Vì sao tôi bỏ phiếu khác cha mẹ (BBC)

07 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 20715)
Vì sao tôi bỏ phiếu khác cha mẹ (BBC)

Vì sao tôi bỏ phiếu khác cha mẹ

Nguyễn Anh Vũ

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Washington DC

Cập nhật: 00:45 GMT - thứ ba, 6 tháng 11, 2012

 

 image001_312












Cử tri gốc Việt có thể bỏ phiếu khác nhau dù cùng gia đình

 

Cha mẹ tôi đã là những người trung thành với đảng Cộng hòa từ khi họ đến Hoa Kỳ 35 năm trước.

Sau khi có quốc tịch và quyền đi bỏ phiếu, họ thường xuyên bầu cho đảng chính trị mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Đến đất nước này với bàn tay trắng, cha mẹ nhanh chóng thành đạt về tài chính. Là những người ủng hộ tính trách nhiệm tài chính và chính phủ nhỏ, các trải nghiệm và niềm tin đó khiến họ chọn lựa đảng Cộng hòa. Nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ nhất và 1.5 cũng có cảm giác tương tự.

Lớn lên cùng các câu chuyện về nỗi khổ đau của cha mẹ ở Việt Nam và không phải phụ thuộc vào chính phủ Mỹ, xu hướng chính trị ban đầu của tôi trùng khớp với cha mẹ.

Nhưng càng học hỏi thêm, tôi lại thấy một sự cân bằng mới trong tư tưởng chính trị của mình. Khác với bạn bè, tôi không biến thành một người “tiến bộ” cực đoan. Đúng hơn, thực tại của tôi được thay đổi với quan niệm về sự bất bình đẳng thế chế.

Nó khiến tôi hiểu ra không phải mọi công dân sinh ra ở Mỹ đều có cùng cơ hội. Các nhóm thuộc thành phần thu nhập thấp hay gốc gác thiểu số ít có cơ hội hơn để vào các trường học hàng đầu. Trước tình thế này, các chương trình xã hội của chính phủ sẽ cố gắng tạo sự cân bằng về giáo dục và kinh tế.

Sau khi nhận ra tính hiệu quả của các chương trình xã hội của chính phủ, tôi hướng đến quan niệm chính trị trung dung hơn. Để một con người thành công, cần có sự cân bằng giữa trách nhiệm cá nhân và chính phủ. Những người bảo thủ xem các chương trình xã hội là đặc quyền đặc lợi, nhưng tôi tin rằng chúng giúp những cá nhân thiệt thòi trở nên không còn phụ thuộc chính phủ.

Đi xa hơn, tôi từ bỏ xu hướng văn hóa châu Á (thầm lặng biết ơn những gì mình được cho) và bắt đầu hỏi những vị được bầu, “Quý vị có thể làm gì cho tôi?” Tôi chợt nhận ra ngôn từ chống Cộng chống rỗng và phê phán những người nhận trợ cấp không còn đủ để lấy lá phiếu của tôi. Dẫu vậy, nhiều người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ nhất và 1.5 vẫn tiếp tục ủng hộ đảng Cộng hòa.

Mặc dù nhiều người thế hệ lớn tuổi hơn tiếp tục ủng hộ đảng Cộng hòa, thế hệ trẻ ngày càng bác bỏ những lời hứa hẹn trống rỗng. Không ai nghi ngờ ý thức hệ chính trị của đảng này, nhưng hành động của họ không đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Tôi không còn bầu giống cha mẹ mình trong ngày Bầu cử. Nhưng chúng tôi vẫn đồng ý với nhau về quyền có lựa chọn đại diện cho mình. Tôi hẳn sẽ không có cơ hội để tiếng nói của tôi được lắng nghe nơi thùng phiếu nếu cha mẹ không đến đất nước vĩ đại này.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, sinh viên sau đại học ở Viện Chính sách công Georgetown, Đại học Georgetown, Hoa Kỳ.

 

(Nguồn: bbc.co.uk)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2011(Xem: 26421)
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "
19 Tháng Chín 2011(Xem: 33400)
(Sài Gòn, ngày 12-06-2011) Bài hát "Đáp Lời Sông Núi", nhạc & lời: Trúc Hồ, được hát tại cuộc Biểu tình chống Tàu cộng xâm lược Việt Nam ...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26209)
Trung Quốc hành xử theo kiểu từ chỗ không có lãnh thổ thì chiếm lĩnh như trường hợp Hoàng Sa, hoặc từ chỗ chẳng có gì ở Trường Sa mà lại có thể hợp tác cùng chia sẻ khai thác tài nguyên như đề nghị với Philippines. Cho nên lúc này là lúc Bắc Kinh muốn hạ nhiệt trong quan hệ với Hà Nội và đây là điều đang diễn ra.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 25971)
Trong nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp về Biển Đông lên các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang dồn áp lực ngoại giao lên Việt Nam và Philippines, vì đây là hai quốc gia cản trở Bắc Kinh nhiều nhất trên con đường vươn ra biển phía Nam.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 24520)
Công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26976)
Điểm đáng chú ý thứ hai đó là cách thường xuyên của Nhà cầm quyền Trung Quốc ( tôi buộc phải nói điều này), là thủ đọan không hay ho gì của họ tức ‘vừa đấm, vừa xoa’.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 32085)
9/11 Remembered 9/11 video timeline: How the day unfolded Watch the September 11 memorial ceremonies live
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 29826)
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 28803)
" Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 29598)
Theo U.S. Census Bureau, 2010 Census: Vietnamese population, 2000 : 1,122,528 Vietnamese population, 2010 : 1,548,449
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468