Vì sao TQ mềm mỏng hơn với láng giềng? (BBC)

19 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 26426)
Vì sao TQ mềm mỏng hơn với láng giềng? (BBC)

Vì sao TQ mềm mỏng hơn với láng giềng?

Cập nhật: 14:49 GMT - thứ hai, 12 tháng 9, 2011

image001_131 

 







Bắc Kinh đã gửi nhà ngoại giao hàng đầu sang Hà Nội gần đây.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng ngày 12/09 có bài với tiêu đề "Bắc Kinh tỏ lập trường mềm mỏng hơn với các nước láng giềng". BBC trích lược vài nét chính để độc giả tham khảo về góc nhìn của một số chuyên gia Trung Quốc sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc.

Những nỗ lực ngoại giao gần đây để cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, vốn bị ảnh hưởng do tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), cho thấy Bắc Kinh đang có cách tiếp cận hòa giải hơn để giải quyết căng thẳng.

Quan hệ ngoại giao và quân sự với Việt Nam và Philippines được củng cố thông qua một loạt các chuyến thăm cấp cao trong hai tuần qua.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp vào ngày 31 tháng 8 tại Bắc Kinh và tái khẳng định cam kết để giải quyết một cách hòa bình lãnh thổ tranh chấp trong vùng Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt vào ngày 29 tháng 8 đã gặp Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh để mở đường cho một chuyến thăm Trung Quốc vào năm nay của tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Và tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã đến Hà Nội gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

Cả hai ông đã đồng chủ trì một phiên họp về quan hệ song phương và thảo luận các vấn đề chiến lược và quan trọng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho biết Bắc Kinh sẽ làm việc với Hà Nội để giữ mối quan hệ song phương đi đúng hướng.

Thiếu tướng đã nghỉ hưu Từ Quang Vũ của Quân Giải phóng Nhân dân, cho biết rằng Bắc Kinh sẽ không để cho mối quan hệ với Việt Nam và Philippines xấu đi.

'Bên thứ ba'

"Mặc dù có một loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và tồn tại thái độ chống Trung Quốc ở Việt Nam và Philippines trong vòng ba tháng qua, Bắc Kinh nhận ra rằng bất kỳ cuộc xung đột với các nước láng giềng sẽ không chỉ gây tổn hại cho an ninh khu vực, mà cũng sẽ làm tổn thương phát triển kinh tế của chúng ta, và điều đó sẽ chỉ đem lại lợi ích cho bên thứ ba," ông Vũ nói tuy từ chối đề cập bên thứ ba là nước nào.

Trong khi đó học giả Vương Hàn Lĩnh, một chuyên gia về vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết "bên thứ ba" là Hoa Kỳ.


"Hoa Kỳ đã có mặt ở đó; Hoa Kỳ chưa bao giờ rời châu Á", Giáo sư Vương nói.

 image002_47








Đã có hơn 10 cuộc biểu tình chống TQ tại Hà Nội.

"Bắc Kinh biết điều này rất rõ và nhận ra rằng Washington sẽ sử dụng các tranh chấp Nam Hải để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

"Nhưng Trung Quốc cũng nhận ra rằng, khi xét tới sự ổn định của Đông Nam Á với lợi ích kinh tế chung giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, tranh chấp lãnh thổ tại Nam Hải không phải là vấn đề lớn ".


Ông Vương cho biết ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh sẽ là duy trì tốt mối quan hệ với tất cả các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp biển, bởi vấn đề phức tạp không thể được giải quyết về ngắn hạn.


"Căng thẳng trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa nên được kiểm soát, không được phép leo thang, vì sẽ chỉ gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế và an ninh khu vực Đông Nam Á," ông nói.

"Bắc Kinh cũng nhắc nhở các nước các nước láng giềng là chúng ta có cùng một văn hoá và lịch sử, đặc biệt là ở chỗ tất cả chúng ta đều bị các nước phương Tây xâm chiếm trong thế kỷ qua."

Ông Vương cho biết Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam, Philippines và những người khác thực hiện các biện pháp để ngăn chặn khả năng tranh chấp biển leo thang.

'Không thể cắt quan hệ'

Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Hà Nội, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do "Vai trò đáng xấu hổ" của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa.

"Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đình chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt quan hệ với Việt Nam và Philippines ", ông Trương nói.

 image003_23








Trung Quốc lo ngại VN gần hơn với Hoa Kỳ

"Khi so với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "

Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường.

Hai nước hồi tháng trước đã ký một tuyên bố về ý định phát triển quan hệ quân y.

"Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ vì Washington là quá quan trọng đối với Hà Nội," ông Trương nói.

Ông cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là đồ Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội.


"Tuy nhiên, Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao và công nghệ, và Trung Quốc không có khả năng làm điều đó," ông cho biết.

Ông Trương có nhiều Việt Kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Hoa Kỳ.

"Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích quá gần tới Hoa Kỳ," ông Trương nói.

( Nguồn: bbc.co.uk)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 35553)
Trong Thông Báo đề ngày 25 tháng 11 năm 2011, Câu Lạc Bộ Đằng Phương cho biết "Thư Viện Nguyễn Ngọc Huy Online đã được thành lập với danh xưng: Thư viện Nguyễn Ngọc Huy
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 30872)
Người Huế mà không được nói tiếng Huế. Đó là lệnh cấm đối với các thiếu nữ được tuyển vào làm cung phi trong Nội, dưới triều Nguyễn.
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 28210)
Nhưng khi tôi bước qua tuổi 61 hôm thứ tư, tôi trở nên cực kỳ bực bội, lo sợ và cay đắng trước những gì mà lòng tham, những quyết định thiển cận và sự ích kỷ đang gây ra không chỉ cho đất nước chúng ta mà cả thế giới chúng ta.
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 31804)
Kính chúc quý vị Giáo sư và các bạn Thụ Nhân thân mến một mùa Lễ Tạ Ơn thật ấm áp trong niềm vui và hạnh phúc tràn đầy.
20 Tháng Mười Một 2011(Xem: 29254)
" Đau đớn, nơi xưa thành tổ quỷ, Nghẹn ngào, chốn cũ biến hang ma. Âm thầm tưởng niệm ngày Cha mất, Đất khách đàn con lặng xót xa."
01 Tháng Mười Một 2011(Xem: 38313)
Chân thành chia buồn cùng Chị Đặng Thị Phương và tang quyến.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 27763)
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki Moon nhấn mạnh đến ý nghĩa của sự kiện này. Từ nay, trái đất của chúng ta sẽ có trách nhiệm nuôi sống 7 tỷ miệng ăn...
28 Tháng Mười 2011(Xem: 28231)
Theo dự luật, Mua Nhà Ở Mỹ Được Chiếu Khán Nhập Cảnh; Sau 6 Tháng Mới Được Làm Việc, Bán Nhà Thì Phải Rời Khỏi Mỹ.
28 Tháng Mười 2011(Xem: 28768)
Tối hôm qua 27/10, đài RFI có 2 phần phỏng vấn anh Âu Dương Thệ và anh Lê Đình Thông của gia đình Thụ Nhân Âu Châu. Xin quý Thầy và quý anh chị bấm vào tựa bài để đọc và nghe. - Phạm Trọng Khoát
17 Tháng Mười 2011(Xem: 31837)
Toi la sinh vien phan khoa Su Pham & Khoa hoc Vien Dai Hoc Dalat than yeu cua chung ta nien khoa 1971- 1975 muon lien lac voi cac ban sv dalat cung khoa.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468