Mời đọc bài mới của Âu Dương Thệ (Tôn Quang Tuấn)

25 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 24328)
Mời đọc bài mới của Âu Dương Thệ (Tôn Quang Tuấn)

Lá Thư Thụ Nhân

Mời đọc bài mới của Âu Dương Th

Sunday, September 2, 2012

From: quang_tuan-ton

 

 Nguyễn Phú Trọng - Nguyễn Tấn Dũng đánh phá nhau:

Tự phơi bày bản chất chế độ tư bản hoang dã!







 

- Cuộc thanh toán lẫn nhau trong chế độ tư bản hoang dã đã đạt tới cao điểm mới!

- Tự phê bình và phê bình như thế nào, cho ai và để làm gì ?


Âu Dương Thệ (DC&PT - Thời Sự 2012) - Phong trào Tự phê bình và phê bình do Nguyễn Phú Trọng đang phóng tay phát động chỉ cốt đánh phá Nguyễn Tấn Dũng vì chỉ biết ăn mà không biết chia. Chứ tuyệt nhiên Nguyễn Phú Trọng không có thiện ý và quyết tâm từ bỏ những nguồn gốc đang gây nguy hiểm cho VN là chế độ độc tài toàn trị với Kinh tế thị trường định hướng XHCN và cúi đầu trước Bắc kinh !

Đúng vào dịp kỉ niệm 67 năm Cách mạng Tháng 8 thì xẩy ra vụ „bầu Kiên“ và Tổng giám đốc Ngân hàng Á châu (ACB) Lý Xuân Hải bị bắt giam.# Ông Kiên được coi là một đại gia, một trong vài người giầu có nhất dưới chế độ toàn trị. Ông từng là người sáng lập Ngân hàng Á châu và đang cầm đầu nhiểu cơ sở tài chính và kinh doanh khác. Giầu có nhanh dưới chế độ toàn trị tất phải có thế lực chính trị đằng sau nâng đỡ và bảo vệ. Vậy mà tỉ phủ Kiên vẫn bị bắt! Báo chí quốc tế đã gọi đây là „Biến động chưa từng thấy’“ #. Biến động này đang gây sốc rất lớn trong chính trị, kinh tế và giao động mạnh ngay trong lòng chế độ. Điều gì đang xẩy ra: Chẳng lẽ luật pháp của chế độ toàn trị đã trở lại nghiêm minh? Hay đang diễn ra một cuộc thanh toán giữa các nhân vật và phe phái có quyền lực nhất hiện nay?


Cuộc thanh toán lẫn nhau trong chế độ tư bản hoang dã đã đạt tới cao điểm mới


Quan sát các vụ án từ Năm Cam (2003), PMU 18 (2006), tới Vinashine, Vinaline và vụ án Bầu Kiên –đây là kết quả của xã hội đen dưới chế độ gọi là Kinh tế thị trường định hướng XHCN, một biến tướng của chủ nghĩa tư bản thời hoang dã của vài thế kỉ trước đây- thì thấy có những điểm chung rất rõ ràng: 1. Đây là những vụ làm ăn theo kiểu mafia, tham nhũng, làm giầu bất chính của các tham quan và đại gia dưới sự cấu kết, bảo vệ của những người có quyền lực đứng đằng sau các cơ quan đảng và nhà nước. 2. Từ chỉ liên quan tới một số cán bộ cấp trung (vụ Năm Cam) đã mở rộng lên các bộ, ngành trung ương, kể cả Tổng bí thư (vụ PMU 18). 3. Nhưng hiện nay các vụ Vinashin, Vinaline và bầu Kiên đã chui lọt lên tới cả Bộ chính trị và các phe đang tìm mọi cách thanh toán, hạ bệ lẫn nhau, từ các màn trình diễn tự phê bình và phê bình tới các vụ bắt giữ đàn em và bôi xấu lẫn nhau.


Những hành động tấn công nhau, hạ bệ nhau, bôi xấu nhau giữa những người có quyền lực cao nhất của chế độ toàn trị đã được chính họ chuẩn bị và thực hiện và trong thời gian gần đây càng gia tăng.


Sau khi quyền có trong tay từ Đại hội 11 (1.2011) ông Tổng Trọng đã mở cuộc tấn công vào „nhóm lợi ích“ ở ngay trong cấp cao nhất là Bộ chính trị đã từng tìm cách ngăn cản không muốn để ông nhẩy lên ghế Tổng bí thư. Tức là những người có quyền đang lợi dụng quyền lực để thao túng các tập đoàn, các tổng công ti, các ngân hàng để thu lợi riêng; đồng thời còn cất nhắc, bảo vệ cho con cái, bè cánh cả trong lẫn ngoài đảng để thao túng các cơ quan đảng, chính phủ và rút ruột, xà xẻo các tập đoàn cũng như tổng công ty nhà nước. Vì chưa đủ thế lực để tấn công trực diện, nên người cầm đầu chế độ toàn trị phải sử dụng sở trường của mình trong ngôn ngữ để hạ uy tín của đối thủ, trong đó đã dùng diễn đàn của Đảng nói bóng gíó, diễu cợt tới cả nhạo báng một số đồng liêu đối thủ. Thật vậy, trước hơn 1000 cán bộ cao cấp tại Hội nghị cán bộ toàn quốc 27-29.2.2012 Nguyễn Phú Trọng đã lên giọng mỉa mai nhạo báng những đại quan đỏ chỉ lo „lợi ích nhóm“ là sắp tới đây các quan giầu và quan nghèo có còn tình đồng chí với nhau không: „Liệu rồi người giầu có nghĩ giống người nghèo không?“ #


Sau khi hạ uy tín của đối thủ trong Bộ chính trị ông Tổng tiến tới bước nữa là tước bớt quyền của ông Thủ bằng cách bắt Nguyễn Tấn Dũng phải trao Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng cho chính mình. Như thế vẫn chưa đủ, trong các cuộc Tự phê bình và phê bình ở Bộ chính trị và Ban bí thư chia làm ba đợt kéo dài 16 ngày từ tháng 7 cho tới đầu tháng 8, Nguyễn Phú Trọng và vây cánh còn trở lại hạch tội Nguyễn Tấn Dũng trong vụ Vinashin, Vinaline –mặc dù việc này trước thềm Đại hội 11 các phe đã tuyên bố xí xóa và tha bổng lẫn cho nhau để cùng chia ghế ăn phần tiếp tục trong Đại hội 11-.# Đồng thời cũng trong Hội nghị này, ông Tổng còn chỉ trích chủ trương gia đình trị của ông Thủ. Việc này chính ông Trọng đã nói rõ trước Hội nghị cán bộ toàn quốc sau ba đợt Tự phê bình và phê bình trong Bộ chính trị và Ban bí thư ngày 13.8 do chính ông chỉ đạo:


„Qua kiểm điểm đã làm rõ hơn, sâu hơn ưu, khuyết điểm và hạn chế của tập thể và các cá nhân trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên một số vấn đề quan trọng cấp bách về xây dựng Đảng (về trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước, nhất là về các vụ việc Vinashin, Vinalines; về thiếu sót, khuyết điểm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XI và công tác cán bộ; về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; về một số dư luận bức xúc liên quan đến cá nhân, gia đình, vợ con“.#


Tuy không nhắc trực tiếp một lần nào tới ông Dũng, nhưng khi nêu ra các vụ Vinashin, Vinaline và „dư luận bức xúc liên quan đến cá nhân, gia đình, vợ con,...“ thì ai cũng biết ông Tổng đã chĩa mũi tấn công thẳng vào cá nhân ông Thủ! Tuy chưa thể loại ngay Nguyễn Tấn Dũng khỏi chức Thủ tướng được với lí do „ kiểm điểm nhưng vẫn bảo đảm công việc thường xuyên, không để ảnh hưởng đến công việc chung, phong trào chung. „#, nên Nguyễn Phú Trọng đã dùng chiến thuật đàn áp tâm lí, khủng bố tinh thần liên tục và đe dọa tương lai chính trị của Nguyễn Tấn Dũng:


„Tổng Bí thư giao Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra, xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan đến một số đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và báo cáo Bộ Chính trị (trong tháng 9/2012) để có kết luận cụ thể.“#


Cũng trong Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 13.8 Nguyễn Phú Trọng còn nói thẳng, đó là những vấn đề gì và liên hệ trách nhiệm trực tiếp tới ai:


„Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẩn trương tiến hành thẩm tra, xác minh, làm rõ một số vấn đề mà Bộ Chính trị giao, bảo đảm thật khách quan, đúng nguyên tắc, nghiêm túc, kết luận rõ ràng và báo cáo Bộ Chính trị; đồng thời Bộ Chính trị sẽ nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo về kết quả thực hiện chủ trương cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin và về vụ việc Vinalines theo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị trong quá trình kiểm điểm.“#


Chỉ một tuần sau các lời hạch hội trên của ông Tổng, một độc thủ nguy hiểm khác đã được thi hành là bắt giam „bầu Kiên“, một tỉ phú được dư luận trong nước từ lâu biết là có liên hệ rất thân thiết với Nguyễn Tấn Dũng và cả con gái của ông là Nguyễn Thanh Phượng, tuy mới đầu 30 tuổi nhưng đã cầm đầu một ngân hàng và nhiều công ti tài chánh thương mại quan trọng khác và giữa tháng 6 đã phải tạm thời rút lui chức Tổng giám đốc một ngân hàng để bớt tai tiếng cho cha! Cũng đúng vào dịp bầu Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt thì các nhân vật thân cận của Nguyễn Tấn Dũng là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình, Tổng Thanh Tra Nhà nước Huỳnh Phong Thanh và Bộ trưởng Tài chánh Vương Đình Huệ đã phải trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình quản lí tài chánh và chống tham nhũng. #


Cũng càng không phải tình cờ, vào đúng dịp này trong lúc Nguyễn Tấn Dũng và vây cánh bị tấn công hoặc bị bắt thì Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước –người đã từng chê ông Dũng bất lực nên tham nhũng đang trở thành „bầy sâu“- đã bồi thêm quả đấm vào mặt ông Thủ. Trong bài “Tương lai đang thúc giục chúng ta viết nên những trang sử mới „ # ông Chủ đã lên giọng dạy dỗ ông Thủ: „chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc.“ !


Tuy bị tấn công liên hồi từ nhiều phía, nhưng Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa chịu nhượng bộ. Ngược lại ông Dũng đang tìm cách cố thủ và tấn công ngược lại. Chỉ hai ngày sau khi Nguyễn Đức Kiên bị bắt, Nguyễn Tấn Dũng đã mở cuộc họp lần thứ 18 của „Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng“ và hô hoán là cơ quan công an điều tra đã bắt giam bầu Kiên theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng:


„Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ; đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật tất cả những người, bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng trong cả nước.“#


Với cách hô hoán này ông Thủ không chỉ muốn đánh lạc hướng theo dõi của dư luận mà còn tìm cách chấn an vây cánh, tỏ ra rằng trước sau ta vẫn nắm chủ động và là người cương quyết chống tham nhũng! Không những thế, Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp này còn trình diễn vẫn là người cầm đầu Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng. Trong thực tế, từ giữa tháng 6.2012 chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng „đã ký ban hành Kết luận (số 21-KL/TW) Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI)“ về „Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí“. Trong đó xác nhận chính thức „ thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban.“#


Như vậy cho thấy Nguyễn Tấn Dũng đang cố tình chống lại quyết định của Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị trong việc này. Cụ thể là công khai chống lại Nguyễn Phú Trọng! Để bào chữa cho việc này, trong cuộc họp ngày 22.8 nói trên, ông Dũng đã gượng gạo nói là đang chuẩn bị „khẩn trương“# đưa ra Quốc hội dự luật mới về chống tham nhũng vào tháng 10 sắp tới. Ý ông ta muốn nói rằng, cho tới lúc đó ông –chứ không phải Nguyễn Phú Trọng- vẫn là người đứng đầu Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng.


Những sự kiện trên đã chứng minh rằng, cuộc thanh toán chính trị một mất một còn đang diễn ra gay gắt ở cấp chóp bu chế độ toàn trị đã đạt tới cao điểm mới. Chính ông Trọng đã xác nhận và báo trước tình hình này tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 13.8 „toàn Đảng đang bước vào thời điểm rất thiêng liêng và hệ trọng, đang làm những công việc rất thiêng liêng và hệ trọng“.#


Từ đó Nguyễn Phú Trọng còn ra lệnh và đe dọa:


„ Mỗi cán bộ, đảng viên có trách nhiệm rất lớn đối với đất nước, dân tộc, đối với Đảng, chính vì thế phải phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm để làm tốt công việc này. Đây là thời điểm phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, vững vàng…“ #


Nói tóm lại, các cuộc đấu tranh nhằm khai trừ, thậm chí có thể cả thủ tiêu lẫn nhau đang diễn ra rất gay gắt và tàn bạo ngay trong Bộ chính trị của chế độ toàn trị. Trong đó các bên sẵn sàng sử dụng các thủ đoạn tồi bại nhất để hạ đối thủ. Việc này không xa lạ mà chính là bản chất của các chế độ độc tài toàn trị trước đây, đặc biệt dồn dập và tỏa rộng vào thời kì theo Kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay. Trong Đảng cộng sản Trung quốc cũng đang diễn ra các màn hạ bệ và thanh toán lẫn nhau như mới đây ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai bị cách chức kéo đến vợ là Cốc Khai Lai bị ra tòa!


Tự phê bình và phê bình như thế nào, cho ai và để làm gì ?


Các giới trí thức, thanh niên, nông dân, công nhân và cả những đảng viên tiến bộ theo dõi sát tình hình và các biến chuyển trong ĐCS. Mọi người đặt câu hỏi, ba đợt Tự phê bình và phê bình kéo dài 16 ngày từ tháng 7 tới đầu tháng 8 có làm tình hình đất nước thay đổi không? Các vụ bắt giam bầu Kiên, Lý Xuân Hải có phải là, những người có quyền lực của chế độ toàn trị thực tình muốn chống tham nhũng? Các biện pháp hà khắc độc tài, kiểm soát báo chí đã chấm dứt hay đang gia tăng? Các vụ cướp đất của nông dân, cướp cơm của công nhân, đàn áp trí thức sẽ chấm dứt? Các người đang nắm quyền lực đã trở lại dựa vào dân hay vẫn thần phục và quị lụy thế lực bành trướng Bắc kinh? Nhóm cầm đầu đã dám từ bỏ chủ trương tiếp tục dìm VN trong quĩ đạo toàn trị với chủ nghĩa Marx-Lenin làm kim chỉ nam –mặc dầu nó đã chứng tỏ „hoang tưởng chỉ còn như cái xác ướp không hồn“ # - và kinh tế quốc doanh làm chủ đạo? Những người cầm đầu chế độ toàn trị thừa biết rằng, đây mới là những nguồn gốc đang đưa tới độc tài, tham nhũng, bất công, đàn áp, nghèo đói ở VN và dẫn tới sự gia tăng lệ thuộc vào phương Bắc!#


Khi xác nhận phải thực hiện Tự phê bình và phê bình nghiêm túc ở cấp cao nhất trở xuống thì đã minh thị thừa nhận ba điều: 1. Tình hình các mặt từ trong Đảng tới ngoài xã hội đã phát triển đi ngược lại những gì chờ đợi và hiện nó đã đạt tới mức nguy hiểm. 2. Những người ở cấp cao nhất đã vi phạm những sai lầm rất nghiêm trọng trong nhiều lãnh vực 3. Phải thấy rõ những nguyên nhân cội dễ đã đưa tới tình hình nguy hiểm này và phải có can đảm cắt bỏ ngay.


Trong diễn văn rất dài ngày 27.2 Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận tình hình cực kì nguy hiểm từ trong Đảng tới ngoài xã hội


„Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không? Nhà triết học cổ điển Đức L.Foiơ Băc đã từng nói rằng, người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh. Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không? Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.“#


Ông Trọng còn tả chân lối sống, cách cư xử của cán bộ đảng viên có chức có quyền:


„Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, lãng phí; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết; phong cách quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân; lối sống xa hoa, hưởng lạc... Trong những biểu hiện đó, cán bộ, đảng viên, nhân dân và dư luận xã hội quan tâm nhiều nhất, bức xúc nhất là tình trạng tham nhũng, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm… ở một bộ phận đảng viên có chức, có quyền, cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, đương chức, hoặc thôi chức.“#


Nếu quả thực trong ba đợt Tự phê bình và phê bình vừa qua các ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư đã „thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng, chu đáo, chặt chẽ và khoa học“, như Nguyễn Phú Trọng tuyên bố tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 13.8 thì ngay sau đó phải diễn ra những thay đổi rõ ràng và nhanh chóng từ trong cách cư xử của Đảng và Nhà nước với nhân dân các giới, tới việc phải từ bỏ những chủ trương và chính sách sai lầm. Nhưng sự chờ đợi chính đáng này đã không diễn ra, mọi việc đang diễn tiến ngược lại trên nhiều lãnh vực quan trọng!


Thật vậy, sai lầm cực kì nguy hiểm trong chính sách hèn với giặc ác với dân vẫn còn được Nguyễn Phú Trọng ra sức bảo vệ. Ngay trước mặt trên 1000 cán bộ cao cấp tại Hội nghị cán bộ toàn quốc cuối tháng 2.2012 Nguyễn Phú Trọng đã gọi nhóm cầm đầu Bắc kinh là „Bạn“# , mặc dù chúng đang thực hiện chính sách thôn tính lãnh thổ và cướp giật tài nguyên cũng như giết hại ngư dân VN. Thái độ cực kì sai lầm và đầy nguy hiểm của người cầm đầu chế độ đã làm tê liệt ý chí cảnh giác và chiến đấu của đảng viên và bộ đội, đánh lạc hướng của bạn bè quốc tế muốn ủng hộ VN. Nguy hiểm nữa là chính các lời tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng đã mở cửa cho Bắc kinh trong các tháng gần đây càng ngang ngược trắng trợn, đẩy mạnh kế hoạch chiếm đóng các hải đảo của VN với việc thiết lập cơ quan hành chánh quận Tam sa và chuyển quân đội tới đồn trú để pháp lí hóa việc chiếm các đảo Hoàng sa và Trường sa của VN; mở rộng bòn rút tài nguyên trên biển của VN bằng cách mở thầu quốc tế để thăm dò và khai thác dầu khí ngay trên các hải phận của VN; đồng thời tiếp tục bắt giữ các tầu đánh cá và ngược đãi ngư dân VN!

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2011(Xem: 26415)
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "
19 Tháng Chín 2011(Xem: 33397)
(Sài Gòn, ngày 12-06-2011) Bài hát "Đáp Lời Sông Núi", nhạc & lời: Trúc Hồ, được hát tại cuộc Biểu tình chống Tàu cộng xâm lược Việt Nam ...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26205)
Trung Quốc hành xử theo kiểu từ chỗ không có lãnh thổ thì chiếm lĩnh như trường hợp Hoàng Sa, hoặc từ chỗ chẳng có gì ở Trường Sa mà lại có thể hợp tác cùng chia sẻ khai thác tài nguyên như đề nghị với Philippines. Cho nên lúc này là lúc Bắc Kinh muốn hạ nhiệt trong quan hệ với Hà Nội và đây là điều đang diễn ra.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 25970)
Trong nỗ lực nhằm áp đặt giải pháp về Biển Đông lên các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đang dồn áp lực ngoại giao lên Việt Nam và Philippines, vì đây là hai quốc gia cản trở Bắc Kinh nhiều nhất trên con đường vươn ra biển phía Nam.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 24517)
Công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...
11 Tháng Chín 2011(Xem: 26974)
Điểm đáng chú ý thứ hai đó là cách thường xuyên của Nhà cầm quyền Trung Quốc ( tôi buộc phải nói điều này), là thủ đọan không hay ho gì của họ tức ‘vừa đấm, vừa xoa’.
11 Tháng Chín 2011(Xem: 32084)
9/11 Remembered 9/11 video timeline: How the day unfolded Watch the September 11 memorial ceremonies live
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 29825)
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chính phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 28801)
" Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy ..."
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 29592)
Theo U.S. Census Bureau, 2010 Census: Vietnamese population, 2000 : 1,122,528 Vietnamese population, 2010 : 1,548,449
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468