Năm mới, tập tục cũ (Thụy My, RFI)

30 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 19351)
Năm mới, tập tục cũ (Thụy My, RFI)

Năm mới, tập tục cũ


Đăng ngày 2012-12-29 

Thụy My, RFI

VĂN HÓA


image001_345-content














Pháo bông chào mừng năm mới tại Sydney.

wikipedia
 

Thứ hai tới 31/12/2012 vào lúc nửa đêm, nhiều triệu người trên thế giới sẽ tưng bừng đón mừng năm mới.

Nhiều chai rượu sâm banh sẽ được mở nút, người Pháp ôm hôn nhau, người Tây Ban Nha nuốt những hạt nho, trong khi người Đan Mạch nhảy từ trên ghế xuống…Những tập tục cũ xưa để mừng một năm mới đến.

Có vô số tục lệ để đón mừng tân niên, từ những tập tục « xưa như trái đất » cho đến những tục lệ kỳ lạ nhất, nhưng tất cả đều có một điểm chung là giúp cho người ta thư giãn sau một năm làm việc cực nhọc.

Nhà xã hội học Amitai Etzioni, trường đại học George Washington nhận định : « Điểm chính yếu trong lễ tất niên là thư thái, bỏ qua mọi thứ. Suốt cả năm, người ta bị trói chặt bởi những ràng buộc của xã hội hay đạo đức. Và rồi chỉ trong một buổi tối, tất cả những chuẩn mực bị ngưng lại, các thách thức mở ra, cho đến hôm sau thì tất cả mới trở lại với trật tự cũ ».

Đối với nhiều người, đêm tất niên được diễn ra giữa bạn bè với nhau để ăn uống no say đến tận lúc mặt trời lên vào hôm sau. Thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thường là lúc để muôn ngàn tia pháo bông bừng sáng, hay tiếng pháo nổ vang rền. Hoặc đối với nhiều người Pháp là cùng hợp ca với nhau bài « Ce n’est qu’un au revoir » (Chỉ là tạm biệt thôi), một bài hát thường nghe thấy trong dịp năm mới như bài « Happy New Year » hay vào cuối những cuộc họp mặt bạn bè.

Bên cạnh đó, có một số tập tục đặc thù, thường là do dị đoan.

Ở Đan Mạch, người ta trèo lên ghế và cùng nhảy xuống vào đúng lúc đồng hồ điểm 12 giờ khuya, để xua đuổi đi những xui xẻo. Họ cũng quăng những chiếc dĩa trước cửa nhà bạn bè mình : nhà ai có nhiều mảnh vỡ chén dĩa nhất có nghĩa là người đó có nhiều bạn bè.

Người Tây Ban Nha thì nuốt 12 hạt nho, theo nhịp độ cứ mỗi khi đồng hồ điểm một tiếng vào lúc 12 giờ khuya là nuốt một hạt, để chắc chắn rằng sẽ có một năm mới tốt đẹp. Mười hai hạt nho này tiêu biểu cho 12 tháng trong năm.

Tại Philippines, những người mừng năm mới mặc quần áo có in những chấm bi, họ tin rằng sẽ đem lại sự may mắn. Ở một số quốc gia Nam Mỹ, thì quần áo lót màu sắc sặc sỡ là những « lá bùa » để xua đuổi tà ma : màu đỏ mang lại may mắn trong tình yêu, còn màu vàng là « thần tài » mang đến tiền bạc dồi dào.

Tại Phần Lan, tân niên được đánh dấu bằng một phong tục kỳ lạ : người ta đổ chì nóng chảy vào nước lạnh, và tùy theo hình dạng có được khi chì trở nên nguội, mà năm mới sẽ tốt lành hay xui xẻo.

Theo các nhà sử học, thì lễ đón mừng năm mới đã có từ nhiều ngàn năm trước. Hàng trăm năm trước Công nguyên, người La Mã đã ăn mừng năm mới với cách thức tương tự như ngày nay, nhưng là vào tháng Ba.

Nhà sử học Pháp Jean Scheid thuộc Collège de France nhấn mạnh : « Năm mới luôn rất quan trọng tại Roma. Đó là một ngày lễ lớn công cộng, mọi người chơi đùa, ăn uống suốt cả ngày ». Sau đó tục lệ trên được lan rộng trên toàn lãnh thổ của đế quốc La Mã.

Tuy vậy, phải chờ đến năm 46 trước Công nguyên, khi đại đế Jules César lập ra lịch mới, và chính thức chọn ngày mùng 1 tháng Giêng làm ngày đầu năm dương lịch. Châu Âu vào thời Trung cổ thì lại mừng năm mới theo những ngày mang ý nghĩa tôn giáo như Noel chẳng hạn.

Năm 1582, Đức Giáo hoàng Grégoire (Grêgoa) thứ 13 đã thay thế lịch Giuliut của César bằng lịch Grêgoariên, sửa chữa một số bất hợp lý về tính toán. Hầu hết các quốc gia Thiên chúa giáo đều sử dụng theo lịch này cũng như mừng ngày đầu năm mới 1 tháng Giêng, nhưng các nước theo đạo Tin Lành thì chỉ lần lượt sử dụng sau đó.

Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới sử dụng dương lịch và ngày mùng 1 tháng Giêng chính thức là ngày đầu năm mới. Tuy nhiên Tân niên đối với Chính thống giáo thì vẫn theo lịch Giuliut, và ngày đầu năm là ngày 14 tháng Giêng. Còn tại châu Á, nhiều nước vẫn sử dụng âm lịch, là lịch dựa theo chu kỳ của tuần trăng, và ngày Tết rơi vào khoảng thời gian từ 21 tháng Giêng đến 20 tháng Hai. Năm nay ngày mùng một Tết là ngày 10/2. 

(Nguồn: viet.rfi.fr)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2018(Xem: 8947)
"Bên cạnh những nhân chứng còn sống, bên cạnh những lời ghi chép để lại trong lịch sử vẫn chưa đầy đủ, thì âm nhạc là nơi lưu giữ, là 1 thực thể hiển hiện rõ nhất sự thật về biến cố Mậu Thân 1968."
11 Tháng Hai 2018(Xem: 10019)
"Kế hoạch tổng tấn công của địch qui mô lớn lao như thế, chuẩn bị công phu như thế, mất nhiều ngày giờ như thế, chẳng hiểu vì lý do nào cả tình báo của Mỹ và tình báo của ta không thấy được, hoặc không thấy đủ và hiểu sai, diễn dịch sai ý đồ của địch. "
10 Tháng Hai 2018(Xem: 9677)
Khi quân Bắc Việt mở cuộc tấn công cuối cùng tiến tới thống nhất đất nước hồi 1975, hàng trăm ngàn dân thường ở miền Nam Việt Nam đã bỏ chạy. Dường như trong tâm trí nhiều người, câu chuyện về "những vụ thảm sát ở Huế" vẫn còn đậm dấu ấn.
22 Tháng Giêng 2018(Xem: 9633)
"Những phát biểu sai trái và phóng đại vẫn không ngừng tuôn ra từ tài khoản Twitter, các bài phát biểu và các cuộc phỏng vấn của ông Trump, đại đa số những tuyên bố này nhằm thỏa mãn cái tôi của ông."
21 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9868)
"Những người nào đã giảng dạy tại Viện tất không thể quên được hình ảnh của một vị Viện Trưởng, tuy tuổi cao, đầu bạc, nhưng cực kỳ nhũn nhặn và khéo léo. Chưa từng để mất lòng ai." (Gs Nguyễn Cao Hách)
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468