Tết Xưa và Nay (Mặc Lâm, RFA)

10 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 18452)
Tết Xưa và Nay (Mặc Lâm, RFA)

Tết Xưa và Nay


Mặc Lâm, biên tập viên RFA

2013-02-07

 

Mỗi năm một lần ngày Tết lại đến, nhưng lạ một điều là không ai chán Tết cả. Giàu hay nghèo, thành thị hay thôn quê cứ Tết đến là mọi nhà lại hăm hở, rạo rực chờ đợi Tết như chờ người thân ở xa về, như chờ một tin vui sẽ khiến cả nhà thay đổi.

 

 image001_362

 













Photo Courtesy Duong Minh Long

Đường phố Hà Nội ngày mồng 1 Tết những năm 1990. Nay đâu còn cảnh đường phố đỏ xác pháo


Tâm lý Tết hàng ngàn năm hình như bất di bất dịch ngoại trừ cách thức đón Tết có phôi pha với thời gian…Mặc Lâm có cuộc mạn đàm với TS Nguyễn Xuân Diện về những thay đổi này.

 

Nét đậm của Tết xưa không còn nữa

 

Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, vậy là chúng ta lại đón Tết như nhiều chục năm qua, tuy nhiên có điều nhiều người nhận thấy rất rõ là lúc gần đây khi mà thời đại @ lấn sâu vào đời sống thì cách thưởng thức cũng như mua sắm Tết của nhiều gia đình đã thay đổi, Tiến Sĩ có chia sẻ với nhận xét này hay không?

TS Nguyễn Xuân Diện : Phải nói rằng những năm gần đây tâm lý của người Việt về một cái Tết cổ truyền không còn được nguyên vẹn như thời trước nữa. Đưa đến sự thay đổi đó có rất nhiều nguyên nhân, nào là người ta không trông chờ một cái Tết để được ăn tết giống như ngày xưa, bởi vì những món ăn, cửa hàng, siêu thị, các thứ thực phẩm cũng nhiều hơn, và người ta không còn chờ đợi Tết để được ăn như mọi khi.

Hai nữa người ta không có nhu cầu tha thiết lắm về việc thăm nom như mọi khi, bởi vì bây giờ các phương tiện về liên lạc đã rất phát triển. Người ta có thể nhìn thấy nhau, nói chuyện với nhau cả nửa vòng trái đất. Nông thôn bây giờ gần như nhà nào cũng có một hoặc hai điện thoại để có thể liên hệ với nhau, cho nên người ta có thể gặp nhau ngay trong một giây lát. Rồi những con đường mới được mở ra khiến giao thông được thuận lợi. Thay vì những cô gái đi lấy chồng hàng năm trời mới được về quê mẹ, thì bây giờ họ đến thăm mẹ được nhiều hơn, siêng năng hơn, v.v.

Cuộc sống gấp gáp, quyết liệt và nhộn nhịp bây giờ làm cho người ta đầu tắt mặt tối và chỉ còn nghĩ đến công việc buôn bán làm ăn, cho nên Tết đến rất là bất chợt.

Mặc Lâm : Cách đây không lâu thời gian mà người ta chuẩn bị cho ngày Tết rất dài, có khi cả tháng trời, còn bây giờ thì chuẩn bị Tết có còn như ngày xưa nữa hay không, thưa ông?

TS Nguyễn Xuân Diện :Người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung không còn lo lắng nhiều cho cái Tết một hai tháng như mọi khi nữa, mà bây giờ cũng đã đỡ hơn nhiều so với ngày xưa, vì vậy cho nên tâm lý chờ đợi Tết nó không còn được như ngày xưa. Những nét văn hóa cổ truyền, truyền thống Tết nó cũng phôi pha theo tháng năm.

 

image003_104 



















Trước trẻ em chỉ thèm thuồng phong pháo ngày Tết, nay chú trọng vào các quán chơi game...File photos

 

Mặc Lâm : Thường thường chúng ta thấy Tết luôn có hai vế là “ăn” và “chơi”. Theo TS thì việc ăn chơi này có bị ảnh hưởng tới sinh hoạt hay tâm lý của vùng miền hay không ạ?

TS Nguyễn Xuân Diện :Trước đây người Bắc thường chú trọng vào việc ăn Tết, còn người Nam thì chú trọng vào việc chơi Tết. Người Miền Bắc chú trọng việc ăn Tết bởi vì nhu cầu về thực phẩm đối với người Miền Bắc rất cao, và ngày Tết lạnh thì nhu cầu về ăn uống lại cao hơn so với các mùa khác. Trong khi đó Miền Nam thời tiết ngay trong dịp Tết vẫn nóng bức cho nên người ta không chú trọng nhiều đến chuyện ăn, mà người ta chú trọng đến chuyện chơi.

Thế nhưng gần đây Hà Nội lại chú trọng tới chuyện chơi Tết. Nhiều gia đình, nhiều nhóm bạn người ta sắp xếp lịch ngày Tết không ở trong thành phố nữa mà đi chơi, đi lên các vùng rừng núi Tây-Bắc, Đông-Bắc. Đi ra biển, hoặc đi vào Vũng Tàu, Nha Trang, Sài Gòn, hoặc thậm chí đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết. Người ta đưa cả gia đình đi. Đến như vậy thì thấy rằng nhu cầu về ăn và chơi trong dịp Tết không còn như ngày xưa nữa.

Nhưng cũng không nên quá lo lắng vì sự biến dạng phôi phai, mặc dù có một số không nhỏ có tâm lý ngày Tết là một dịp để người ta tính đến chuyện làm ăn. Ngay cả trong quà Tết người ta biếu thủ trưởng rồi các sếp thì ở trong đấy cũng đầy những mưu toan và cầu mong một điều lợi lộc trong những món quà Tết. Không còn là tinh thần nữa mà nó thuần túy là một cuộc đánh đổi.

 

Điều tất yếu nó phải đến

 

Mặc Lâm : Bên cạnh những hối hả của cuộc sống hiện đại mà chúng ta vừa nói tới không biết thanh niên ngày nay họ có những thú vui gì khác lạ hay có tính chất văn hóa trong ba ngày Tết hay không, thưa ông?

TS Nguyễn Xuân Diện : Phải nói là người dân bây giờ, nhất là thanh niên, đang có một khuynh hướng tìm lại những vẻ đẹp của văn hoá ngày xưa. Ngày Tết họ đi về những làng cổ, về những vùng rừng núi hoang sơ ở Tây-Bắc, Đông-Bắc, hoặc là họ đi ra vùng biển. Những lễ hội dân gian ở các địa phương vẫn rất được đám đông thanh niên kể cả ở thành phố quan tâm.

Tôi nghĩ rằng khi xã hội bị đẩy lên đến mức một cái Tết biến dạng, đổi chác, bán mua, mặc cả, và một xã hội nhốn nháo đầy bất trắc, và cuộc sống của người dân mà niềm tin bị phôi phai, rạn vỡ, thì người ta sẽ tìm về với lại phong cảnh nguyên sơ, những làng quê thôn dã. Những đền chùa là nơi có những tín ngưỡng của người nông dân Việt Nam. Những nhà thờ là nơi có niềm tin tôn giáo. Người ta sẽ tìm thấy một niềm an nhiên, một niềm tin hay một sự nâng đỡ.

 

 image004_60

 












Thầy Đồ viết câu đối Tết ở Hà Nội hôm 06/2/2013. RFA photo

 

Mặc Lâm : Gần đây có ý kiến cho rằng nên ăn theo Tết Tây tức là Tết Dương lịch cho khỏi tốn kém tới hai lần tết trong một năm. Bên cạnh đó yếu tố Trung Quốc cũng khiến nhiều người đồng tình với đề nghị này, là một người nghiên cứu Hán Nôm Tiến Sĩ nhận thấy đề nghị bỏ Tết Nguyên Đán có khả thi và hợp lý hay không?

TS Nguyễn Xuân Diện : Tôi có biết một ý kiến là không nên ăn Tết Nguyên Đán nữa mà chúng ta hãy ăn Tết Dương Lịch theo như các nước trên thế giới. Ở đây có nhiều vấn đề lắm. Như Nhật Bản chẳng hạn, Nhật Bản ăn Tết vào đúng cái Tết Dương Lịch, một cái Tết linh thiêng, rộn ràng và rất là thú vị. Có ý kiến nói rằng ta cần phải ăn Tết Dương Lịch để không ăn Tết Âm Lịch theo Trung Quốc. Ở đây ta biết âm lịch là lịch theo mặt trăng, Việt Nam và Trung Quốc đều dùng lịch đó, nhưng các nhà lịch pháp của ta đã chứng minh được rằng lịch mặt trăng, tức âm lịch của ta có khác với Trung Quốc chứ không phải là trùng lặp hoàn toàn. Đó là cái thứ nhất.

Thứ hai nữa là ngày Tết Nguyên Đán thì “nguyên” là cái đầu tiên và “đán” là ánh mặt trời mới mọc. Nguyên đán là ngày đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc lên thế là thành Ngày Nguyên Đán. Sở dĩ tại sao chúng ta không nên bỏ Tết Âm Lịch là vì Tết là ngày bắt đầu một năm âm lịch, và một năm chia làm 24 tiết khí. Cái tiết đầu tiên là tiết nguyên đán, mà bây giờ ta gọi là Tết Nguyên Đán. Nó là một chu kỳ của nông vụ và cũng là một chu kỳ thời tiết, một chu kỳ của các sinh hoạt của nông thôn của người nông dân trên khắp nước Việt Nam. Nhịp thời gian và nhịp của mùa nó đi như vậy ứng với thời gian lúc nông nhàn nhất và người ta kết thúc một mùa vụ và có thời gian rảnh rỗi để lo các công việc cho tết nhất.

Chúng ta vẫn có thể ăn Tết Dương Lịch nhưng mà Tết Âm Lịch thì thật khó bỏ lắm. Tết Âm Lịch gắn với tập quán, gắn với nông vụ, mùa màng, thời tiết và nó cũng gắn với biết bao nhiêu thứ đã đi vào tiềm thức của người ta rồi. Cho nên theo tôi thì không nên bỏ Tết Âm Lịch, rất là không nên.

Chỉ có điều là chúng ta sẽ điều chỉnh nó, và nếu muốn điều chỉnh nó thì phải cả xã hội và cũng không thể dùng bằng mệnh lệnh hành chính hay là các văn bản của Bộ VH-TT-DL, hay là các nghị định của chính phủ để có thể thay đổi được, mà phải thay đổi bằng cuộc vận động lớn, một cuộc can thiệp gì đó đối với cái Tết Nguyên Đán cổ truyền.

Mặc Lâm : Xin cám ơn TS Nguyễn Xuân Diện.

 

(Nguồn: rfa.org)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2828)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ Nga, làm dấy lên lo ngại rằng ông có thể dùng vũ khí hạt nhân nhỏ hoặc "chiến thuật" ở Ukraine."
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2718)
"Chưa bao giờ lại có nhiều người Việt xây tương lai bên ngoài tổ quốc mình nhiều như thế và như hiện nay."
19 Tháng Chín 2022(Xem: 2560)
"Tại Westminter, ngoài sự kính trọng được toàn thế giới dành cho nữ hoàng Elizabeth II, là hai sự chuyển giao quyền lực êm ái : một quốc vương mới và một thủ tướng mới. Cuộc họp ở Samarcande, hầu như cùng thời điểm với thất bại nặng nề của Nga ở Ukraina và sự kiện toàn cầu ở Luân Đôn, cho thấy sự sụp đổ quyền lực mềm của Matxcơva và Bắc Kinh."
15 Tháng Chín 2022(Xem: 2510)
"Một bên chấp nhận là « tai, mắt » của Bắc Kinh trong ASEAN để đối lấy viện trợ và đầu tư, còn bên kia thì đã trông thấy Cam Bốt là một mảnh đất màu mỡ để cho các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác và xem Phnom Penh như một công cụ hữu ích cả về chính trị lẫn chiến lược..."
11 Tháng Chín 2022(Xem: 2429)
"Thời kỳ cai trị lâu dài của Nữ hoàng Elizabeth II được đánh dấu bằng ý thức nghĩa vụ mạnh mẽ và quyết tâm dâng hiến đời mình cho ngai vàng và nhân dân."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2990)
"Đã có các ý kiến nhắc rằng nhờ công cuộc Cải tổ - Perestroika mà Việt Nam có Đổi mới. Nhưng ít ai ở Việt Nam hiện nay nói về sự xuất hiện của một 'hạt giống Gorbachev' ở Hà Nội khi đó, ông Trần Xuân Bách."
14 Tháng Sáu 2022(Xem: 3249)
"Các cố vấn tranh cử thân cận nhất của ông Donald Trump, các quan chức chính phủ hàng đầu và thậm chí cả gia đình của ông đều đã phản bác những tuyên bố sai lầm của ông cho rằng có gian lận bầu cử hồi năm 2020 trước ngày 6/1/2021, nhưng vị tổng thống bị thua trong bầu cử dường như đã “tách rời khỏi thực tế” và tiếp tục bám vào những giả thuyết kỳ quặc hòng duy trì quyền lực, những người làm chứng khai như vậy trước Ủy ban điều tra vụ tấn công Capitol hôm 13/6, theo AP."
08 Tháng Sáu 2022(Xem: 3221)
"Ý tưởng xây dựng các... “bể chứa nước mưa” cho Hà Nội nhằm chống ngập nhắc thiên hạ nhớ tới vấn nạn ngập lụt ở TP.HCM. Trong 15 năm vừa qua, TP.HCM đã chi hàng trăm ngàn tỉ để giải quyết vấn nạn ngập lụt nhưng vô ích vì gần như không thể khắc phục hậu quả của các... “qui hoạch” trước đó! "
05 Tháng Sáu 2022(Xem: 3272)
"Chính phủ Sri Lanka mới đây tuyên bố tạm dừng trả lãi và nợ nước ngoài để dùng ngoại tệ đáp ứng các nhu cầu trong nước. Giáo sư Khương Hữu Lộc sẽ phân tích về nguyên nhân, hậu quả và mối liên hệ đến Việt Nam."
26 Tháng Năm 2022(Xem: 3101)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình"."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468