Chân dung phụ nữ trong xã hội Mỹ (Vanessa White)

23 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 21866)
Chân dung phụ nữ trong xã hội Mỹ (Vanessa White)


Phác họa chân dung phụ nữ trong xã hội Mỹ


(VienDongDaily.Com - 19/12/2011)

Quan điểm nghệ sĩ

Vanessa White/Viễn Đông


SAN BERNARDINO, California – Trước khi cô Kyra Mangual làm người mẫu trình diễn những kiểu trang phục cho đám đông, cô ướm thử những kiểu quần áo ấy trên người mình, để xem có đem lại thoải mái hay không. Thoải mái cả thể lý lẫn tâm lý.

Nếu cô cảm thấy thoải mái, thì cuộc trình diễn thời trang sẽ diễn ra theo kế hoạch, và cô sẽ làm những gì mình làm được, để gây kinh ngạc cho cử tọa, chính thân thể cô trở thành khung vải vẽ, y phục của cô trở thành bức họa.
Tuy nhiên, nếu trang phục của cô không đem lại cho cô sự thoải mái thể lý hoặc tâm lý, và cô từ chối mặc những trang phục ấy trình diễn trước cử tọa, thì có khả năng là cô sẽ không thể xuất hiện trong cuộc trình diễn và có thể hụt mất thêm những cơ hội để làm việc. Vì thế, cô được khích lệ mặc những trang phục ấy, và những quần áo như vậy có xu hướng phản ảnh những nét “gợi tình” và “nữ tính cùng cực”.
Cô Mangual nói với nhật báo Viễn Đông: “Mục tiêu chính yếu là bán quần áo. Gợi cảm tình dục khi nào cũng bán chạy”.
Trong một đất nước hãnh diện về nền dân chủ và tự do, vốn lôi cuốn người từ các quốc gia khác thiếu những lý tưởng như vậy, thì điều thiết yếu là phải nhìn vào những khía cạnh đặc thù của nền văn hóa phổ thông và cách thức người ta bỏ phiếu bầu chọn những loại sản phẩm nhất định bằng cách chi tiêu tiền bạc. Đặc biệt là cách thức mà các phụ nữ – một nhóm người bị gạt ra ngoài lề – chi tiêu tiền bạc và như thế được bao gồm trong cuộc biểu quyết.
Cô Mangual nói rằng các phụ nữ thường muốn mặc trang phục gợi tình, hoặc được xem là gợi cảm tình dục, một phần là vì các mục quảng cáo thường mô tả phụ nữ theo cách thức như vậy. Nếu có thêm nhiều người phụ nữ đi ra ngoài và mua quần áo mà một người mẫu đã mặc trong một cuộc trình diễn thời trang, hoặc trong một bức ảnh, thì người mẫu ấy được việc.
Hiện nay, những thứ y phục nào bộc lộ nhiều hơn về thân thể phụ nữ, bất luận làn da hoặc vóc dáng, đều là những thứ trở nên phổ thông. Tuy nhiên, cô Mangual nói rằng nếu những xu hướng ấy sẽ phải thay đổi, vì các người mẫu bận những loại trang phục “bớt gợi dục”, thì nền văn hóa phổ thông và giới phụ nữ có những sở thích đối với thời trang chính lưu đều có lẽ sẽ thay đổi thị hiếu của họ theo như vậy.

Chứng kỵ phụ nữ trong âm nhạc


Mặc dù những phong cách hip hop đã thay đổi, từ khi bắt đầu xuất hiện vào đầu thập niên 1980, hình thức nghệ thuật ấy về mặt lịch sử đã bị chỉ trích vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có một lý do là chứng kỵ phụ nữ. Những người chỉ trích hip hop đã lưu ý một cách tiêu cực rằng một số ca sĩ hát nhạc rap sử dụng những từ ngữ được coi là hạ nhục phụ nữ, cũng như sử dụng hững hình ảnh của những người phụ nữ khỏa thân một nửa, trong những băng video âm nhạc và những tấm ảnh của một số ca sĩ hát rap.
Có những nữ ca sĩ nhạc rap thậm chí còn tự mô tả mình như là những đối tượng của tình dục, theo những người chỉ trích cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, anh Darrell “Dmac” Davis, một nghệ sĩ hip hop ở khu Harlem, New York, nói với nhật báo Viễn Đông rằng các phụ nữ không được miêu tả nhiều như là gợi cảm tình dục như trước đây họ từng là như vậy. Anh Dmac nói: “Nhiều nghệ sĩ hiện nay đang tập trung vào những lời ca khúc nói về cuộc sống mà không có những sứ điệp ghét phụ nữ. Đối với một thiểu số nào đó vẫn tiếp tục gạt nữ giới ra bên lề, thì sứ điệp này đã được nội tâm hóa trong tiềm thức”. Anh nói tiếp rằng những lời nhắn nhủ được nội tâm hóa như thế có thể gây ảnh hưởng đến cách thức mà các phụ nữ được đối xử, và có thể gây áp lực trên họ, buộc họ gắn bó với những xu hướng càng làm cho họ bị hạ nhục thêm nữa.
Anh Dmac nói thêm rằng anh cũng từng hạ nhân phẩm phụ nữ trong âm nhạc của mình, vì những lối diễn tả nghệ thuật của anh trình bày những phương diện đa dạng của nhân cách anh, từ tính hung hăng, giận dữ, hy vọng, và những kinh nghiệm mà anh có với các phụ nữ. Anh nói: “Theo một nghĩa nào đó, nó có thể liên quan tới ý thức nhị trùng”. Anh nhắc tới một từ ngữ do cố giáo sư xã hội học W.E.B. Du Bois tạo ra. Ông giải thích cuộc sống hai mặt của những người Mỹ gốc Phi Châu sống tại Hoa Kỳ, nhìn thấy chính mình họ từ hai góc độ khác nhau và xung đột với nhau. Một góc độ là quan điểm của người chủ nô lệ ban đầu, tự xem mình cao cấp hơn những người nô lệ Mỹ gốc Phi Châu, vốn chỉ được coi như là những cái máy làm việc quần quật và những kẻ làm ra tiền mà thôi. Một cách nhìn như vậy cũng bao gồm cả những người phụ nữ Mỹ gốc Phi Châu. Góc độ kia là từ quan điểm của người nô lệ, cần được tự do và được đối xử như là bình đẳng ngang hàng, nhưng vẫn cảm thấy được sự hạ nhục từ người chủ, và nỗi mặc cảm tự ti xuất hiện với chuyện bị buộc phải chịu ơn. Một sự kết hợp như vậy có thể tạo ra xung đột trong nội tâm.
Trong hoàn cảnh của anh Dmac, ý thức đôi ấy làm cho anh lưỡng lự về cách thức anh cảm thấy về phụ nữ và mối quan hệ của anh với họ. Âm nhạc của anh là sự công nhận của anh đối với ý thức nhị trùng như thế và cuộc tranh đấu của anh để tiếp tục ý thức được điều ấy.

Phụ nữ trong phim ảnh


Nữ tác giả Maria Wagner từng viết một bài tiểu luận, mang tựa đề “Các phụ nữ trong phim: Vật được đặt tên là Dục Vọng, hoặc đi tìm sự giải phóng đích thực cho nữ giới”. Trong bài ấy, bà viết rằng việc bao hàm nữ giới trong phim ảnh thường được coi như là một hình thức giải phóng, nhưng thay vì vậy thì việc bao gồm ấy lại là một dạng thức nô lệ hóa.
Bà Wagner viết: “Không có phụ nữ thì sẽ chẳng có điện ảnh. Ngay từ lúc khởi đầu của điện ảnh, một người phụ nữ đã được làm cho trở thành trung tâm điểm của sự hấp dẫn, một đối tượng của dục vọng”.
Bà nói thêm rằng những nỗi quan ngại về nữ tính chân chính đã không được giải quyết trong phim; từ đó, những người phụ nữ lậm luôn vào chính sự nô lệ hóa của mình, hoặc “cảm thấy một cách mơ hồ” về tình trạng bị biến thành nô lệ ấy.
Bà viết tiếp: “Sự vun bồi có tính cách hệ thống này về các phụ nữ như là những đối tượng của dục vọng đã trông giống như tiến trình tuần tự của chuyện nghiện cần sa ma túy. Lúc đầu những hệ quả là khá nhẹ và có tính cách kích thích dễ chịu, và như vậy được coi là vô hại bởi cả đàn ông lẫn đàn bà, nhưng thậm chí có tính cách giải phóng. Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua và những liều lượng tăng lên, thì một tình trạng lệ thuộc nóng bỏng bắt đầu xuất hiện”. - (VW)

 

Vanessa White/Viễn Đông

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7307)
Những điều ta chia sẻ trên truyền thông xã hội có thể phô bày những ý nghĩ sâu xa trong đầu óc ta nhiều hơn ta tưởng.
22 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7426)
Các nhà khoa học gần đây cho rằng chỉ số này có thể không đáng tin cậy và không nên áp dụng đối với tất cả mọi người.
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7434)
21 Tháng Hai 2016(Xem: 9575)
Không chỉ là những món ngon cho gia đình sum họp mà mâm cỗ Tết còn thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
05 Tháng Hai 2016(Xem: 8505)
Câu trả lời của Bill Gate: ... quyết định thông minh nhất đó là tìm người phụ nữ phù hợp để kết hôn. Người phụ nữ quyết định hạnh phúc của thế hệ trước, vui vẻ của thế hệ này và tương lai của thế hệ sau.
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 8754)
70 năm mưa gió đằng đẵng, từ tuổi trẻ xanh tươi đến cụ già tóc bạc, từ thế giới của hai người đến con cháu đầy đàn. "Họ đã dùng 70 năm để nói với mọi người rằng, tình yêu chính là cho đi, tình yêu chính là bầu bạn."
23 Tháng Chín 2015(Xem: 14095)
Trong khi người mẹ quyết bỏ đi đứa con dứt ruột đẻ đau của mình thì “chú chó ân nhân” lại thể hiện tình yêu thương và cứu em bé dù đó không phải đồng loại của mình.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468