Ba 2020(Xem: 5925)
"Thông thường bệnh bắt đầu bằng một cơn sốt, sau đó là ho khan. Sau một tuần, bệnh có thể dẫn đến khó thở và một số bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện. Đáng lưu ý, virus corona hiếm khi gây chảy nước mũi hoặc hắt hơi."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468