Quan hệ Mỹ-Việt: khoảng cách còn xa ... (Mai Kim Đỉnh)

28 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 18539)
Quan hệ Mỹ-Việt: khoảng cách còn xa ... (Mai Kim Đỉnh)


Lá Thư Thụ Nhân :


Subject: 

 Quan hệ Mỹ - Việt : khoảng cách còn xa trong tầm nhìn chiến lược chung.

From:

 Mai Kim Đỉnh

Date:

 Friday, July 26, 2013

 

Nhân chuyến thăm Mỹ rất cập rập của người đứng đầu bộ máy nhà nước Hà Nội, tiếp liền sau lần công cán ở Bắc Kinh, người viết lược ghi vài trọng điểm mà Washington cùng Hà Nội nỗ lực từng bước san lắp khoảng cách phía trước.
 

Không phải ngẫu nhiên, trước khi Obama tiếp Trương Tấn Sang, ngày 10.7.2013 nói chuyện tại hội sở Asis Foundation, Đai sứ Mỹ là David B. Shear đã chấm phá khá rõ nét một số vấn đề mà Washington hết sức chú trọng trong quan hệ với Hà Nội, mở ra từ khi hai bên nối lại bang giao thời điểm 2001:

 

1. Chênh lệch buôn bán hai chiều Mỹ-Việt cần xem xét và giải quyết

 

Số liệu công bố: kim ngạch thương mại song phương từ USD 400 triệu / 2001-2002 tăng lên USD 25 tỷ cuối 2012, với xuất siêu về phía Hà Nội là USD 15,6 tỷ. Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trọn năm 2013 là USD 127 tỷ, (sáu tháng đầu năm USD 62 tỷ) trong đó xấp xỉ 20% vào Mỹ. Nhờ Mỹ không veto nên Việt Nam gia nhập WTO sớm hơn cả Nga.

 

Nay đến lúc Mỹ muốn "gom bi", cột Hà Nội chung với 11 nước vành đai Thái Bình dương mà Nhà Trắng gọi là "the 21st century trade agreement", gọi tắt TTP. mong muốn kết thúc các vòng đàm phán với Hà Nội trước cuối năm nay.  

Ngoài các ưu đải, Hà Nội thừa biết phía sau TTP ẩn tàng hai thòng lọng chực chờ siết cổ hai khu vực kinh tế mũi nhọn là nông nghiệp và dệt may. Chính vì thế buộc lòng Trương Tấn Sang phải gặp Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack và Bô trưởng Thương mại Penny Pritzke.

 

a. Nông nghiệp: Washington muốn Hà Nội không đánh thuế nông sản Mỹ đổ bộ vào các cửa khầu Việt sau ngày TTP hiệu lực triển khai. Hà Nội lao đao tìm đầu ra cho gạo, rau quả, thực phẩm chế biến ... không kể nông phẩm tiêu dùng trong nước như đường, gà, heo ... chưa đủ định chuẩn an toàn vệ sinh làm sao đương đầu nông sản Mỹ nói chung.

 

b. Dệt may: Hà Nội không mơ hồ về qui định mà phía Mỹ gọi là "the Yarn Forward Rule". Từ khi có NAFTA (North American Free Trade Agreement) 1992, Mỹ yêu cầu các nước thành viên muốn xuất hàng dệt may sang thị trường Mỹ phải ưu tiên sử dụng "yarn" và "fabric" cung ứng bởi các công ty Mỹ. Tham luận tại the Wilson Center, một "think-tank" về đối ngoại của Mỹ, Phó đoàn Việt Nam hiệp thương với Mỹ là Nguyễn Vũ Tùng khẳng định Hà Nội mong muốn Mỹ cắt giảm biểu thuế quan hiện hành là 11,1% đánh trên hàng dệt và phụ thuộc, 30% áp đặt trên áo quần nhập từ Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội yêu cầu Mỹ đối xử bình đẵng khi so sánh đàm phán với Peru, Washington thỏa thuận 170 hạng mục trong danh biểu "short supply list"; trong khi chỉ dành cho Việt Nam chưa tới 5% hạng mục. Hiện tại, hàng dệt may và quần áo xuất khẩu của Việt Nam sử dụng chủ yếu sợi và fabric từ Trung Quốc vì rẻ hơn mua của Mỹ. 

Washington khó nhân nhượng, chủ yếu bởi sức ép ngành tơ sợi - dệt may từ hơn hai triệu công nhân vào thập niên 1970, nay chỉ còn khoảng 300.000 lao động.

 

2. Biển Đông:

 

Washington đã định hình "road map" làm nguội "heat wave" ở Biển Đông:

a. Hà Nội + Washsington

b. Hà Nội + Washington + ASEAN

c. Washington + Bắc Kinh

d. Washigton + Hà Nội + Bắc Kinh

e. Washington + Hà Nội + ASEAN + Bắc Kinh
 

Các vòng đàm phán dự kiến trên định vị trên chiến lược pháo hạm hiện đại hóa của Nhà Trắng ở Thái Bình Dương.

 

Week-end đọc chơi giải su, các BẠN thân quí.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2011(Xem: 26422)
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "
19 Tháng Chín 2011(Xem: 33402)
(Sài Gòn, ngày 12-06-2011) Bài hát "Đáp Lời Sông Núi", nhạc & lời: Trúc Hồ, được hát tại cuộc Biểu tình chống Tàu cộng xâm lược Việt Nam ...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26209)
Trung Quốc hành xử theo kiểu từ chỗ không có lãnh thổ thì chiếm lĩnh như trường hợp Hoàng Sa, hoặc từ chỗ chẳng có gì ở Trường Sa mà lại có thể hợp tác cùng chia sẻ khai thác tài nguyên như đề nghị với Philippines. Cho nên lúc này là lúc Bắc Kinh muốn hạ nhiệt trong quan hệ với Hà Nội và đây là điều đang diễn ra.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 25971)
Trong nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp về Biển Đông lên các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang dồn áp lực ngoại giao lên Việt Nam và Philippines, vì đây là hai quốc gia cản trở Bắc Kinh nhiều nhất trên con đường vươn ra biển phía Nam.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 24520)
Công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26976)
Điểm đáng chú ý thứ hai đó là cách thường xuyên của Nhà cầm quyền Trung Quốc ( tôi buộc phải nói điều này), là thủ đọan không hay ho gì của họ tức ‘vừa đấm, vừa xoa’.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 32085)
9/11 Remembered 9/11 video timeline: How the day unfolded Watch the September 11 memorial ceremonies live
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 29827)
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 28803)
" Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 29600)
Theo U.S. Census Bureau, 2010 Census: Vietnamese population, 2000 : 1,122,528 Vietnamese population, 2010 : 1,548,449
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468