Ngụm cà phê tháng tư (TMT)

22 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 20661)
Ngụm cà phê tháng tư (TMT)


Ngụm cà phê tháng tư


Ta ngồi một mình

ly cà phê cạn

lòng như tháng tư

đứt ra từng đoạn.

 

Tháng tư, tôi ngồi trong quán cà phê Starbucks trên đường 20th của thành phố tôi cư trú. Tôi cúi xuống nhìn mầu cà phê đen đặc, sóng sánh sót lại một ngụm trong chiếc ly giấy. Tôi cầm chiếc ly chao nhẹ đi một chút, do dự chưa muốn ngửa cổ uống nốt ngụm cuối cùng. Ngụm cà phê trông như ngụm nước mắt đen. Chao ôi nước mắt đã có một lúc nào đó, ta ngửa cổ uống được cả ngụm hay sao!


 image001_252

 



 

 




Tháng tư, tháng tư, tháng tư năm đó! Đứt ra từng đoạn: đoạn cha, đoạn mẹ, đoạn vợ, đoạn chồng, đoạn con, đoạn anh, chị, em, đoạn bạn hữu. Mỗi đoạn đứt một chỗ, rơi một nơi, đoạn mất đi ngút ngàn biệt tích, không để lại dấu vết, đoạn còn sót lại ngơ ngẩn, mù lòa.

Tháng tư của ba mươi bẩy năm sau, ngụm nước mắt không bao giờ cạn được.

Tôi ngồi trong quán một mình. Ngó những khuôn mặt lạ, họ không phải bạn bè, nhưng vẫn thấy thân thuộc, vì đó là những khuôn mặt của dân bản xứ tôi gặp thường ngày. Cách ăn mặc và lối cư xử của họ na ná giống nhau. Mình nhìn mấy chục năm, mình quen với cách kéo ghế, cách chụm đầu vào nhau nói khe khẽ, cách nghiêng mình xin lỗi của họ khi phải đi qua mặt ai, nên bỗng trở thành gần gũi.

Tự ngậm ngùi tưởng tượng, nếu bây giờ mình ngồi ở trong một quán cà phê ở Việt Nam, ngắm những người ngồi chung quanh, chắc chắn mình sẽ thấy thất lạc lắm, vì cách ăn mặc và cư xử rất khác mình. Họ cũng sẽ chẳng để mắt nhìn đến mình, một kẻ thường thường trên mọi phương diện. Mình thất lạc ngay chính trên quê mình.

Ngồi một mình với ly cà phê Starbucks trong một ngày của tháng tư, quê người; tôi chỉ nhìn ra mình là người lạ với chính mình. Cúi nhìn mấy ngón tay đang cầm ly, những ngón tay gầy đã bắt đầu xanh xao gân lá, biết mình ở đây lâu lắm rồi. Đôi vai bỗng trĩu nặng như có bàn tay ai vô hình ấn xuống ghế. Thôi, đã đến đây rồi, thì ngồi xuống đây, còn đi đâu được nữa. Ngồi đây mà hồn như thác đổ, tiếng nước ầm ầm vọng tới từ một ký ức xa xôi, rồi bỗng òa ra khi chạm vào tảng đá cuối cùng, tảng đá tháng tư.

Tháng tư ở đây là mùa xuân, chim chóc rủ nhau bay vào thành phố, hoa đào nở hồng trên mỗi con đường, nắng mới lách mình vào những khung cửa mở, trong vườn nhà ai hoa táo, hoa lê trắng xóa. Những người Việt di tản như tôi, tháng tư không ít thì nhiều quay đầu nhìn lại quá khứ, nhớ lại những giọt nắng quê nhà năm đó hòa vào máu và nước mắt. Hoa nắng quê người chỉ làm gợi thêm nỗi xót xa.

Anh ạ tháng tư mềm nắng lụa

hoa táo hoa lê nở trắng vườn

quê nhà thăm thẳm sau trùng núi

em mở lòng xem lại vết thương

Chung quanh tôi, một vài bàn nhỏ có người ngồi trước tách cà phê và cái laptop.

Họ im lặng làm việc, học hay sáng tác. Có người với một tờ báo mở trước mặt, hay hai người bạn thì thào nho nhỏ. Quán tĩnh mịch, nghe được cả tiếng gõ khe khẽ của những ngón tay chạm trên bàn phím, thậm chí cả tiếng thở của người ngồi ở bàn gần mình.

Tôi ngồi với ly cà phê cạn. Tôi biết trang mạng của người Việt khắp nơi trên thế giới, vào mỗi tháng tư họ cũng trao đổi cho nhau trên khung hình nhỏ: những tấm hình đang bốc lửa, những khẩu súng đang nhả đạn. Tiếng người đang khóc, đang la vang, đang chạy hoảng loạn, đang giẫm lên nhau. Tiếng súng nổ, tiếng kêu thất thanh… Tất cả hiện ra trên khung hình nhỏ.

Trong một tiệm cà phê ở Mỹ. Tôi ngồi đó, ngửa mặt uống ngụm cà phê đen cuối cùng. Bỗng dưng má tôi ươn ướt. Nước mắt ứa ra từ hai con mắt, bờ mi đã bắt đầu sụp xuống như hai chiếc lá cuốn khô. Nước mắt của một người di tản vì chiến tranh lâu quá rồi, xót xa cho phận mình, phận người, phận quê hương đất nước.

Ba mươi bẩy năm rồi, mà thỉnh thoảng vẫn đọc được ở trên mạng, lẫn vào những bài vở giải trí, kiến thức hay nghệ thuật, những lời nhắn với nội dung thật buồn:

Một hài cốt với tên họ, ngày sinh và số quân đầy đủ của một quân nhân VNCH, ai đó vừa tìm được bên đường. Mong có thân nhân đến nhận. Nào ai biết thân nhân của bộ xương đó còn sống hay đã chết? Tin đó đến từ Việt Nam và đã chuyển đi nhiều lần.

Tin những người ở Mỹ về bốc mộ, một hố chôn tập thể của binh sĩ VNCH trong một sân trường hay bên cạnh một con mương.

Tin cả trăm bộ xương tìm thấy ở ven biển miền Trung không biết của bên này hay bên kia.

Rồi còn cả những tin như sĩ quan H.O qua đời ở Mỹ không có thân nhân, được những người trong cộng đồng phụ nhau mai táng.

Lời nhắn về một vị tá Hải Quân, có con ở Cali. Xác nằm trong bệnh viện Texas hai tuần rồi. Cha qua đời, con ở đâu chưa đến nhận.


Những dòng chữ như thế, thực sự là một “Tin Buồn” với ý nghĩa đúng nhất của nó.

 

Tháng Tư là tháng tôi sợ đọc, sợ xem hình trên mạng. Sợ nhìn lại những hình ảnh và đọc lại những bài viết kinh hoàng của những nạn nhân vượt biển; hình ảnh nghĩa trang quân đội bị đập phá trong tủi nhục; những câu chuyện thương tâm của tù nhân và nhà tù cải tạo; sợ phải xem lại những hình ảnh của một thành phố mình đã sống và lớn lên bị tàn phá bởi chiến tranh; sợ những bức hình và tên tuổi, binh nghiệp của các tướng lãnh tự sát vào ngày cuối cùng, tôi sợ mỗi khi đọc thêm một danh sách tự vận của các cấp tá, cấp úy, các hạ sĩ quan. Họ tự sát riêng lẻ hay có khi cùng với vợ con. Những bức hình im lìm đó là những tiếng gào thét phẫn nộ của những anh hùng VNCH. Tôi không nhớ là mình đã đọc được câu này ở đâu: “Thật đáng thương cho một đất nước nào có quá nhiều anh hùng” vì anh hùng đồng nghĩa với hy sinh và cái chết.

Đau đớn nhất là bao giờ khi xem hình, khi đọc những bài viết xong, cuối cùng mình nhận thức rất rõ rệt: đó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn.Người giết và người bị giết đều mang họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần.

Ba mười bẩy năm rồi, người ta nói là Việt Nam đã hết chiến tranh, người dân đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng trên mạng, người Việt trong và ngoài nước vẫn có những dòng chữ gửi đến cho nhau mang theo những thông điệp thật buồn: Việt Nam tôi đâu? Người dân mất nhà, mất đất. Gái Việt bán sang Đài Loan. Gái Việt xếp hàng lấy chồng Đại Hàn. Không có Tự Do cho Việt Nam. Ngư dân Việt bị tầu Trung Quốc bắt ngay trên biển của mình. Nước Việt âm thầm mất dần từng mảnh cho Trung Quốc….

Tháng tư, cà phê đắng, đắng thêm khi pha vào những giọt nước mắt vì nước mắt bao giờ cũng có muối ở trong. Nỗi đau tháng tư với một số đông người Việt ở thế hệ bạn hữu tôi, là một vết thương không thành sẹo được, nó lên da non, rồi ngưng lại ở đó. Nhìn xuống vẫn thấy màu hồng, vẫn thấy như còn rơm rớm máu.

Tôi cúi xuống nhìn chiếc ly không, tự lấy tay áo lau thầm những giọt nước mắt mình. Đứng dậy, trở về một nơi tôi gọi là nhà, tiếp tục sống với trái tim di tản.

Vạt nắng tháng tư chỉ bay xiên vào trong quán này một năm một lần, nhưng khi tôi đến đây, dù bất cứ tháng nào trong năm, hồn tôi, tháng tư có thể đến bất chợt ghé xuống và rơi cùng những giọt cà phê.

Anh ạ tháng tư sương mỏng lắm

sao em nhìn mãi chẳng thấy quê

hay sương thành lệ tra vào mắt

mờ khuất trong em mọi nẻo về.

 

TMT

Tháng 4/2012

 

(Nguồn: Joseph Chu chuyển tiếp thunhan1-2@yahoogroups.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 16950)
Bài bút ký đầ y nước mắt Những hiểu lầ m vô tình nối tiếp, đã làm vấp những bước chân của hạnh-phúc. Khi cái thòng lọng của s ố mệnh bắt ta trả giá, tất cả đã trở nên muộn màng.
25 Tháng Mười Một 2010(Xem: 19671)
Truyện vui từ Việt Nam: Chính trị học nhập môn (Không r õ tác giả) "Vâng, bây giờ con đã hiểu rồi. Nhà tư bản thì đè đầu cưỡi cổ , tước đoạt hết quàn áo Giai cấp lao động, trong khi Nhà nước ngủ say như chết. Nhân dân thì đói nhưng không biết kêu la với ai ,còn Tương lai đất nước thì chèm nhẹp thúi hoắc!".
21 Tháng Mười Một 2010(Xem: 19420)
Em Bé Trong Chiếc Hộp Giấy Phương Anh, RFA Tôi khôn g hiểu chuyện gì đang xảy ra đây..và bỗng nhiên tôi nghe tiếng của người điều khiển chư ơng trình xướng danh tên tôi cùng với bức hình, và người đại diện trao giải là Nhanny Heil, cô bé trong bức hình năm xưa.. Tôi vô c ùng bàng hoàng và xúc động…nước mắt dàn dụa trên mặt tôi... Cuộc hội ngộ diễn ra vô cùng bất ngờ…Tất cả mọi người có mặt hôm đó đều rơi lệ, ngay cả tổng thống Bush cũng vậy…
21 Tháng Mười Một 2010(Xem: 19107)
Ta là ai! Phan Thanh Tâm Nước Việt Nam cứ lẩn quẩn trong vòng chậm tiến, cũng «hoang mang lúng túng chẳng kém các cụ nhà Nho cách đây một thế kỷ» là vì ta không biết mình biết ta.
16 Tháng Mười 2010(Xem: 17632)
10 Câu Hỏi Dành Cho Dr. Randy Pausch (Bài Giảng Cuối Cùng - The Last Lecture) http://www.youtube.com/watch?v=17FT8gawRbM&feature=related
16 Tháng Mười 2010(Xem: 17294)
Bài Giảng Cuối Cùng - The Last Lecture Dr. Randy Pausch "Nếu bạn sống đúng nghĩa, giấc mơ sẽ thành sự thật." http://www.youtube.com/watch?v=h1HS-KLfvzM
16 Tháng Mười 2010(Xem: 16820)
The wedding To see a fragile woman dress as bride with a beautiful smile makes you think... happines s is always there within reach, no matter how long it lasts..... lets enjoy life and don't live a complicated life. Life is too short.
16 Tháng Mười 2010(Xem: 15224)
Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh! Khi đi ngang tiệm hoa bên đường, tôi đặt một lẵng hoa mà vợ tôi yêu thích. Cô bán hàng hỏi tôi muốn viết lời chúc gì vào tấm thiệp. Tôi mỉm cười và viết “Anh sẽ bế em ra, vào mỗi sáng cho đến khi chúng ta già”. Vô Danh
04 Tháng Chín 2010(Xem: 16734)
Tình Mẫu Tử Rất thú vị! http://www.youtube.com/watch?v=i7QGu4UkGKo&feature=related
01 Tháng Chín 2010(Xem: 15419)
CON BÚ P-BÊ VÀ CÀNH HOA HỒNG Robert A. Schreiber, TG chuyển ngữ Tôi rời nơi đó, nước mắt đoanh tròng, cảm giác rằng đời tôi đã vĩnh viễn thay đổi. Tình yêu của cậu bé dành cho mẹ và em gái cho đến ngày nay thật khó mà tưởng tượng.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468