RFI phỏng vấn hai anh Âu Dương Thệ và Lê Đình Thông

28 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 28766)
RFI phỏng vấn hai anh Âu Dương Thệ và Lê Đình Thông

Kế hoạch chống khủng hoảng thành bại tùy thuộc vào nỗ lực của Ý và Tây Ban Nha


 image001_178











Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi (trái) thảo luận với thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero tại Thượng đỉnh Bruxelles hôm 26/10/2011.

REUTERS/Yves Herman

Thanh Phương, RFI


Sau nhiều giờ thảo luận thâu đêm, sáng sớm hôm nay các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro đã thông qua được một kế hoạch ngăn chặn khủng hoảng nợ công lan rộng. Nhưng kế hoạch có thành công hay không một phần tùy thuộc vào nỗ lực của hai nước Ý và Tây Ban Nha trong việc giảm nợ công.

Từ Dortmund, Đức, tiến sĩ Âu Dương Thệ, nhận định :

Tiến sĩ Âu Dương Thệ - Dortmund

27/10/2011


Nghe (07:53)

 

 (Sau khi bấm, vui lòng chờ để nghe)

 ( Nguồn: RFI Oct 27, 2011 )

_________________________________________

Mùa xuân Ả Rập đưa Hồi giáo vào chính trường

 

 image004_23











Những người ủng hộ phong trào Hồi giáo Ennahda ăn mừng thắng lợi sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên tại Tunisia hôm 25/10/2011.

REUTERS/Zohra Bensemra

Tú Anh, RFI


Chiến thắng của đảng hồi giáo ôn hòa Ennaha trong cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến tại Tunisia cũng như lời tuyên bố của chính quyền lâm thời tại Libya về khả năng cai trị theo luật hồi giáo gây nhiều quan ngại. Tuy nhiên , theo nhiều nhà phân tích, sự kiện hồi giáo chính trị theo chân Cách mạng hoa lài vào chính trường là chuyện tự nhiên và cái chết của Kadhafi là một lời cảnh tỉnh cho những chế độ chuyên chế. 

Dưới tựa đề « Hồi giáo chính trị tạm thời chiến thắng », hãng thông tấn AFP ghi nhận ý kiến của nhiều nhà phân tích cho rằng sự thành công của đảng hồi giáo Tunisia, Ennahda rất có thể sẽ tái diễn tại những quốc gia lân cận khác của Mùa xuân Ả Rập.

Tuy nhiên, sự trổi dậy của « hồi giáo chính trị » sẽ có giới hạn và một khi chạm với thực tế, sẽ lộ ra những thiếu sót. Theo giáo sư Khattar Adou Diab, một chuyên gia chính trị đại học Paris, phong trào hồi giáo chiến thắng là chuyện tự nhiên.

Sau nhiều thập kỷ bị các chính quyền « thế tục nhưng độc tài » trấn áp, phe hồi giáo đã phải rút vào bóng tối, âm thầm xây dựng tổ chức hạ tầng và kinh tài. Trong giai đoạn áp bức, thánh đường là chiếc nôi chống chế độ. Khi chế độ độc tài bị dân chúng lật đổ thì phong trào nào có tổ chức vững chắc thì sẽ thắng cử.

Tình thế này sẽ diễn ra tại Ai cập vào ngày bầu cử quốc hội lập hiến 28/11/2011 tới, cũng như ở Lybia sau cái chết của nhà độc tài Kadhafi và một khi các chế độ Syria và Yemen bị Mùa Xuân Ả Rạp quét đi.

Nhưng vì sao giới phân tích chính trị Ả Rập lạc quan ? Theo chuyên gia Agnès Lavallois thì thành phần trẻ của xã hội công dân đã « trưởng thành qua khói lửa » sẽ không bao giờ để quê hương mình rơi trở lại vào một xã hội khép kín. Còn chuyên gia Nadim Shehadé khẳng định : người công dân đã « hết sợ » và sẽ lập những «chốt chặn » không cho xảy ra tình trạng hồi giáo cực đoan cầm quyền như ở Iran.

Khởi phát từ một thành phố nghèo ở miền nam Tunisia sau vụ tự thiêu của người sinh viên tên Mohamed Bouazizi, , phong trào Mùa xuân Ả Rập đã đánh tan 3 chế độ độc tài và đang làm lung lay hai chế độ láng giềng là Syria và Yemen. Mohamed Bouazizi vừa được nghị viện châu Âu truy tặng giải thưởng Nhân quyền mang tên nhà ly khai Liên Xô cũ Sakharov, cùng với bốn nhà tranh đấu trẻ tuổi khác ở Ai Cập, Libya và Syria

Ngọn "gió xuân" này, chắc không dừng lại ở Phi châu. Tại châu Á chính quyền Miến Điện bắt đầu có những cử chỉ biểu tượng lắng nghe dân. Tại Việt Nam và tại Trung Quốc, nơi có 10 nhà sư tự thiêu trong 7 tháng qua, giới blogger cũng đưa ra những lời khuyến cáo chế độ qua hình ảnh của một Kadhafi không thức thời. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il thú nhận với chủ nhân tập đoàn Huyndai là ông nằm mơ thấy dân phẫn nộ ném đá giết chết.Bình luận về ngày tàn của Kadhafi, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh đây « là thông điệp cảnh báo cho các nhà độc tài ».

Gs. Lê Đình Thông - Paris

Mời quý thính giả theo dõi phần phân tích của giáo sư bang giao quốc tế Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre:

27/10/2011


Nghe (12:55)

 

( Nguồn: RFI )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9547)
"Dân tộc Palestine có lẽ là dân tộc đau khổ nhất trên thế giới, trong lịch sử họ chưa từng có quốc gia, và họ rất khó có thể tìm được một quốc gia trong giai đoạn hiện nay..."
04 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9601)
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9288)
"Thắp nén hương công đức ghi ơn. Cha về Thiên quốc vàng son Mang theo nước Việt tấc lòng thủy chung. "
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9965)
"Tạ ơn các xứ sở tự do đã mở rộng vòng tay đón nhận và cưu mang những người tỵ nạn đã may mắn thoát khỏi gông cùm Cộng sản."
22 Tháng Mười 2017(Xem: 8925)
"người phóng viên da trắng đang lo chăm sóc cho đứa bé, bên cạnh là người lính đã mang nó thoát vùng bom đạn. Nếu anh bỏ mặc con bé, chỉ lo chụp, lo bấm, lo ghi nhận hình ảnh, thì tiếng tăm anh có thể lẫy lừng như tiếng tăm của Nick Ut cũng nên."
18 Tháng Mười 2017(Xem: 9861)
"Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá, lớn hơn cả vận mệnh dân tộc."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468