Bị TQ lợi dụng, Iran tìm cách nối lại đối thoại với Mỹ

14 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 21533)
Bị TQ lợi dụng, Iran tìm cách nối lại đối thoại với Mỹ

Bị Trung Quốc lợi dụng , Iran tìm cách nối lại đối thoại với Mỹ

 
image001_318 

















Yukiya Amano, tổng giám đốc AIEA (Reuters)

Tú Anh, RFI

Đàm phán hạt nhân giữa Iran và cơ quan nguyên tử quốc tế AIEA mở lại vào tháng 12 tới tại Teheran sau hơn một năm giậm chân tại chỗ. Theo tuyên bố của Tổng giám đốc AIEA, nhà ngoại giao Nhật Bản Yukiya Amano, có nhiều khả năng , vì quyền lợi quốc gia, lần này Iran sẽ tỏ thái độ hợp tác với cộng đồng quốc tế ». Sự ủng hộ có điều kiện của Trung Quốc đã làm Teheran chua chát.

Chính sách sử dụng cấm vận kinh tế, tài chính do Hoa Kỳ và Châu Âu đề xướng đã tác hại cho kinh tế Iran bắt buộc chính quyền hồi giáo phải thương thuyết. Ngày hôm qua, 11/11/2012, ông Yukiya Amano, Tổng Giám Đốc cơ quan năng lượng quốc tế cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy, vì quyền lợi quốc gia, Iran sẽ hợp tác với cộng đồng quôc tế về hồ sơ hạt nhân nhân đợt đám phán mở ra vào ngày 13/12/2012 tới đây.

Cuối tuần qua, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad, bất ngờ đến Việt Nam. Đây là lần đầu tiên từ 17 năm qua, một nguyên thủ Iran đặt chân đến Hà Nội với mục đích được thông báo là tìm hợp tác « trên nhiều lãnh vực từ kinh tế đến nông nghiệp, từ khoa học đến du lịch… ». Một nhà ngoại giao Tây phương tại Hà Nội cho rằng Iran « gõ cửa không đúng lúc », vì Việt Nam cũng đang gặp khó khăn.

Nếu lãnh đạo Iran phải đi tìm chiếc phao cứu trợ thì chuyện này cũng dễ hiểu. Trong bối cảnh bị quốc tế cấm vận vì tham vọng hạt nhân của chính quyền Iran, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Iran sụt giảm dần trong 3 năm liền : từ 5,9% trong năm 2010, xuống còn 0,9% năm 2012. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chỉ riêng ngành xuất khẩu dầu hỏa đã giảm đi phân nửa so với năm 2011, xuống còn 1,25 triệu thùng mỗi ngày.

Câu hỏi đặt ra là tại những nguyên nhân nguồn cội nào khiến cho Iran không phá được vòng vây của Tây phương ?

Theo nhà nghiên cứu Iran Richard Javad Heydarian, từ khi Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đắc cử vào năm 2005, chính phủ của ông đã sai lầm đi theo Trung Quốc thay vì giữ con đường độc lập của những người tiền nhiệm. Trong bài « Cái giá phải trả cho sự ủng hộ của Trung Quốc » trên Asia Times, chuyên gia về an ninh quốc tế cho biết kể từ 2007, Trung Quốc đã trở thành « đối tác thương mại » số một của Iran. Bắc Kinh đã thay thế các hãng dầu tây phương, xây dựng cho Iran khai thác nguồn tài nguyên khí đốt, cung cấp trang thiết bị tối tân xây dựng hạ tầng cơ sở.

Trong thập niên 1990, Trung Quốc cung cấp cho Iran trang thiết bị tinh lọc uranium. Biết thành phần trung lưu Iran có nhu cầu tiêu thụ, Trung Quốc đã xuất khẩu hàng giá rẻ bán cho Iran. Nhờ vậy mà bao nhiêu nỗ lực trừng phạt của tây phương không làm Iran lo sợ. Theo tính toán của chính quyền Teheran thì buôn bán với đối tác Trung Quốc đủ sức để cân bằng với hệ quả mất thị trường Tây phương. Về chính trị, Bắc Kinh cũng đóng vai trò bảo trợ cho Iran ngăn chận những dự thảo nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đe dọa trừng phạt quân sự.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không phải là một chế độ lý tưởng như họ tự quảng cáo. Sự giúp đỡ của Bắc Kinh có cái giá rất nặng. Một mặt Trung Quốc viện lý do tình trạng cấm vận tài chính nên không thể trả hàng tỷ đô la tiền mua dầu khí của Iran. Mặt khác, hồi đầu năm nay, khi Tây phương gia tăng biện pháp trừng phạt Iran, Trung Quốc tuy có lên tiếng phản đối, nhưng không như mong chờ của Iran. Đã vậy, liền sau đó, Thủ tướng Ôn Gia Bão đi một vòng Trung Đông tìm nguồn nhiên liệu ở các nước khác kể cả ở Ả Rạp Xê-Út, kẻ thù của chính quyền hồi giáo Iran.

Động thái này đã làm quan hệ giữa Teheran và Bắc Kinh bị lạnh hẳn đi. Viện lý do « bảo toàn nguồn năng lượng đề phòng eo biển Ormuz bị phong tỏa » Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu khí Iran xuống 50% kể từ đầu năm nay và ký kết hợp đồng với một số vương quốc vùng Vịnh. Đến tháng 6 năm nay, Trung Quốc lại giảm lượng dầu thô mua của Iran đến 25% mặc dù Trung Quốc khát dầu.

Thái độ thất hứa của Bắc kinh được lý giải bằng nguyên nhân kinh tế của Trung Quốc cũng đang gặp vấn đề do khủng hoảng thế giới và do Iran bị cấm vận. Đã vậy, do mở cửa mua hàng giá rẻ của Trung Quốc mà giờ đây ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Iran đã bị phá sản.

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo này, vào đầu tháng sáu năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào « cố vấn » lãnh đạo Iran nên chọn lập trường « thực dụng », thương lượng « nghiêm túc » với nhóm G+5 gồm 5 thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An và Đức.

Biết bị lừa thì đã muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Trong bối cảnh Israel do thủ tướng diều hâu Netanyahu lãnh đạo đe dọa oanh kích, Iran đã có một loạt động thái bắn tín hiệu muốn thương lượng song phương với Washington. Ngày 01/11/2012, năm ngày trước bầu cử tổng thống Mỹ, một sự cố hàng không xảy ra trên bầu trời vịnh Ba Tư : hai chiếc chiến đấu ơ Su-25 của Iran chận bắn một máy bay do thám không người lái của Mỹ nhưng… « bắn hụt ».

Lầu Năm góc chỉ tiết lộ sự kiện này ba ngày sau khi có kết quả bầu cử với chiến thắng của đương kim Tổng thống Obama. Sự kiện Tổng thống Obama, một người không chủ chiến với Iran, ngồi thêm 4 năm tại Nhà Trắng được xem là một cơ may cho Iran.

Nhà phân tích Iran, Richard Javad Heydarian kết luận : do ý thức không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc, do tinh thần dân tộc và thực tế, Iran bắt đầu bỏ bớt thái độ trịch thượng để tiến lại gần với Tây phương. Đó là lý do tại sao Iran bày tỏ quan tâm đến phương án đối thoại với Hoa kỳ để giải quyết dứt điểm bế tắc trên hồ sơ hạt nhân. Nguyện vọng cốt lõi của Teheran là độc lập chứ không phải là bỏ thế lực này để ôm chân thế lực kia.

(Nguồn: viet.rfi.fr)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2011(Xem: 26422)
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "
19 Tháng Chín 2011(Xem: 33402)
(Sài Gòn, ngày 12-06-2011) Bài hát "Đáp Lời Sông Núi", nhạc & lời: Trúc Hồ, được hát tại cuộc Biểu tình chống Tàu cộng xâm lược Việt Nam ...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26209)
Trung Quốc hành xử theo kiểu từ chỗ không có lãnh thổ thì chiếm lĩnh như trường hợp Hoàng Sa, hoặc từ chỗ chẳng có gì ở Trường Sa mà lại có thể hợp tác cùng chia sẻ khai thác tài nguyên như đề nghị với Philippines. Cho nên lúc này là lúc Bắc Kinh muốn hạ nhiệt trong quan hệ với Hà Nội và đây là điều đang diễn ra.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 25972)
Trong nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp về Biển Đông lên các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang dồn áp lực ngoại giao lên Việt Nam và Philippines, vì đây là hai quốc gia cản trở Bắc Kinh nhiều nhất trên con đường vươn ra biển phía Nam.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 24520)
Công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26976)
Điểm đáng chú ý thứ hai đó là cách thường xuyên của Nhà cầm quyền Trung Quốc ( tôi buộc phải nói điều này), là thủ đọan không hay ho gì của họ tức ‘vừa đấm, vừa xoa’.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 32086)
9/11 Remembered 9/11 video timeline: How the day unfolded Watch the September 11 memorial ceremonies live
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 29827)
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 28803)
" Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 29600)
Theo U.S. Census Bureau, 2010 Census: Vietnamese population, 2000 : 1,122,528 Vietnamese population, 2010 : 1,548,449
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468