Tại sao các nước BRIC quan trọng? (BBC)

20 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 28990)
Tại sao các nước BRIC quan trọng? (BBC)


Tại sao các nước BRIC quan trọng?


30 tháng 11, 2011


 image001_209-content














Nhân kỷ niệm mười năm kể từ khi xuất hiện khái niệm BRIC, vốn là tên gọi viết tắt của nhóm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc, BBC thực hiện loạt bài phân tích về các nền kinh tế đang lên này, và đánh giá tầm quan trọng của các nước thuộc khối BRIC trong việc định hình nên kinh tế toàn cầu trong tương lai.


 image002_86







Chính sách kinh tế của Tổng thống Rousseff được kế thừa từ ông Luca da Silva (trái)


Trong mười năm qua, Brazil đã trải qua những chuyển đổi sâu rộng.

Nguồn gốc của quá trình này bắt nguồn từ kế hoạch hiện đại hóa đất nước trong những năm 1990, bao gồm một chương trình tư nhân hóa thành công, ổn định được kinh tế và củng cố của hệ thống ngân hàng.

Về kinh tế, chính quyền của ông Luiz Inácio Lula da Silva (vốn thuộc phe đối lập với chính phủ của người tiền nhiệm, Fernando Henrique Cardoso) đã triển khai các chính sách kinh tế chính bao gồm thắt chặt tài chính, giữ lạm phát theo chỉ tiêu và duy trì tỷ giá hối đoái linh hoạt.

Kết quả là, rủi ro của đầu tư vào Brazil giảm đáng kể, tỷ lệ tăng trưởng tăng lên, mức lạm phát giảm và dòng vốn đầu tư nước ngoài chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc và dự trữ ngoại hối của Brazil vượt quá 350 tỷ đôla.

Ngoại thương của Brazil tăng mạnh và đạt 500 tỷ đôla vào năm 2011, với Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế chính của Brazil, vượt qua Hoa Kỳ.

Quá trình quốc tế hóa nền kinh tế Brazil đã và đang tăng tốc, và các công ty đa quốc gia của Brazil (như ngân hàng và các công ty xây dựng, sản xuất thịt, máy bay, thép, vận tải và dệt may) đã có sự hiện diện nổi bật ở nước ngoài.

Ngày nay, Brazil đứng thứ 7 trên thế giới về GDP, và dự kiến ​​sẽ vượt qua Anh Quốc vào năm 2011 để leo lên vị trí thứ 6.

Chương trình xã hội

Trong lĩnh vực xã hội, Brazil đã đầu tư rất nhiều vào các chương trình hỗ trợ cho dân nghèo - chủ yếu thông qua các dự án Bolsa Familia theo đó cấp tiền cho các hộ gia đình để đầu tư vào giáo dục.


 image003_55







Phân nửa dân số Brazil thuộc tầng lớp trung lưu.


Cùng với việc tăng lương trên mức lạm phát và kinh tế tổng thể đạt tăng trưởng, có tới 40 triệu người Brazil đã gia nhập tầng lớp trung lưu.

Tức là nay có tới phân nửa người dân Brazil (trong đất nước 190 triệu dân) thuộc tầng lớp trung lưu.

Thị trường nội địa đã mở rộng đáng kể, với các chương trình khuyến mại tín dụng cho người tiêu dùng.

Với sự ổn định kinh tế và đạt được niềm tin từ cộng đồng thế giới, Brazil đã đạt được vị thế đáng kể hơn trên trường quốc tế.

Sự hiện diện tại nước ngoài tăng lên đáng kể, với việc mở cửa hơn 40 đại sứ quán, chủ yếu là ở châu Phi, châu Á, Trung Mỹ và Caribbean.

Tham gia năng động

Brazil là một trong những nước đóng vai trò lớn trong các cơ quan quốc tế đối với các vấn đề toàn cầu, chẳng hạn như môi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng (hóa thạch và tái tạo), ngoại thương, nguồn nước và nhân quyền.

Là ứng cử viên cho một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (một khi có cải cách), Brazil là một thành viên của nhóm G20 quyết định, diễn đàn có nhiều ảnh hưởng cho các chủ đề kinh tế toàn cầu.

Brazil là quốc gia có thể được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​các nhóm mà kể như phải mất nhiều năm mới đạt được những tiến bộ như đã có được.

Theo đề xuất của Brazil, nhóm BRIC sẽ chính thức khuôn khổ hoạt động và sẽ nhóm họp thường xuyên, tạo ra lực đẩy quốc tế quan trọng với các ảnh hưởng về chính trị và kinh tế của bốn nước và nay có thêm thành viên mới là Nam Phi.

Sự hiện diện của Brazil không bị giới hạn bởi Nam Mỹ - mà quốc gia này đang chủ động hội nhập tại châu Phi và Trung Đông, chủ yếu vì "quyền lực mềm" của nước này.


Thách thức phía trước

 

image004_31








Brazil có tiếng nói có ảnh hưởng nhiều hơn trên trường quốc tế.

Hiện có một số thách thức cho Brazil trong những năm tới.

Về kinh tế, để đảm bảo tính liên tục của các chính sách kinh tế hiện nay, Quốc hội cần phải phê duyệt một số cải cách cơ cấu, liên quan đến thuế, an sinh xã hội, quan hệ lao động và chính trị.

Một vấn đề cấp bách là giảm chi phí đầu tư cao trong nước - chi phí tăng do thực trạng thiếu hiệu quả của bộ máy Nhà nước, lãi suất cao, giá trị đồng tiền tệ, t cơ sở hạ tầng còn yếu và giá năng lượng cao.

Nếu những vấn đề này được giải quyết thành công, nó sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế khoảng trên 35%.

Brazil sẽ phải nhận trách nhiệm lãnh đạo và trợ giúp các nước nghèo hơn và sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong các nhiệm vụ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Brazil đã không còn là một quốc gia ngồi chờ phản ứng và đã tỏ ra là nước chủ động trong quan hệ song phương và có lập trường kiên định tại các cơ quan quốc tế.

Tác giả là cựu đại sứ Brazil tại Hoa Kỳ và Anh, và là nhà phân tích chính trị nổi tiếng nhìn vào tăng trưởng của nền kinh tế Brazil và đánh giá làm sao đà tăng trưởng này ảnh hưởng đến phát triển xã hội cũng như chính sách đối ngoại của nước này.

(Nguồn: bbc.co.uk)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9546)
"Dân tộc Palestine có lẽ là dân tộc đau khổ nhất trên thế giới, trong lịch sử họ chưa từng có quốc gia, và họ rất khó có thể tìm được một quốc gia trong giai đoạn hiện nay..."
04 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9599)
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9287)
"Thắp nén hương công đức ghi ơn. Cha về Thiên quốc vàng son Mang theo nước Việt tấc lòng thủy chung. "
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9963)
"Tạ ơn các xứ sở tự do đã mở rộng vòng tay đón nhận và cưu mang những người tỵ nạn đã may mắn thoát khỏi gông cùm Cộng sản."
22 Tháng Mười 2017(Xem: 8922)
"người phóng viên da trắng đang lo chăm sóc cho đứa bé, bên cạnh là người lính đã mang nó thoát vùng bom đạn. Nếu anh bỏ mặc con bé, chỉ lo chụp, lo bấm, lo ghi nhận hình ảnh, thì tiếng tăm anh có thể lẫy lừng như tiếng tăm của Nick Ut cũng nên."
18 Tháng Mười 2017(Xem: 9860)
"Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá, lớn hơn cả vận mệnh dân tộc."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468