Hòa Bình Trong Kinh Hoàng (Hoàng Ngọc Nguyên)

13 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 17369)
Hòa Bình Trong Kinh Hoàng (Hoàng Ngọc Nguyên)


HÒA BÌNH TRONG KINH HOÀNG

Hoàng Ngc Nguyên

 

Trước thềm Quý Tỵ, thương nhớ Quý Sửu.

Năm Nhâm Thìn sắp hết, năm Quý Sửu sắp đến. Và đối với những thế hệ đã từng được sinh ra, lớn lên, bước vào đời trên quê hương yêu thương, nay họ lại sống thêm một cái Tết nhạt nhẽo nữa trên chốn đất khách quê người trong kiếp tha hương. Tết là những gì người ta mất vĩnh viễn, không bao giờ mong tìm lại được, bởi vì ngay cả những thế hệ sau này cũng không làm sao có được những ngày Tết như những thế hệ cha ông từng có. Tết của một thời xa xưa đã mất khi quê hương xa vời, trống vắng. Tết với biết bao nhiêu hương vị đầy đủ: gia đình, bà con thân thuộc, láng giềng hàng xóm, những tập tục chỉ có trong một khung cảnh văn hóa, xã hội truyền thống quen thuộc chung quanh, và ngay cả tiết trời cho riêng những ngày đó…

 Nay thì Tết đến chỉ làm cho chúng ta nhớ lại những cái tết năm xưa, những cái tết dễ nhớ như năm nay Quý Tỵ thì hẳn nhớ đến Quý Sửu 40 năm về trước. Đúng bốn thập niên trước, một năm cũng bắt đầu bằng chữ Quý. Và một trong những cái Tết cuối cùng còn day dứt mãi trong con tim, trong ký ức của nhiều người trong chúng ta khi không quên được lý lịch, nguồn gốc của mình.

 Ngày mùng một Tết năm Quý Sửu rơi vào ngày thứ bảy 3-2 dương lịch. Đúng một tuần trước đó, ngày 27-1 dương lịch hay 24 tháng chạp âm lịch, một hiệp định hòa bình giữa các bên tham chiến trong cuộc chiến tranh ở miền nam Việt Nam được ký kết tại Paris với tên đầy đủ là “Hiệp định Chấm dứt Chiến tranh và Tái lập Hòa bình tại Việt Nam” (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam).

Trước khi hiệp định này ký kết được một tuần là lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Richard M. Nixon (20-1). Và trước khi Tổng thống Nixon nhậm chức chừng một tháng, ông đã ra lệnh cho các đội oanh tạc cơ B52 ném bom liên tục 12 ngày đêm làm nát cả Hà Nội và Hải Phòng. Sở dĩ ông mạnh tay đến mức nhiều người tưởng rằng miền bắc đã trở lại thời kỳ đồ đá (Stone Age), trở thành bình địa là vì ngày 26-10, tức 12 ngày trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, Cố vấn An ninh Quốc gia Henry A. Kissinger họp báo tại Washington tuyên bố “Peace is at hand” - hòa bình trong tầm tay – sau khi ông ta đạt được một thỏa thuận riêng với Hà Nội về một hiệp định hòa bình, sau ba năm ròng rã mật đàm với Lê Đức Thọ của Bắc Việt mà không hề cho “đồng minh” Việt Nam Cộng Hòa hay biết. Nhưng ngay sau đó Kissinger đã vấp phải phản ứng quyết liệt từ phía Việt Nam Cộng Hòa khi chế độ Saigon có cảm tưởng như bị bán đứng. Và Miền Bắc bán tín bán nghi cho nên cũng dở chứng, ngúng nguẩy như chưa hề có thỏa thuận gì cả. Peace không còn “at hand” nữa mà “out of reach”! Tuy đã được tái đắc cử với số phiếu áp đảo trước đối thủ là ứng cử viên đảng Dân Chủ George McGovern, Nixon vừa nóng lòng vừa không muốn bị giỡn mặt. Trước ngày đăng quang nhiệm kỳ hai, ông muốn hoàn thành lời hứa với cử tri là kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam cho nước Mỹ với một hiệp định “Hòa bình trong danh dự”. Chính Kissinger đã viết: “Bắc Việt đã tính toán sai lầm khi chọc cho Nixon nổi điên và dồn ông ta vào sát tường”. Chỉ sau khi Bắc Việt thấy mình đã “đánh giá thấp” ông Nixon (ông trùm vụ Watergate) và chịu trở lại “hòa đàm” với Kissinger để chấp nhận thỏa thuận hồi tháng mười, ông Nixon mới cho ngưng dội bom.

Chỉ ba tuần sau khi ngưng dội bom, các bên tham gia hòa đàm Paris từ đầu năm 1969 đã đồng ý ký vào hiệp định, như thể “Mỹ muốn là trời muốn”. Nixon trong bài diễn văn ngày 23-1 thông báo diễn tiến này, gọi đó là “hòa bình trong danh dự” (peace with honor) vì chẳng ai thắng chẳng ai thua trong cuộc xung đột này. Thực ra, thời đó, có thể nói là “peace by terror” thì đúng hơn - hòa bình bằng cách gieo rắc kinh hoàng cho đối phương - kể cả “đồng minh” là chế độ Việt Nam Cộng Hòa - để buộc người ta phải ký. Nixon đã buông ra nhiều lời vừa hứa hẹn không bỏ rơi Miền Nam vừa đe dọa đối với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Bởi vậy, ai cũng phải ký cho được việc của Nixon. Về sau này, giáo sư Robert L. Gallucci viết một cuốn sách có tựa: “Neither peace nor honor” – chẳng có hòa bình mà cũng chẳng có danh dự - để phê bình chủ trương quân sự không quyết thắng của Mỹ ở Việt Nam. Giáo sư Larry Berman thì có tác phẩm: No Peace, No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam. Cái tựa sách “Không có hòa bình, không có danh dự, Nixon, Kissinger và sự phản bội tại Việt Nam” đã nói lên đầy đủ nội dung của tác phẩm! 

Với hiệp định này, ký kết chính thức chỉ có Hoa Kỳ và Bắc Việt - giống như khi người ta bắt đầu hòa đàm Paris vào cuối năm 1968 (chỉ vào đầu năm 1969, Việt Nam Cộng Hòa và Việt Cộng mới đến Paris theo công thưc hai bên bốn phe ngồi quanh một bàn tròn ngăn đôi cho hai bên, mỗi bên lại ngăn đôi lần nữa! Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ký một văn bản riêng, và phía Việt Cộng trong nam cũng ký riêng. Gọi là hiệp định hòa bình, nhưng chẳng có một buổỉ lễ ký kết trọng thể với đông đủ bốn thành phần liên hệ - Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Hà Nội) và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (Măt trận Giải phóng, tức Chính phủ Cách mạng Lâm thời của Việt Cộng ở miền nam) - bắt tay, chúc mừng nhau và chụp hình kỷ niệm. Cho dù Nixon hoan hỉ thông báo với dân Mỹ đã đạt đươc hòa bình, có lẽ ông ta không quá ngây thơ đề tưởng rằng cuộc chiến tranh Việt Nam thế là xong. Xong với Mỹ, chẳng xong với những người Việt Nam ở hai bên chiến tuyến trong cuộc chiến này. 

Từ khi Tổng thống Nixon tiết lộ vào ngày 25-1 là Mỹ đã tiến hành mật đàm với Cộng Sản Miền Bắc từ tháng chín năm 1969, ngưòi dân miền nam bắt đầu cảm thấy hoang mang và niềm tin vào ngưòi bạn chiến đấu đồng minh của mình đã rung chuyển mạnh. Cơn địa chấn về niềm tin này càng mạnh hơn với những chuyến đi của Nixon đến Bắc Kinh vào ngày 21-2 gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông và đến Mạc Tư Khoa ngày 22-5 gặp Tổng bí thư Leonid Brezhnev. Người ta bàn luận như thế nào về số phận miền nam một khi họ có thỏa thuận về một trật tự thế giới mới? Rồi đến ngày 26-10, Kissinger thông báo “Hòa bình trong tầm tay”, người dân miền nam càng hồi hộp, âu lo vì biết chắc rằng lợi ích sống còn của người dân miền nam, của chế độ miền nam là một thứ mà người ngoài đang mặc cả, mua bán.

 Người dân miền nam chắc chắn không hiểu đủ những tình tiết đàng sau hiệp định này, kề cả một quá trình phức tạp đưa đến một hiệp định vừa có tính áp đặt vưa có sự thỏa thuận của những bên đã ký vào đó. Nhưng chắc chắn họ cũng không ngây thơ tin rằng chiến tranh đã chấm dứt và hòa bình đã được lập lại. Nếu tin thế, người ta đã đổ ra đường reo mừng. Tâm trạng người dân trước tin về hiệp định hòa bình này cũng chắc chắn không đồng nhất. Người thành thị hiểu khác, người nông thôn hiểu khác. Lớp người có học và theo dõi được thời sự có cách nhìn khác. Lớp dân lao động cũng có thể có cách nhìn khác. Nhưng trong những ngày chuẩn bị ăn Tết Quý Sửu, thái độ chung của mọi ngưòi là tích cực – dù có thể chỉ là tạm thời. Vừa ăn tết, ngưòi ta vừa tự bảo: Để xem thế nào đây. Có ngưng được chiến tranh hay không. Liệu Quốc-Cộng có ngồi chung được với nhau hay không. Liệu chế độ Quốc gia có đứng vững được hay không. Vừa âu lo. Vừa mong đợi. Vừa hy vọng. Đó là cái Tết Quý Sửu 40 năm về trước.

Chúng ta vừa lo âu vì không còn mấy niềm tin vào địch, vào bạn, nhưng cũng có những mong đợi va hy vọng để bấu víu. Chăc chắn đối với Cộng Sản, hiệp định hòa bình này chỉ để cho Mỹ “xéo đi cho khuất mắt” để cho Công Sản rảnh tay thôn tính miền nam. Những chuyện “ngưng bắn da beo”, thành lập “hội đồng hòa hợp hòa giải”, xây dựng “chính phủ liên hiệp ba thành phần”… toàn là những chuyện nhiều người vẫn nghĩ là chuyện nói chơi. Thế nhưng, chưa nói đến cuộc chiến tranh Đông Dương thứ nhất chín năm, cuộc chiến tranh thứ hai này ròng rã 12-13 năm làm cho cả hai miền tan nát, nhất là ở miến bắc nhà cửa, phố phường tan hoang, kinh tế nông nghiệp lạc hậu thấp kém, hơn cả triệu thanh niên sinh bắc tử nam đã bị nướng trong lò lửa chiến tranh của những ngưòi cai trị… họ có tiềm lực đâu mà thỏa mãn cuồng vọng xâm lược? Mặt khác, Nixon hay Kissinger đương nhiên chỉ biết đến quyền lợi của họ, của nước Mỹ, nhưng Nixon còn đó thì miền bắc cũng không dễ gì dám giỡn mặt. Cứ xem đợt oanh tạc 12 ngày đêm vào mùa Giáng Sinh năm 1972 thì biết. Mỹ sẽ chẳng đưa quân trở lại miền nam, nhưng họ có khả năng can thiệp bằng không lực, đồng thời tăng quân viện cho miền nam. Và khả năng chiến đấu chống xâm lược của miền nam thì “Mùa hè đỏ lửa” 1972 vừa qua đã là một thiên anh hùng ca với những chiến thắng ở Cổ Thành Quảng Trị và An Lộc…

Bởi thế cái tết Quý Sửu năm đó vẫn là một cái Tết tương đối bình an. Thực ra, hy vọng đã vươn lên đâu đó. Nhiều lớp người trong xã hội đã tưởng đến một thời thái bình, an cư lạc nghiệp. Đầu tư nước ngoài đang đến. Khu chế xuất đã được mở ra. Và giới doanh nhân có thể dốc lòng làm ăn để cho Miền Nam trở thành một “con rồng nhỏ” khác trong vùng – như Đài Loan, Nam Triều Tiên, Hong Kong. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng mơ tưởng việc khai thác dầu khí ở biển đông sẽ khiến cho Mỹ không bao giờ bỏ miền nam.

Trong hai năm sau đó, nếu Nixon đừng bị vướng vào vụ Watergate khiến cho phải thân bại danh liệt và làm cho miền nam hết quân viện trong khi miền bắc tiếp tục được Liên Xô viện trợ vũ khí hiện đại vô hạn; nếu quân dân miền nam sớm nhận thức hiểm họa bị bỏ rơi ngay từ khi Nixon tiết lộ mật đàm; nếu tất cả những thành phần trong xã hội (đảng phái chính trị, tôn giáo, trí thức, thanh niên, ngưòi dân thành thị và nông thôn…) dấy lên được một Hội nghị Diên Hồng; nếu chế độ Saigon tăng cường được sự lãnh đạo và đừng phạm những sai lầm chiến lược chết người khi bỏ Ban Mê Thuột trong cuộc tấn công của Việt Cộng vào ngày 10-3, biết đâu chừng…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2839)
"Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ Nga, làm dấy lên lo ngại rằng ông có thể dùng vũ khí hạt nhân nhỏ hoặc "chiến thuật" ở Ukraine."
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2725)
"Chưa bao giờ lại có nhiều người Việt xây tương lai bên ngoài tổ quốc mình nhiều như thế và như hiện nay."
19 Tháng Chín 2022(Xem: 2561)
"Tại Westminter, ngoài sự kính trọng được toàn thế giới dành cho nữ hoàng Elizabeth II, là hai sự chuyển giao quyền lực êm ái : một quốc vương mới và một thủ tướng mới. Cuộc họp ở Samarcande, hầu như cùng thời điểm với thất bại nặng nề của Nga ở Ukraina và sự kiện toàn cầu ở Luân Đôn, cho thấy sự sụp đổ quyền lực mềm của Matxcơva và Bắc Kinh."
15 Tháng Chín 2022(Xem: 2517)
"Một bên chấp nhận là « tai, mắt » của Bắc Kinh trong ASEAN để đối lấy viện trợ và đầu tư, còn bên kia thì đã trông thấy Cam Bốt là một mảnh đất màu mỡ để cho các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác và xem Phnom Penh như một công cụ hữu ích cả về chính trị lẫn chiến lược..."
11 Tháng Chín 2022(Xem: 2437)
"Thời kỳ cai trị lâu dài của Nữ hoàng Elizabeth II được đánh dấu bằng ý thức nghĩa vụ mạnh mẽ và quyết tâm dâng hiến đời mình cho ngai vàng và nhân dân."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2995)
"Đã có các ý kiến nhắc rằng nhờ công cuộc Cải tổ - Perestroika mà Việt Nam có Đổi mới. Nhưng ít ai ở Việt Nam hiện nay nói về sự xuất hiện của một 'hạt giống Gorbachev' ở Hà Nội khi đó, ông Trần Xuân Bách."
14 Tháng Sáu 2022(Xem: 3249)
"Các cố vấn tranh cử thân cận nhất của ông Donald Trump, các quan chức chính phủ hàng đầu và thậm chí cả gia đình của ông đều đã phản bác những tuyên bố sai lầm của ông cho rằng có gian lận bầu cử hồi năm 2020 trước ngày 6/1/2021, nhưng vị tổng thống bị thua trong bầu cử dường như đã “tách rời khỏi thực tế” và tiếp tục bám vào những giả thuyết kỳ quặc hòng duy trì quyền lực, những người làm chứng khai như vậy trước Ủy ban điều tra vụ tấn công Capitol hôm 13/6, theo AP."
08 Tháng Sáu 2022(Xem: 3225)
"Ý tưởng xây dựng các... “bể chứa nước mưa” cho Hà Nội nhằm chống ngập nhắc thiên hạ nhớ tới vấn nạn ngập lụt ở TP.HCM. Trong 15 năm vừa qua, TP.HCM đã chi hàng trăm ngàn tỉ để giải quyết vấn nạn ngập lụt nhưng vô ích vì gần như không thể khắc phục hậu quả của các... “qui hoạch” trước đó! "
05 Tháng Sáu 2022(Xem: 3273)
"Chính phủ Sri Lanka mới đây tuyên bố tạm dừng trả lãi và nợ nước ngoài để dùng ngoại tệ đáp ứng các nhu cầu trong nước. Giáo sư Khương Hữu Lộc sẽ phân tích về nguyên nhân, hậu quả và mối liên hệ đến Việt Nam."
26 Tháng Năm 2022(Xem: 3103)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình"."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468