Ngày xuân bàn câu đối Tết (Lê Phước, RFI)

10 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 19512)
Ngày xuân bàn câu đối Tết (Lê Phước, RFI)

Ngày xuân bàn câu đối Tết

 

 image001_364

















DR

Lê Phước, RFI
 

Không biết t bao gi, “câu đi đ” đã tr thành mt trong nhng yếu t quan trng bc nht trong ngày Tết ca người Vit. Mi đ xuân v, người người thi nhau tìm cho mình nhng câu đi hay nht đ treo  nơi trang trng nht trong nhà. Đó là mt thú chơi tao nhã, mt m tc trong ngày Tết Nguyên Đán đã và đang được các thế h người Vit Nam ra sc gìn gi. Nhân dp xuân v, chúng ta cùng nhau dành chút thi gian th hn lãng du cùng câu đi Tết.

Trong chương trình hôm nay, giáo sư Nguyễn Khắc Thuần sẽ minh thị một số chi ktiết đáng chú nhất của mỹ tục này. Giáo sư Nguyễn Khắc Thuần hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh, ông là một học giả kỳ cựu và có nhiều công trình đóng góp quan trọng trong lĩnh vực lịch sử văn hóa Việt Nam.

Câu đi trong văn hóa truyn thng Vit Nam

Lê Phước : Thân chào giáo sư Nguyễn Khắc Thuần. Trước tiên xin chân thành cám ơn giáo sư đã nhận lời tham gia chương trình. Nhân dịp xuân về, Ban biên tập RFI Việt Ngữ tại Paris xin kính chúc giáo sư cùng toàn thể gia quyến một năm mới :Vạn sự như ý. 
Thưa giáo sư, câu đối là một thú chơi tao nhã thể hiện tinh hoa của chữ nghĩa. Vậy trước tiên, xin giáo sư cho biết đôi điều về câu đối trong văn hóa Việt Nam nói chung ?

GS. Nguyn Khc Thun : Thân ái chào quý vị và các bạn. Trước hết, cho phép tôi được gửi tới quý vị và các bạn lời chúc một năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Tôi xin được trình bày đôi điều tản mạn về câu đối Tết của người Việt.

Người Việt chúng ta có truyền thống trọng chữ. Trong lịch sử, người Việt thường sử dụng nhiều loại chữ khác nhau. Nhưng ngày xưa, loại chữ quý giá và được tôn sùng nhất vẫn là chữ Nho, thường được gọi là “chữ của thánh hiền”. Trong lịch sử cũng có hai quy ước bất thành văn, thường được người Việt rất chú ý tuân thủ. Thứ nhất là không viết chữ khiếm nhã lên các tờ giấy, thứ hai là không vứt những tờ giấy có chữ vào chỗ rác bẩn.
Vậy chữ được dùng để làm gì ?

Có bốn mục đích khác nhau. Một là để ghi chép sự việc, từ đó tạo ra văn tự, từ đó tạo ra khế ước. Hai là chuyển tải suy tư, từ đó tạo ra sử sách, từ đó tạo ra hi phú văn chương, triết lý.

Thứ ba, chữ để làm quà tặng, từ đó tạo ra lời hay và ý đẹp. Xuân về người ta thường có những chữ như : Cung hạ tân xuân, xuất nhập bình an, vạn sự như ý, ngũ phúc lâm môn, khai trương hùng phát, bình bút hoa khai, an khang thịnh vượng ... Đây là những chữ làm quà tặng quá quen thuộc, nên tôi xin phép không dịch lại. Và từ chỗ chữ làm quà tặng, nó tạo ra cả những câu đối-câu liễn với nhiều nội dung phong phú khác nhau. 
Mục đích thứ tư là chữ để trang trí công đường hoặc nhà ở, từ đó tạo ra thư họa hay thư pháp, từ đó tạo ra những bức tranh chữ.

Nét riêng ca câu đi Vit

Lê Phước : Thưa giáo sư, trong văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt Nam đều có câu đối. Vậy không biết câu đối của người Việt ta có những nét đặc sắc gì ?

GS. Nguyn Khc Thun : Trong các thể cổ văn, câu đối được dùng rất phổ biến. Ở đây có ba vấn đề chúng ta cần lưu ý.

Vấn đề thứ nhất, người Trung Quốc gọi câu đối là “đối liên”, và chia làm ba loại. Loại thứ nhất là “Tiểu đối”, tức mỗi vế có từ 4 chữ trở xuống. Loại thứ hai là “Thi đối”, mỗi vế là một câu đối ngũ ngôn hoặc một câu thất ngôn, cũng có khi gồm cả hai câu ngũ ngôn và thất ngôn. Loại thứ ba là “Phú đối”, tức là câu đối viết theo niêm luật của thể phú, là một thể cổ văn. “Phú đối” được chia thành: Câu đối “Song quan”, mỗi vế có từ 6 đến 9 chữ, ghép lại thành một đoạn; Rồi câu đối “Cách cú”, mỗi vế chia thành hai đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài; Rồi câu đối “Hạc tất”, mỗi vế có từ ba đoạn trở lên.

Vấn đề thứ hai, trong câu đối người Việt, ta có thể chia làm mấy loại sau đây. Thứ nhất là câu đối Tết. Thứ hai là câu đối bày tỏ sự chung vui, ví dụ như chung vui lễ hội hay chung vui trong các cuộc giao lưu. Thứ ba là câu đối chia sẽ, ví dụ như chia sẽ về những tổn thất trong thiên tai địch họa, vì đau ốm hay trong các đám ma chay. Thứ tư là câu đối để chúc mừng, như câu đối mừng tân gia, mừng tân hôn, mừng đỗ đạt, mừng thăng quan, mừng sinh quý tử. Thứ năm là câu đối để ghi nhớ một sự kiện hay một vấn đề, ví dụ như trùng tu chùa chiền, đình miếu, tôn tạo hay xây dựng một số công trình công cộng, dựng bia…

Vấn đề cần chú ý thứ ba, đó là câu đối người Việt thường được viết bằng nhiều loại chữ khác nhau, trong đó nổi bậc lên có ba loại chữ. Một là câu đối viết bằng chữ Hán. Với loại câu đối này, bạn đọc là những người trẻ tuổi, chưa có điều kiện tiếp xúc với chữ Hán, thì phải có người dịch ra mới hiểu được. Thứ hai là câu đối viết bằng chữ Nôm. Chữ Nôm là chữ viết của dân tộc, nhưng không phải ai cũng đọc được. Ngày nay, số người Việt đọc được chữ Nôm là quá ít. Thứ ba, là câu đối viết bằng chữ Việt hiện đại, và là câu đối phổ biến nhất hiện ngày nay. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, rồi trên các công sở hiện nay, câu đối viết bằng chữ Việt rất phổ biến.

Các loi câu đi Tết ti Vit Nam

Lê Phước : Trong các loại câu đối đó, thì câu đối Tết có vai trò như thế nào, thưa giáo sư ?

GS. Nguyn Khc Thun : Trong tất cả các loại câu đối, nổi bật hơn cả vẫn là câu đối Tết. Câu đối Tết trở thành sinh hoạt văn hóa rất phổ biến và lâu đời. Ngày nay tuy không ai dùng chữ Hán và chữ Nôm nữa, hay nói đúng hơn là quá ít người dùng chữ Hán và chữ Nôm, nhưng không phải vì thế mà câu đối ít đi. Xưa cũng như nay, câu đối trở thành một món quà không thể thiếu.

Xem lại, câu đối Tết của người Việt có 07 loại sau đây :

1) Loại câu đối Tết dùng chung cho tất cả mọi nhà, ai treo cũng được, gia đình sang hèn, nghèo giàu đều treo được. Ví dụ như câu :

Tht m dưa hành câu đi đ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Đây là câu đối viết bằng chữ Nôm. Rồi cũng có câu đối viết bằng chữ Hán mà nhà nào treo cũng được :

Lc tiến vinh hoa gia đường thnh
Phúc sinh phú quý t tôn vinh
(Tài lộc dẫn đến sự vinh hoa, nhà thì ngày một thêm thịnh đạt
Phúc sinh ra sự phú quý, con cháu trở nên vinh hoa)

2) Loại câu Tết thường để ở các đình làng hay công sở. Chẳng hạn như :

Chúc Tết đến trăm điu như ý
Mng xuân sang vn s thành công
(Câu đối viết bằng chữ Nôm)

Hoặc câu đối viết bằng chữ Hán:

Sơn thy thanh cao xuân bt tn
Thn tiên lc thú cnh thn tiên
(Núi sông thanh cao, mùa xuân bất tận
Thần tiên vui vẻ lạc thú cảnh thần tiên ở nơi trần thế)

3) Loại câu đối Tết thường để ở đền chùa miếu mạo. Ví dụ câu đối chữ Nôm sau đây :

Mng xuân h x thêm công đc
Đón Tết t bi bt não phin

Hoặc câu đối chữ Hán:

Pháp luân vô ánh oanh thiên h
Tâm nim vô thanh chn t phương
(Pháp luân tuy không có tỏa sáng nhưng có thể làm run cả trời đất
Tâm niệm tuy không phát ra thành tiếng nhưng nó có thể gây chấn động cả bốn phương)

4) Loại câu đối Tết thường có trong các nhà quyền quý. Ví dụ như :

Xuân tái đáo, môn tin phúc đáo
Hoa hu khai, thiên ngoi thi khai
(Xuân lại đến, trước cửa phúc lại đến
Hoa lại nở, ngoài trời thơ lại mở ra)

Hoặc câu :

Tiên t phương danh lưu quc s
T tôn tích đc hin gia phong
(Tổ tiên để lại tiếng thơm trong sử sách
Con cháu tích đức thì gia phong được hiển hách)

Hay là :

Nhp môn tân th kinh luân khách
Mãn ta dai đng cm tú nhân
(Vào cửa khách toàn là người hiểu kinh luân
Ngồi đầy nhà toàn là những bậc mặc áo gấm áo thêu, tức là những người sang trọng quyền quý trong xã hội).

5) Loại câu đối Tết thường có trong các gia đình nghèo khó. Chẳng hạn như câu :

Tết đến gượng cười, mong con cháu chăm ngoan, nhà có dư go thóc
Xuân sang gn vui, cu v hin mnh khe, vườn đ qu đ rau

Hay là câu :

N nn theo gió lnh bay đi, v li tươi như hoa n thm
Ca ci cùng khí m tràn vào, lòng chng vua ta trng hi vang

Ta thấy ở đây là những ước muốn bình dị, thể hiện ước nguyện giản dị nhưng cũng rất sâu sắc và mãnh liệt của những người bình dân nghèo khó trong xã hội.

6) Loại câu đối Tết viết theo lối tự trào, viết để cho vui, ai nghe cũng được, không phải treo ở đâu cả, mà để gắn vào tâm tưởng của mỗi người, kích động suy nghĩ của mọi người, và cùng vui với mọi người. Ví dụ như câu đối sau đây của Nguyễn Công Trứ :

Chiu ba mười n réo tít mù, co cng đp thng bn ra ca
Sáng mng mt rượu say túy lúy, giơ tay bng ông phúc vào nhà
Hoc là câu đi sau đây ca H Xuân Hương, mt n sĩ lng danh cui thế k 18 đu thế k 19:
Ti ba mươi khép cánh càn khôn, ních cht ko Ma Vương đưa qu ti
Sáng mng mt lng then to hóa, m toang cho thiếu n rước xuân vào

7) Loại câu đối Tết thường thấy trong các gia đình Việt Kiều.

Tôi có dịp đi nhiều nước trên thế giới và gặp gỡ các Việt kiều, thấy trong gia đình họ cũng có những câu đối Tết. Đọc qua tôi thấy rất cảm động, chẳng hạn như :

Nghi ngút ta khói hương, xa đt m vn nh v ngun ci
Tôn nghiêm mâm ngũ qu, chn quê người nng trĩu nghĩa c hương

Hoặc như câu :

Xuân tha hương, vn vương thương đt m
Tết xa nhà, xao xuyến nh quên cha

Đó là những lời thể hiện tình nghĩa nồng nàn đầm thắm của những người con xa quê, thực sự xứng đáng là dòng giống con Lạc cháu Hồng. Đó không chỉ là lời bày tỏ tình cảm, mà quan trọng hơn đó còn là lời thể hiện một truyền thống viết câu đối của người Việt dù ở bất cứ nơi đâu.

Nhân dịp Tết đến, tôi hy vọng rằng, những câu đối hay của bà con Việt kiều lại tiếp tục lan tỏa từ gia đình này đến gia đình khác, từ địa phương này sang địa phương khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Và lời câu đối chính là lời nhắc nhở về một truyền thống lâu đời của dân tộc.

Thc trng văn hóa câu đi Tết ti ViNam

Lê Phước : Thưa giáo sư, mấy mươi năm trước, trong bài thơ Ông Đồ, nhà thơ Vũ Đình Liên miêu tả cảnh câu đối Tết ngày càng bị “thất sủng”. Mở đầu bài thơ, Vũ Đình Liên Viết :

Mi năm hoa đào n,
Li thy ông đ già
Bày mc hàng giy đ
Trên ph đông người qua.

Ngày tháng trôi qua, không biết hiện tại mỹ tục câu đối Tết tại Việt Nam có còn được lưu giữ không, thưa giáo sư?

GS. Nguyn Khc Thun : Ở Việt Nam hiện nay, truyền thống viết câu đối Tết vẫn được lưu giữ và được phổ biến khá mạnh. Bằng chứng là trên tất cả các báo xuân, hầu như báo nào cũng có một vài câu đối, và thường là những câu đối viết bằng tiếng Việt hiện đại. Bằng chứng thứ hai, đó là ở nhiều thành phố lớn và các khu đô thị luôn luôn có những người ngồi viết câu đối Tết, và họ gọi đó là “ông đồ” mặc dù họ chỉ viết chữ Việt hiện đại chứ không phải là chữ Hán hay chữ Nôm.

Tôi là thành viên của Hội đồng Tư vấn về kỷ lục, có lúc tôi đã chứng kiến sự hội ngộ của cả trăm ông đồ cùng viết câu đối. Tất nhiên, câu đối ở đây là những câu đối đã được phổ biến rộng rãi hoặc những câu đối chủ yếu do khách yêu cầu họ viết và viết câu đối theo thư pháp hiện đại. 
Đó là một trong những biểu hiện của việc tiếp nối truyền thống và phổ biến văn hóa câu đối Tết ở Việt Nam.

Như đã nói ở trên, câu đối là một thú chơi tao nhã, nhưng rất khó chơi, nó thể hiện trình độ học vấn và chữ nghĩa của những người được gọi là có ăn có học. Các cụ thường cho rằng: “nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa”.

Ngày xưa, dân gian ta có tục đến gặp ông đồ xin chữ. « Xin chữ » là bởi vì trong làng xã các ông đồ-tức các nhà nho, được xem là người nắm giữ tri thức xã hội. Mỗi câu đối gồm có hai vế. Gọi là « câu đối » vì hai vế này phải “đối nhau” một cách tinh tế về mặt chữ nghĩa. Người xưa thường lấy câu đối ra để thử tài nhau, và lấy việc đối hay đối dỡ để đánh giá trình độ học vấn.

Riêng về câu đối Tết, như giáo sư Nguyễn Khắc Thuần đã nói bên trên, ta thấy rằng, câu đối Tết đã trở nên phổ biến trong dân gian. Nó vẫn luôn còn đó chứ không hề bị mai một. Bên cạnh những bằng chứng đã nêu trên, ta còn thấy ở miền quê Việt Nam, ngày Tết nhiều người vẫn đi tìm mua câu đối Tết. Câu đối được viết bằng chữ Việt hiện đại người mua hiểu đã đành, nhưng có khi người ta còn mua cả câu đối viết bằng chữ Hán dù không biết trong đó nói gì. Không biết ý nghĩa cụ thể mà vẫn mua vì mọi người ai cũng hiểu rằng, tất cả các câu đối Tết đều có một mục đích chung là : cầu mong những điều tốt lành trong năm mới.

Một điểm đáng mừng nữa, đó là hiện tại, không chỉ có hình ảnh “ông đồ già” mà đã xuất hiện nhiều “ông đồ” tuổi mới đôi mươi mặc áo dài khăn đóng ngồi viết câu đối Tết. Và như giáo sư Nguyễn Khắc Thuần đã nhận định, đó là một biểu hiện của việc bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, mà cụ thể ở đây là câu đối Tết. 
Thưa quí vị, Tết Nguyên Đán là truyền thống lâu đời và có thể được xem là một bản sắc của văn hóa Việt Nam, trong khi đó câu đối Tết chính là một bản sắc của ngày Tết Nguyên Đán.

Trong thời đại toàn câu hóa ào ạt như ngày nay, việc bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là một yêu cầu cấp thiết để tránh việc các nền văn hóa trên thế giới bị đồng nhất. Trong ý nghĩa đó, tình trạng “khỏe mạnh » của câu đối Tết như đã nêu trên tại Việt Nam rõ ràng là một tin vui.

Niềm vui đó hòa chung vào niềm vui bất tận của năm mới. Nhân dịp xuân về, chúng ta nâng ly cùng nhau tận hưởng niềm vui bất tận đó :

Già tr gái trai đu khoái Tết,
C cây hoa lá cũng mng Xuân.

(Nguồn: viet.rfi.fr)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9553)
"Dân tộc Palestine có lẽ là dân tộc đau khổ nhất trên thế giới, trong lịch sử họ chưa từng có quốc gia, và họ rất khó có thể tìm được một quốc gia trong giai đoạn hiện nay..."
04 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9608)
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9290)
"Thắp nén hương công đức ghi ơn. Cha về Thiên quốc vàng son Mang theo nước Việt tấc lòng thủy chung. "
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9970)
"Tạ ơn các xứ sở tự do đã mở rộng vòng tay đón nhận và cưu mang những người tỵ nạn đã may mắn thoát khỏi gông cùm Cộng sản."
22 Tháng Mười 2017(Xem: 8926)
"người phóng viên da trắng đang lo chăm sóc cho đứa bé, bên cạnh là người lính đã mang nó thoát vùng bom đạn. Nếu anh bỏ mặc con bé, chỉ lo chụp, lo bấm, lo ghi nhận hình ảnh, thì tiếng tăm anh có thể lẫy lừng như tiếng tăm của Nick Ut cũng nên."
18 Tháng Mười 2017(Xem: 9862)
"Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá, lớn hơn cả vận mệnh dân tộc."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468