Quan hệ Mỹ-Việt: khoảng cách còn xa ... (Mai Kim Đỉnh)

28 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 18528)
Quan hệ Mỹ-Việt: khoảng cách còn xa ... (Mai Kim Đỉnh)


Lá Thư Thụ Nhân :


Subject: 

 Quan hệ Mỹ - Việt : khoảng cách còn xa trong tầm nhìn chiến lược chung.

From:

 Mai Kim Đỉnh

Date:

 Friday, July 26, 2013

 

Nhân chuyến thăm Mỹ rất cập rập của người đứng đầu bộ máy nhà nước Hà Nội, tiếp liền sau lần công cán ở Bắc Kinh, người viết lược ghi vài trọng điểm mà Washington cùng Hà Nội nỗ lực từng bước san lắp khoảng cách phía trước.
 

Không phải ngẫu nhiên, trước khi Obama tiếp Trương Tấn Sang, ngày 10.7.2013 nói chuyện tại hội sở Asis Foundation, Đai sứ Mỹ là David B. Shear đã chấm phá khá rõ nét một số vấn đề mà Washington hết sức chú trọng trong quan hệ với Hà Nội, mở ra từ khi hai bên nối lại bang giao thời điểm 2001:

 

1. Chênh lệch buôn bán hai chiều Mỹ-Việt cần xem xét và giải quyết

 

Số liệu công bố: kim ngạch thương mại song phương từ USD 400 triệu / 2001-2002 tăng lên USD 25 tỷ cuối 2012, với xuất siêu về phía Hà Nội là USD 15,6 tỷ. Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trọn năm 2013 là USD 127 tỷ, (sáu tháng đầu năm USD 62 tỷ) trong đó xấp xỉ 20% vào Mỹ. Nhờ Mỹ không veto nên Việt Nam gia nhập WTO sớm hơn cả Nga.

 

Nay đến lúc Mỹ muốn "gom bi", cột Hà Nội chung với 11 nước vành đai Thái Bình dương mà Nhà Trắng gọi là "the 21st century trade agreement", gọi tắt TTP. mong muốn kết thúc các vòng đàm phán với Hà Nội trước cuối năm nay.  

Ngoài các ưu đải, Hà Nội thừa biết phía sau TTP ẩn tàng hai thòng lọng chực chờ siết cổ hai khu vực kinh tế mũi nhọn là nông nghiệp và dệt may. Chính vì thế buộc lòng Trương Tấn Sang phải gặp Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack và Bô trưởng Thương mại Penny Pritzke.

 

a. Nông nghiệp: Washington muốn Hà Nội không đánh thuế nông sản Mỹ đổ bộ vào các cửa khầu Việt sau ngày TTP hiệu lực triển khai. Hà Nội lao đao tìm đầu ra cho gạo, rau quả, thực phẩm chế biến ... không kể nông phẩm tiêu dùng trong nước như đường, gà, heo ... chưa đủ định chuẩn an toàn vệ sinh làm sao đương đầu nông sản Mỹ nói chung.

 

b. Dệt may: Hà Nội không mơ hồ về qui định mà phía Mỹ gọi là "the Yarn Forward Rule". Từ khi có NAFTA (North American Free Trade Agreement) 1992, Mỹ yêu cầu các nước thành viên muốn xuất hàng dệt may sang thị trường Mỹ phải ưu tiên sử dụng "yarn" và "fabric" cung ứng bởi các công ty Mỹ. Tham luận tại the Wilson Center, một "think-tank" về đối ngoại của Mỹ, Phó đoàn Việt Nam hiệp thương với Mỹ là Nguyễn Vũ Tùng khẳng định Hà Nội mong muốn Mỹ cắt giảm biểu thuế quan hiện hành là 11,1% đánh trên hàng dệt và phụ thuộc, 30% áp đặt trên áo quần nhập từ Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội yêu cầu Mỹ đối xử bình đẵng khi so sánh đàm phán với Peru, Washington thỏa thuận 170 hạng mục trong danh biểu "short supply list"; trong khi chỉ dành cho Việt Nam chưa tới 5% hạng mục. Hiện tại, hàng dệt may và quần áo xuất khẩu của Việt Nam sử dụng chủ yếu sợi và fabric từ Trung Quốc vì rẻ hơn mua của Mỹ. 

Washington khó nhân nhượng, chủ yếu bởi sức ép ngành tơ sợi - dệt may từ hơn hai triệu công nhân vào thập niên 1970, nay chỉ còn khoảng 300.000 lao động.

 

2. Biển Đông:

 

Washington đã định hình "road map" làm nguội "heat wave" ở Biển Đông:

a. Hà Nội + Washsington

b. Hà Nội + Washington + ASEAN

c. Washington + Bắc Kinh

d. Washigton + Hà Nội + Bắc Kinh

e. Washington + Hà Nội + ASEAN + Bắc Kinh
 

Các vòng đàm phán dự kiến trên định vị trên chiến lược pháo hạm hiện đại hóa của Nhà Trắng ở Thái Bình Dương.

 

Week-end đọc chơi giải su, các BẠN thân quí.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2820)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ Nga, làm dấy lên lo ngại rằng ông có thể dùng vũ khí hạt nhân nhỏ hoặc "chiến thuật" ở Ukraine."
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2718)
"Chưa bao giờ lại có nhiều người Việt xây tương lai bên ngoài tổ quốc mình nhiều như thế và như hiện nay."
19 Tháng Chín 2022(Xem: 2556)
"Tại Westminter, ngoài sự kính trọng được toàn thế giới dành cho nữ hoàng Elizabeth II, là hai sự chuyển giao quyền lực êm ái : một quốc vương mới và một thủ tướng mới. Cuộc họp ở Samarcande, hầu như cùng thời điểm với thất bại nặng nề của Nga ở Ukraina và sự kiện toàn cầu ở Luân Đôn, cho thấy sự sụp đổ quyền lực mềm của Matxcơva và Bắc Kinh."
15 Tháng Chín 2022(Xem: 2507)
"Một bên chấp nhận là « tai, mắt » của Bắc Kinh trong ASEAN để đối lấy viện trợ và đầu tư, còn bên kia thì đã trông thấy Cam Bốt là một mảnh đất màu mỡ để cho các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác và xem Phnom Penh như một công cụ hữu ích cả về chính trị lẫn chiến lược..."
11 Tháng Chín 2022(Xem: 2428)
"Thời kỳ cai trị lâu dài của Nữ hoàng Elizabeth II được đánh dấu bằng ý thức nghĩa vụ mạnh mẽ và quyết tâm dâng hiến đời mình cho ngai vàng và nhân dân."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2981)
"Đã có các ý kiến nhắc rằng nhờ công cuộc Cải tổ - Perestroika mà Việt Nam có Đổi mới. Nhưng ít ai ở Việt Nam hiện nay nói về sự xuất hiện của một 'hạt giống Gorbachev' ở Hà Nội khi đó, ông Trần Xuân Bách."
14 Tháng Sáu 2022(Xem: 3247)
"Các cố vấn tranh cử thân cận nhất của ông Donald Trump, các quan chức chính phủ hàng đầu và thậm chí cả gia đình của ông đều đã phản bác những tuyên bố sai lầm của ông cho rằng có gian lận bầu cử hồi năm 2020 trước ngày 6/1/2021, nhưng vị tổng thống bị thua trong bầu cử dường như đã “tách rời khỏi thực tế” và tiếp tục bám vào những giả thuyết kỳ quặc hòng duy trì quyền lực, những người làm chứng khai như vậy trước Ủy ban điều tra vụ tấn công Capitol hôm 13/6, theo AP."
08 Tháng Sáu 2022(Xem: 3219)
"Ý tưởng xây dựng các... “bể chứa nước mưa” cho Hà Nội nhằm chống ngập nhắc thiên hạ nhớ tới vấn nạn ngập lụt ở TP.HCM. Trong 15 năm vừa qua, TP.HCM đã chi hàng trăm ngàn tỉ để giải quyết vấn nạn ngập lụt nhưng vô ích vì gần như không thể khắc phục hậu quả của các... “qui hoạch” trước đó! "
05 Tháng Sáu 2022(Xem: 3270)
"Chính phủ Sri Lanka mới đây tuyên bố tạm dừng trả lãi và nợ nước ngoài để dùng ngoại tệ đáp ứng các nhu cầu trong nước. Giáo sư Khương Hữu Lộc sẽ phân tích về nguyên nhân, hậu quả và mối liên hệ đến Việt Nam."
26 Tháng Năm 2022(Xem: 3098)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình"."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468