Cóc Cuối Tuần - HOẠT NHÂN KIẾM

14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 22909)
Cóc Cuối Tuần - HOẠT NHÂN KIẾM

Cóc Cuối Tuần - HOẠT NHÂN KIẾM

Do:

 Lạnh lùng kiếm sĩ vung tay,
Xác người chỗi dậy, loay hoay trở về.


Cóc
Thiền cuối tuần:

 

  活人劍
雪 雨 綿 綿 折 樹 枝,
安 然 劍 士 看 寒 屍.
風 吹 峻 嶺 殘 雲 散,
月 照 孤 江 冷 霧 彌.
一 擊 師 頭 雖 易 落,
千 年 祖 意 又 難 知.
劍 鋩 閃 閃 穿 屍 頸,
死 漢 囬 生 漸 漸 離.
陳 文 良


Âm
Hán Việt:

Hoạt Nhân Kiếm
Tuyết vũ miên miên chiết thụ chi,
An nhiên kiếm sĩ khán hàn thi.
Phong xuy tuấn lĩnh, tàn vân tán,
Nguyệt chiếu cô giang, lãnh vụ di.
Nhất kích, sư đầu tuy dị lạc,
Thiên niên, tổ ý hựu nan tri.
Kiếm mang thiểm thiểm xuyên thi cảnh,
Tử hán hồi sinh, tiệm tiệm ly.
Trần Văn Lương

Dịch
nghĩa:

Kiếm cứu sống người (1)

Mưa tuyết liên miên làm gãy cành cây,

Kiếm sĩ bình thản đứng nhìn cái xác chết lạnh.
Gió thổi qua đỉnh núi cao, làm tan đi đám mây tàn,
Trăng chiếu trên giòng sông cô độc, sương lạnh đầy khắp.
Một nhát kiếm, đầu của thầy tuy dễ rụng, (2)
(Nhưng) ngàn năm, ý của Tổ sư vẫn khó biết được. (3)
Mũi kiếm lóe lên xuyên qua cổ họng xác chết,
Kẻ chết (bỗng) sống lại, chầm chậm rời đi (4).

Ghi
chú:

(1) 
Bích Nham Lục, tắc 12 : Động Sơn Tam Cân

Lời Thùy của Viên Ngộ :

Đao giết người, kiếm cứu sống người. Đó là phong quy của thượng cổ và cũng là điều quan yếu của ngày nay. Nếu luận về giết thì không tổn hại đến một sợi lông. Nếu luận về cứu thì phải tan thây mất mạng. Vì thế nên có lời: Con đường đi lên, ngàn thánh không truyền, người học mỏi mệt như con vượn đuổi bắt bóng. Vậy hãy nói: Nếu đã là không truyền thì tại sao lại có lắm công án nhì nhằng như thế này? Người mắt sáng hãy thử nêu lên xem.

(2) 

i) Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 7, truyện Nham Đầu Toàn Khoát Thiền Sư

Sư (Nham Đầu) hỏi tăng :

- Từ đâu đến?
Tăng đáp:
- Tây Kinh.
Sư hỏi:
- Sau loạn Hoàng Sào, còn thu được kiếm không?
Tăng đáp:
- Thu được.
Sư đưa đầu ra phía trước nói:
- Đây!
Tăng nói:
- Đầu Thầy rụng rồi!
Sư cười ha hả.
Ông tăng này sau đến Tuyết Phong. Tuyết Phong hỏi:
- Từ đâu đến?
Tăng đáp:
- Từ Nham Đầu đến.
Tuyết Phong hỏi:
- Nham Đầu nói gì?
Tăng kể lại những câu vấn đáp cũ.
Tuyết Phong bèn đánh cho 30 gậy và đuổi ra.

ii) Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 7, truyện Đức Sơn Tuyên Giám Thiền Sư

Long Nha hỏi Sư (Đức Sơn) :

- Khi người học mang kiếm Mạc Da tới để lấy đầu Thầy thì làm sao?
Sư đưa đầu ra phía trước nói:
- Đây!
Long Nha nói :
- Đầu rụng rồi!
Sư cười ha hả.
Long Nha sau đến Động Sơn, kể lại chuyện trên. Động Sơn hỏi:
- Đức Sơn nói gì?
Long Nha đáp:
- Đức Sơn không có lời gì cả.
Động Sơn bảo:
- Đừng nói là không có lời gì, hãy đem cái đầu đã rụng của Đức Sơn cho lão tăng xem.
Long Nha chợt tỉnh ngộ, bèn làm lễ sám hối.
Có một ông tăng khác kể lại với Sư (Đức Sơn), Sư bảo:
- Cái lão già Động Sơn không biết tốt xấu. Cái gã này chết đã lâu, cứu lại mà làm gì.

(3) Một câu hỏi rất được hay dùng trong các cuộc vấn đáp về Thiền là:

- Ý của Tổ sư từ Tây sang là gì ? (Như hà thị Tổ sư Tây lai ý? )

(4) 
Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 7, truyện Nham Đầu Toàn Khoát Thiền Sư

Có một ông tăng từ Thiền hội của Giáp Sơn đến Thạch Sương. Vừa bước qua cửa, ông tăng bèn nói:

- Không xét (Bất thẩm)!
Thạch Sương bảo:
- Không việc gì phải thế, xà lê!
Tăng nói:
- Thế thì trân trọng!

Ông tăng lại đến Sư (Nham Đầu), cũng như trước nói:

- Không xét (Bất thẩm)!
Sư chỉ hư một tiếng.
Tăng nói:
- Thế thì trân trọng!
Và quay đầu ra đi. Sư bảo:
- Tuy là hậu sinh, nhưng cũng đảm đương được.

Ông tăng trở về kể lại mọi sự cho Giáp Sơn.

Giáp Sơn thượng đường nói:
- Ông tăng vừa về từ Nham Đầu và Thạch Sương đâu, xin ra đây nói chuyện.
Ông tăng kể lại tất cả.
Giáp Sơn hỏi:
- Đại chúng có hiểu không?
Trong chúng không ai trả lời.
Giáp Sơn nói:
- Nếu không ai nói được thì sư núi này chẳng tiếc đôi lông mày mà nói vậy!
Bèn tiếp:
- Thạch Sương có đao giết người, nhưng không có kiếm cứu người. Nham Đầu vừa có đao giết người vừa có kiếm cứu người.

Phỏng
dịch thơ:

Kiếm Cứu Người

Mưa tuyết nặng, bóng cây già ngã quỵ,

Nhìn xác người, kiếm sĩ vẫn bình tâm.
Gió non cao về quét sạch phù vân,
Bóng trăng lạnh, sương đêm dầm ướt đẫm.

Câu thưa hỏi, đầu thầy rơi mấy bận,

Ý Tổ sư, tường tận có mấy ai.
Ánh kiếm bay xuyên thấu cổ thi hài,
Xác sống dậy, loay hoay rời chốn cũ.
 Trần Văn Lương
Cali, 1/2011


Lời
bàn của Phi Dã Thiền Sư :
 Đẹp thay tấm lòng từ bi tha thiết như lão bà của Nham Đầu!
Đao giết người, kiếm cứu người. Hừm, nhưng cứu để làm gì?
Hỡi ơi! Lão tăng tội lỗi.



(*.*) V

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 24186)
Cũng xác thân này mà tình yêu xa vắng Giáo đường còn đây… mà Thiên Chúa đã rời xa…!
24 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 27629)
Kính dâng anh linh Vị Cha già kính yêu, Đức Ông Simon Nguyễn Văn Lập, Cựu Viện Trưởng Viện Đại Học Dalat
24 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 29832)
Nếu biết rằng tôi bỏ nhậu rồi Người đời nói xấu mặc kệ tôi Vợ mình mình sợ nên chi tội  Nhất vợ, nhì trời, có thế thôi!!
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 24275)
Thêm một tà dương lỗi hẹn thề, Não nề gượng níu chặt cơn mê. Chiều nay nỗi nhớ se màu nắng, Áo trắng xưa đâu chẳng thấy về.
05 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 25714)
Tổ vỡ, đàn chim tản mác bay Mang thân lữ thứ, lạ xa bầy Tha phương, lận đận đời tầm gửi  Viễn xứ, long đong kiếp trả vay 
07 Tháng Mười Một 2010(Xem: 24718)
mưa thu đánh mất vầng trăng em đi lá úa cành thông ven hồ gác chuông xa vắng sương mờ tiếng chuông xa vắng hồ đồ trong anh
17 Tháng Mười 2010(Xem: 24139)
Ngọt ngào cất tiếng “Mình ơi!” Trên đời đẹp nhất là tôi với mình
12 Tháng Mười 2010(Xem: 24603)
Mai này cho lãng quên đời Ta bên kẻ lạ cũng cười, cũng hôn, Cũng răng in dấu vui buồn, Nhưng ngôi hoa hậu em luôn trị vì…
12 Tháng Mười 2010(Xem: 24702)
Anh về qua biên giới T rời chiều mưa bụi bay Khóc em khô nước mắt Nhớ em như cuồng say
12 Tháng Mười 2010(Xem: 23477)
Thầy là ai và bạn cũ đã là ai Tôi còn ai trong giấc ngủ đoái hoài Cơn cúi xuống đau xót xa mật đắng
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468