Đầu Năm Nói Chuyện Gỡ (Hoàng Ngọc Nguyên)

05 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 20571)
Đầu Năm Nói Chuyện Gỡ (Hoàng Ngọc Nguyên)


ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN GỠ

Hoàng Ngọc Nguyên

 

Hỉnh như trong thời nào cũng thế, không kể đến chế độ chính trị, không kể đến môi trường văn hóa xã hội chung quanh, dù ở bất cứ nơi nào, ngay cả lọt thỏm trong hàng rào kẽm gai của trại tâp trung hay ở bên ngoài, những ngày đầu năm thường là một dịp cho người ta đa sầu đa cảm. Có những người thân trong gia đình, cha mẹ anh chị em cháu chắt quây quần quanh mình như thời xưa cũng dễ xúc cảm, mà một mình vò vỏ ra vào trong căn nhà vắng lặng và nhìn ra ngoài của sổ là tuyết trắng xóa mênh mông cũng làm cho ngưòi ta cảm xúc. Trong ngày Tết ngưòi ta thưòng thả hồn trở về quá khứ, nhớ lại những ngày vui cũng làm cho nhiều nỗi xúc động dâng lên, mà tưởng lại những ngày lạ lùng của một thời “sau giải phóng” cũng làm chạnh lòng non nước. Hay ôn lại cuộc sống của mình trên đất nước ‘tạm dung” này (có ai có thể vĩnh viễn trên đời này) như một quãng đời chẳng ngờ được. Nhìn thẳng vào cuộc sống hiện nay, nhất là vào thời nay, trong “ba ngày tết”, cũng có thể gợi lên một nỗi băn khoăn và bâng khuâng, chúng ta định tìm kiếm gì đây trong cuộc đời tạm bợ này và nay đã đuợc gỉ đây. Hầu như chỉ có một điều chắc chắn, đó là tương lai, đó là con đường trước mặt, dẫn ta đến miền vĩnh cửu, đang chờ đợi phía trưóc những người tuổi già, những người cứ mỗi năm lại thêm một tuổi, mất đi một năm, xa thêm hơn nữa một thời đã mất, gần hơn bao giờ một nơi chẳng ai biết. Quá khứ đối với tuổi già ngày càng trở nên mơ hồ, đối với tuổi trẻ, những thế hệ về sau này, hầu như không có. Sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa phong phú của đất nước nơi chúng ta ngày càng kém, bởi vì nhin quanh quẩn trong nước ngoài nước nhà văn, nhà báo, nhà truyền thông, nhà nghiên cứu … không thiếu, thế nhưng trong tủ sách tiếng Việt của chúng ta vẫn thiếu những công trình giúp cho những thế hệ sau tìm lại chính mình, để biết được ai là ai (who’s who) của một thời, một biên niên sử (chronology) chi tiết của cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm cả một dân tộc trôi giạt tan tác khắp nơi như sau một cơn sóng thần, hay một cuốn tự điển về chính trị và chiến tranh của miền nam cho dù có khi chỉ đê đọc những lúc ngồi không cho xong trong 5-10 phút… Và trong khi người ta tổ chức những show tạp lục khoa trương hàng trăm ngàn, hàng triệu đô la và mở miệng thần thánh hóa mục đích nhằm “bảo tồn văn hóa dân tộc Việt”, nhưng chúng ta vẫn thiếu một công trình tương tự như “The New Dictionary of Cultural Literacy (What every American Needs to Know)” để cho thấy chúng ta thực sự nghiêm chỉnh, tử tế, lương thiện với chính mình…

 Niềm cảm xúc năm nay có thể chẳng liên quan gì đến chính mình, đến dân tộc, đến dất nước. Ở một số người có thể cảm thấy có một sự hụt hẩng, một nỗi tiêu điều xơ xác trong tâm trạng trong một vài ngày qua chỉ vì một người phụ nữ trẻ chỉ mới 41 và một người đàn ông đã ở giữa tuổi 80-90. Hai người này chẳng biết gì nhau, cho dù có thể cùng chung một tâm sự. Một cảm nhận cuộc đời, hay lẽ sống bị đánh mất, hay đúng hơn bị tước đoạt. Và đoạn kết, hay tạm gọi là đoạn kết, khác nhau hay giống nhau – tùy theo cách nhìn. Một người nay đã nhắm mắt xuôi tay, như thể một khi đã không còn lẽ sống, thì không còn lý do đề tồn tại. Một người tiếp tục chống trả với số mệnh trong hoàn cảnh lẽ sống mù mịt, nhưng nếu có phép lạ xảy ra, thì đúng là cái nghiệp đã thắng được nghiệp chướng.

 Bà Gabrielle Giffords, dân biều của thành phố bên cầu biên giới Tucson thuộc tiếu bang Arizona, hôm chủ nhật đã thông báo quyết định từ nhiệm để có thể tập trung vào việc trị liệu. Ngày 8-1-2011, cách đây chỉ hơn một năm, chỉ một ngày sau khi bà nhậm chức trong nhiệm kỳ mới, bà bị một tên cuồng sát bắn vào đầu, viên đạn đi xuyên qua não, và chỉ nhờ phép lạ mà bà còn sống. Tối thứ ba, bà xuất hiện tạm gọi là lần cuối cùng tại hội trường Quốc Hội để nghe Tổng thống Obama đọc bài diễn văn “State of the Union”. Trông bà vẫn tươi tắn, xinh đẹp, trong sáng, hiền dịu - những dáng vẻ khó tìm ra được nơi một người dấn thân vào chốn quan trường, chính trị gió tanh mưa máu. Thế nhưng ai biết hết tác hại phá hoại khủng khiếp trên cuộc sống bình thường của bà, trên khả năng suy nghĩ, khả năng diễn đạt, khả năng đi đứng của bà. Bà đã qua một năm ròng rã trị liệu. Bả sẽ còn bao nhiêu năm nữa phải tiếp tục trị liệu? Và giả dụ như một ngày nào đó người ta cho rằng không cần trị liệu nữa, con người xưa có trở lại được với bà hay chăng. Và đến lúc đó bà đã bao nhiêu tuổi? 60? 70?... Và ai hiểu hết tâm sự đau thương ngấm ngầm trong lòng bà, khi một ngưòi có lẽ sống, tin tưởng ở lẽ sống của mình, theo đuổi hăng say cái “nghiệp” đó, bỗng dưng bị tước đoạt tất cả, - một sự mất mát có thể làm cho người ta phải mất ăn mất ngủ trong suốt phần còn lại của cuộc đời. Kiếm được lẽ sống cho đáng cuộc đời thật khó, mất đi lẽ sống thật khổ. Những cái khó, cái khổ đó bà Giffords đã hiều. Nhiều người vẫn nói bà Giffords là một trong những người hiếm hoi có thể vượt qua lối đi ngăn cách giữa hai đảng để xây dựng được sự hòa hợp chính trị. Đó là con người nước Mỹ rất thiếu và tối cần. Sự mất mát nơi bà là lớn, nhưng sự mất mát của nước Mỹ này có lẽ còn lớn hơn - lớn đến mức ngoài tầm mắt của nhiều người.

 Ông Joe Paterno cựu huấn luyện viên đội bóng bầu dục trường Penn State hôm thứ ba hẳn phải hàì lòng – cho dù ông nằm yên không nói trong linh cửu ấm áp. Hàng ngàn người, hay đông hơn nữa (?) đã sắp hàng nối đuôi nhau trong sân trường đại học để bước vào nhà nguyện của trường để có thể thấy ông dù chỉ trong một phút, hay nửa phút. Ông huấn luyện viên có một sự nghiệp hiển hách 62 năm, trong đó là 46 năm làm huấn luyện viên cho đội bóng vô địch hiển hách Penn State, đã qua đời vào hôm chủ nhật vì “biến chứng ung thư phổi”. Ông thọ 85. Những điều dễ hiểu và chẳng có gì bất ngờ. Thế nhưng người ta nói lẽ ra ông có thể sống thêm vài năm nữa. Và cái lý do qua đời không đơn giản chỉ là bệnh tật. Người ta nói ông chết nhanh chóng, tức tưởi vỉ chứng trầm uất phát sinh sau khi ông bi đuổi khỏi một công việc mà ông say mê hào hứng cả đời người. Joe Paterno từng nói ông sẽ chết đi nếu đời ông không còn football nữa. Đó là lẽ sống của ông. Cách giải thich này dường như đi vào con tim chúng ta nhiều hơn, bởi vì thề thao là một cái gì đam mê kỳ lạ nơi con người, người làm tín đồ không công, và ngưòi can dự trên sân, chính là cầu thủ và huấn luyện viên. Nếu chẳng thế ngưòi ta đã không nhớ mãi đội Tổng Tham Mưu có Rạng, Đực 2, Tỷ, Thanh, Há, Vinh… đội AJS có Lâm Kinh, Thách, Kane, Pierre, Hiếu, Myo… Nếu chẳng thế, ông Paterno đã chẳng nhất quyết bỏ tất cả mọi chuyện để đeo cái theo cái nghiệp của mình. Và một trong những chuyện ơng bỏ đã khiến cách đây 75 ngày ngưòi ta mạnh tay với ông: sa thải ông vì ông đã không theo dõi và phàn ứng đầy đủ trước việc một ngưòi phụ tá mang bệnh cưỡng hiềp trẻ em. Một sự nghiệp hiển hách sáng chói song lại kết thúc trong cách bỉ thử như thế. Ông xách đồ đạc của mình ra cổng sau, cho dù hàng ngàn sinh viên đứng chờ ông vẫy tay để bày tỏ sự lưu luyến và phẫn nộ.

 Trong những ngày Tết khói hương nghi ngút này, chúng ta thường tưởng đến Trời, đến Phật, đến Chúa, đến một đấng Allah hiền lành, không khủng bố… Nghĩ đến những chuyện từ bi, hỉ xả. Chuyện công bằng bác ái. Đến sức mạnh, quyền uy của Tạo Hóa. Đến bàn tay của Thượng Đế. Một mặt chúng ta vẫn muốn tin cho xong chuyện “cho hay muôn sự tại trời” - chuyện gì cũng có “xanh kia thăm thẳm từng trên” sắp xếp, tính hết, chúng ta ở thế gian này chẳng việc gì phải lo. Nhưng mặt khác, và thêm một lần nữa chúng ta lại cảm nhận có một sự bất công trong số phận của hai người mà chúng ta đang thương cảm, khiến cho chúng ta không thể tránh khỏi sự hoài nghi trở lại về niềm tin của mình. Một sự bất công về những gì những nạn nhân này phải gánh chịu như số phận. Một sự bất công khi chúng ta nhìn đến cái phần số được ưu đãi một cách không tinh toán mà những ngưòi khác được hưởng. Chuyện gì đang xảy ra đây? Quả báo, nghiệp chướng gây ra tất cả bất công, bất bình đẳng ngày nay? Kiếp trước? Kiếp sau?

 Chúng ta từng sống một thời, ở một nơi, người ta hay nói đến, giống như khai thác, chuyện bất công xã hội. Có điều không ngờ là hiện nay trên đất Mỹ này, người ta đang nói vế đế tài này, “bất bình đẳng xã hội” về lợi tức , về cơ hội thăng tiến, về việc làm, “đấu tranh giai cấp” còn nhiều hơn nữa. Chãng hạn như đối với bài diễn văn quan trọng của ông Obama tối thứ ba, giới quan sát, báo chí, truyền hình … chỉ nhấn mạnh một điều: ông obama tỏ ra hết sức lo ngaị về hiện tượng bất bình đẳng đang trở nên sâu dậm hơn trong xã hội Mỹ, và ông cho rằng chế độ thuế khóa càn được cải cách để cho mọi ngưòi phải hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình một cách thỏa đáng, thay vì tình trạng hiện nay ai cũng thấy là ngưòi giàu quá được ưu dãi trong chuyện đóng góp này. Sau bàì diễn văn, người Cộng Hòa nói ông Obama có “âm mưu phân hóa, chia rẽ xã hội”. Khách quan hơn, người ta nói ông đã mở ra mặt trận vận động tranh cử đề kiếm thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Nghiêm khắc hơn, những tờ báo vốn ủng hộ ông như New York Times và Washington Post phàt biểu dè dặt: ông nói hơi nhiều, mặc dù thừa hiểu trong chín tháng trưóc cuộc bầu cử, ông sẽ chẳng làm đưọc gì mấy trước tình trạng mà chính ông mô tả “hai đảng đang ghìm nhau trong thế tiêu diệt lẫn nhau”.

 Vấn đề là ở chỗ, chẳng bao giờ đề tài bất bình đẳng lại thích hợp hơn lúc này. Hôm thứ ba, ông Mitt Romney công bố hồ sơ thuế của mình. Tài sàn ông có không dưới 250 triệu. Trong năm 2010, ông kiếm được lợi tức 21.5 triệu, mặc dù phần lớn thời gian là cho tranh cử. Và ông trả thuế ở mức 14%. Trong khi đó, phần lớn người đi làm có lương hàng năm trên $50.000 đều trả không dưới 15-30%. Ông Obama kiếm được 1.8 triệu, đóng thuế 25%. Ông Gingrich kiếm được 3.2 triệu, đóng thuế 31%. Và trong khi đó, đến 66% ngưòi Mỹ hoặc nghèo đói hoặc đang trong nguy cơ túng thiếu. Và 99% ở trong mức thu nhập dưới $250.000 một năm. Nghĩ đến hai ông Romney va Gingrich, ngưòi ta đâm lo cho đảng Cộng Hòa, đâm lo cho nước Mỹ. Bởi thế, đang có một phong trào vận động ông Jeb Bush hãy nhảy ra làm đấng cứu thế.

 Cũng hôm thứ ba, bà Christine Largarde, chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trước cuộc họp Davos (Thụy Sĩ) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đã cảnh giác hai điều: (i) Kinh tế thế giới đang trì trệ, châu Âu đang rơi vào suy thoái trở lại; và (ii) Sự bất bình đẳng đang ngày càng trở nên trầm trọng, trở thành một đe dọa cho sự an bình của một thế giới đang chìm trong Mủa Xuân A Râp, Mùa Đông Châu Âu, có thể Mùa Hè Đỏ Lửa Châu Á và Mùa Thu Nước Mỹ.

 Ôi chỉ một ngày mùng một mùng hai tết mà ngưòi ta cũng chẳng bình an nổi!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Hai 2020(Xem: 6281)
"Anh em ơi, giờ đây ta có nhau Chúc sống vui sống khỏe được dài lâu Thụ Nhân ơi, yêu mãi trong tim ta Sẽ không bao giờ phai "
08 Tháng Hai 2020(Xem: 6609)
"Nhưng ngay sau khi tham gia quá trình điều trị, vợ ông bắt đầu chú ý đến những chuyển biến hung bạo. Người đàn ông trước kia từng điềm đạm nay trở nên nóng tính nảy lửa và không biết tự bao giờ đã có xu hướng bạo lực trên đường phố."
15 Tháng Mười Một 2019(Xem: 6444)
"Gặp hải tặc trên đường vượt biển, ba lần bị cướp trên đất Mỹ, và thêm một lần bị bão tố phá huỷ hết cơ ngơi, một chủ vựa hải sản người Mỹ gốc Việt vẫn không cam chịu số phận để viết lên câu chuyện thành công nơi xứ người. "
30 Tháng Ba 2019(Xem: 7792)
"Uống một chai rượu vang 750ml một tuần tăng nguy cơ phát triển ung thư trong suốt cuộc đời, tương đương 10 điếu thuốc lá một tuần với phụ nữ và năm đối với nam, một nghiên cứu kết luận."
05 Tháng Hai 2019(Xem: 8686)
"Trước thềm năm mới Kỷ Hợi, hôm nay chúng tôi xin mời quý vị điểm qua một số bản nhạc Xuân tiêu biểu, với sự tham gia của giáo sư – nhạc sĩ Trần Quang Hải tại Paris."
31 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8082)
Một năm mới đến, giai điệu quen thuộc của ca khúc “Happy new year” của ABBA lại vang lên ở hầu hết khắp nơi. Tính đến thời điểm hiện tại, bài hát nổi tiếng này chạm mốc 39 tuổi đời.
05 Tháng Mười Một 2018(Xem: 8363)
"Một bí quyết nhỏ cô chia sẻ là lập danh sách các việc cần làm (to-do list) hàng ngày... Những cái hành động nhỏ đấy thôi có thể gộp lại thì sẽ dẫn tới được những cái mục đích mình muốn."
16 Tháng Chín 2018(Xem: 8336)
"Nếu không đi bộ thì anh đi xe. Thành phố này người ta dùng xe máy để đi và xe hơi để khoe, vì đi xe hơi có thể chậm hơn đi xe máy rất nhiều nhưng nhiều người vẫn mua với mục đích ra “oai”."
17 Tháng Tám 2018(Xem: 8703)
"Do nhận thức về lợi ích và rủi ro là những yếu tố quan trọng nhất trong ý định muốn làm theo, nên người tiêu dùng chỉ nên tập trung vào cái rủi ro và tránh bị cuốn hút vào những lợi ích tiềm năng."
11 Tháng Bảy 2018(Xem: 8973)
"Sự tham lam là một trong những cạm bẫy lớn nhất của cuộc đời và thường khiến chúng ta quên giữ gìn sức khoẻ."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468