BỘ ĐỒNG PHỤC HƯỚNG ĐẠO

17 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 21055)
BỘ ĐỒNG PHỤC HƯỚNG ĐẠO

  BỘ ĐỒNG PHỤC HƯỚNG ĐẠO

 

Sau năm 1975 tôi còn giữ được bộ đồng phục hướng đạo. Bộ đồng phục này gồm 1 nón bằng nỉ rộng vành 4 múi, 1 khăn quàng bằng rừng ngành kha,1 sợi dây da 2 gỗ, 1 áo kaki mầu vàng loại ngắn tay.

Tôi gia nhập phong trào hướng đạo năm 1960. Sau 3 tháng tân sinh, tôi được tuyên lời hứa. Trong ngày tuyên lời hứa tôi còn nhớ rõ lời dặn dò nhắn nhủ của anh Thiếu trưởng : Cái nón hướng đạo dùng để che mưa che nắng khi đi họp. Cái khăn quàng dùng để cứu thương. Bộ đồng phục với các phù hiệu để phân biệt người hướng đạo với người không hướng đạo. Khi gặp nhau người hướng đạo chào đón nhau bằng cách bắt tay trái. Những ngày đó tôi say sưa sinh hoạt hướng đạo và luôn giữ bộ đồng phục thật đẹp. Tôi đã thay đổi bộ đồng phục nhiều lần theo thời gian tôi sinh hoạt trong hướng đạo. Sự hữu dụng của bộ đồng phục hướng đạo vẫn theo tôi sau 1975 khi tôi không còn sinh hoạt hướng đạo nữa vì đất nước đã thay đổi.

Sau 1975 tất cả sĩ quan còn kẹt lại phải đi học tập cải tạo. Tôi nằm trong số sĩ quan đi học tập này. Sau hơn hai năm học tập tôi được tha về. Việc đầu tiên tôi phải tìm việc làm để sống. Tôi chán đời mặc chiếc áo hướng đạo đã tháo hết huy hiệu ra, đội chiếc nón rộng vành, xách chiếc xe đạp, tôi tàng tàng đạp xe đi tìm việc. 

 

Nhà tôi ở quận Thủ Đức, Sài gòn, gần Hàng Sanh. Tôi không biết đi đâu để xin việc. Đất nước tan hoang,tiêu điều. Tất cả đều thay đổi theo cái xã hội khốn khổ lúc bấy giờ. Tôi đạp xe dọc theo những con đường ngày xưa tôi đi học. Trường cũ của tôi là trường trung học Nguyễn Trãi. Trường này nằm trên con đường Phan Đình Phùng. Từ Phan Đình Phùng tôi quẹo qua đường Đinh Tiên Hoàng, rồi đến rạp cinéma Dakao. Tôi qụeo qua đường Phan Thanh Giản. Tôi cứ thế đạp đi. Tôi nhớ đến bài thơ của một nhà thơ * làm sau 1954 tại miền Bắc.:

 “ .. Em bước đi không thấy phố thấy nhà, Chỉ thấy mưa sa…”

 Tôi đạp xe nhưng tôi thấy phố, thấy nhà, thấy cái cái nghèo khó bao quanh tôi. Tôi thấy những người có cùng hoàn cảnh như tôi trong đầu luôn mơ ước có một con tầu ra khơi. Tôi đạp xe. Mồ hôi đầy trên trán. Lúc này tôi thấy được cái hữu dụng của chiếc nón rông vành hướng đạo. Trời nắng chang chang. Áo kaki của tôi đẫm mồ hôi.

 

Mẹ tôi có cái thói quen chít chiếc khăn nhung đen mỏ qụạ mỗi khi đi phố hay đi chợ. Mẹ tôi thuộc mẫu người Hà Nội xưa. Bà là dân buốn bán ở Hà Nội khi bà còn trẻ. Bà ngừng việc buôn bán kể từ năm 1954 khi gia đình cha mẹ tôi di cư vào miền Nam. Cha tôi là công chức. Mẹ tôi giữ nghề nội trợ trong gia đình. Nay xã hội thay đổi. Các con bà đi học tập hết. Bất đắc dĩ bà bước vào xã hội với nghề buôn bán chợ trời. Một hôm mẹ tôi về nhà buồn rầu kể cho các con nghe. Bà mang xấp vải của em trai tôi ở Mỹ gửi về ra chợ trời bán. Mẹ tôi đưa vải cho người mua hàng xem. Một người đàn bà trong đám người xem hàng xuất kỳ bất ý giật xấp vải và cái khăn nhung của mẹ tôi đang đội trên đầu. Người đàn bà này xô mẹ tôi ngã rồi bỏ chạy. Mẹ tôi ngã lăn xuống đường mà không có ai đỡ dậy. Bà lồm cồm tự mình đứng dậy rồi lủi thủi ra về. Không có sự giúp đỡ của những người đứng quanh. Tôi nghe chuyện mẹ tôi kể mà đau xót trong lòng.

 -2-

 Tôi cho mẹ tôi xem một số khăn quàng hướng đạo cũ của tôi để mẹ tôi dùng làm khăn đội đầu.. Mẹ tôi chọn chiếc khăn quàng bằng rừng thay thế cho chiếc khăn nhung đen của bà. Khi bà choàng khăn lên đầu tôi thấy miếng vải hình chữ nhật tượng trưng cho đất nước Tô Cách Lan đưa ra ngoài nằm phía sau đầu của bà. Chả có ai hay đó là chiêc khăn quàng bằng rừng hướng đạo. Sau nhiều năm, chiếc khăn quàng bạc mầu. Mẹ tôi lộn khăn lại đưa mầu hồng ra đằng trước. Khoảng thời gian đó vì có quá nhiều công việc tôi không có ý nghĩ mua cho mẹ tôi chiếc khăn nhung mầu đen khác thay cho chiếc khăn quàng bằng rừng của tôi. Tôi không thể tưởng tượng được chiếc khăn quàng hướng đạo của tôi nó được dùng như vậy.

 Những năm sau này gia đình tôi tổ chức vượt biên. Nhiều lần tổ chức nhưng tầu đi không thoát vì bị nhiều trục trặc.

 Chuyến tổ chức vượt biên lần thứ năm vào năm 1980. Cậu em rể tôi là chủ tầu. Tôi được giao nhiệm vụ làm hoa tiêu phụ. Tôi thường mặc chiếc áo hướng đạo đã bac mầu đi ra ngoài cho tiện. Sợi dây da bằng rừng, tôi bỏ đi hai khúc gỗ, nhét vào túi trái..

Cuộc vượt biên này được tổ chức rất kỹ càng. Chiếc ghe được ký hợp đồng chuyên chở hàng từ Vũng Tầu về Sài gòn và từ Sài gòn ra Vũng Tầu. Vào một ngày thay vì chở hàng từ Vũng Tầu về Sài gòn. Chiếc ghe sẽ chở ngườì vượt biên. Chiếc ghe được di chuyển nằm phía bãi Đá Vũng Tầu, gần Thích Ca Phật Đài. Đúng 7:00 chiều ban tổ chức vượt biên sẽ lên tầu gồm em rể tôi, cô em gái tôi và tôi, người thợ máy và ngươì hoa tiêu chính, thêm vài người thanh niên phụ giúp trên tầu. Người thợ máy là em bà con của em rể tôi. 7:30 chiều tầu sẽ khởi hành và đón người vượt biên trên con đường ghe ra khơi.

Ban tổ chức lần lượt xuống ghe. Nhưng chúng tôi đợi mãi vẫn không thấy người thợ máy đến. Sau này ban tổ chức mới biết anh thợ máy không đến được vì không nỡ để mẹ già ở lại một mình không ai săn sóc. Anh không đến mà cũng không thông báo cho ban tổ chức biết trước để tìm người thợ máy khác thay thế anh. Chuyến vượt biên không có thợ máy đành phải huỷ bỏ. Ban tổ chức tan hàng.

Tôi và một người thanh niên trong ban tổ chức lên bờ. Lúc đó trời đã quá tối. Chúng tôi không dám tìm thuê khách sạn vì thời buổi đó ai vào khách sạn phải có giấy tờ chứng minh. Công an có thể đến khách sạn hỏi giấy tờ bất kỳ lúc nào. Tôi và anh thanh niên phải ngủ qua đêm dưới chân Thích Ca Phật Đài. Chúng tôi di chuyển nhiều lần trong bụi rậm vì chó đánh hơi thấy người sủa ăng ẳng cả đêm. Trong lúc di chuyển tôi bị cành cây nhọn đâm vào ống chân gần mắt cá. Máu chảy nhiều nhưng tôi không thấy đau. Nhớ tới sợi dây da bằng rừng tôi để trong túi áo trái. Tôi lấy ra cột chặt khoảng trên vết thương không cho chảy máu. Tôi hái đại lá cây rừng nhai nhỏ đắp vào vết thương. Sáng sớm từ Thích Ca Phật Đài chúng tôi đi xuống bãi biển. Tôi rửa sạch vết thương. Bỏ sợi dây da tại bãi biển. Tôi nhớ tới khoá huấn luyện bằng rừng nhành Kha tại Trại Trường Tùng Nguyên Dalat năm nào mà cảm thấy xa xôi quá. Nhìn bãi biển bao la, sóng biển êm ả vỗ vào bờ. Nhìn bao con tầu đánh cá chung quanh tôi sửa soạn ra khơi, tôi thở dài tiếc nuối cho một chuyến vượt biển khó nhọc không thành công. Chúng tôi không phải dân giang hồ nên không biết cách giải quyết của giới giang hồ. Một người trong ban tổ chức cho biết anh ta gọi một chiếc xích lô đi ngang. Anh bảo người xích lô này đưa anh ta tới một động điếm. Anh ta qua đêm tại đó an toàn mà không phải vất vả lo âu bị công an bắt hay sợ bị rắn cắn và phải di chuyển cả đêm như chúng tôi.

Đó là chuyến tổ chức vượt biên lần cuối có tôi. Lần thứ sáu các em tôi vẫn tiếp tục tổ chức. Con tầu đã ra khơi không có tôi trong đó.

-3-

Tôi quyết định ở lại đi theo diện xuất cảnh vì tình hình chính trị lúc đó đã thay đổi. Tôi và gia đình có điều kiện đi Mỹ theo diện sĩ quan đi học tập cải tạo. 

Tôi và gia đình định cư tại Mỹ theo diện HO số 1 vào năm 1990. Đến Mỹ tôi tìm cách sinh hoạt hướng đạo trở lại. Tôi vẫn yêu hướng đạo. Yêu tất cả những gì hướng đạo đã rèn luyện cho tôi trong quá khứ.

Tôi cũng tham dự nhiều buổi tuyên lời hứa cho các em. Nhìn các em đội nón, đeo khăn quàng, mang gậy đôi sau khi tuyên lời hứa. Tôi nghĩ nhiều đến cái hữu dụng của bộ đồng phục hướng đạo.

 

Ngày nay tôi ít mặc đồng phục hướng đạo như những ngày tôi còn trẻ sinh hoạt hướng đạo nhưng tôi vẫn thấy sung sướng và hãnh diện mỗi khi tôi mặc bộ đồng phục hướng đạo trên người.

 634308885119755449_128x400 


 Mùa Đông Maryland 2009

 Công Bền Chí / Nhữ Văn Trí.

 











* Thơ Trần Dần:

“…. Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

 Em đã đi không thấy phố thấy nhà

 Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ……….”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3577)
"Người ta thường nói rằng thời gian đi mất không bao giờ trở lại, nhưng với tôi, thời gian không mất, vẫn luôn ở với chúng ta."
08 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3379)
"Lưu ly nửa nước, nửa dầu Cuộc đời đèn sách, qua cầu mới hay!"
06 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3188)
"Dù biết là không nên nhưng tôi vẫn cứ đặt phòng cho gia đình tại khách sạn có lẽ là rùng rợn nhất nước Mỹ về độ ma ám."
03 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3210)
"Mất quá khứ, mất hiện tại, vô vọng với người thân. Mẹ xa lánh mọi người, chỉ trừ nó, con chó."
30 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3284)
"Hoa nở rồi rụng, người đến rồi đi, xác thân sẽ hoại, lưu lại chút tình, ai nhớ ai quên, dù quen dù lạ… Một ngày mùa xuân ngôn ngữ sao tả được? Chữ nghĩa mà chi? Dù thân sơ, dù sang hèn… đã đến nơi đây thì đã lưu lại chút tình hoài!"
19 Tháng Mười 2021(Xem: 3224)
"Ai vẽ được bóng khuya đi Cho tôi đọ với bóng về. Của tôi" *
13 Tháng Bảy 2021(Xem: 4243)
"Tôi trở thành thần đồng ngày 29 tháng 7 năm 1992. Ngày hôm đó cũng đúng là ngày sinh nhật thứ 48 của tôi. Ở tuổi ngũ tuần, tôi mới được những con người có tâm hồn và thể chất đặc biệt của đất nước Hiệp Chủng Quốc Vĩ Đại phát hiện và công nhận khả năng trí tuệ siêu việt của tôi."
22 Tháng Ba 2021(Xem: 4549)
"Vậy chị đã hài lòng nơi chín suối vì con dâu đúng như ý chị mong ước. Không biết do nhân duyên hay sự huyền bí không giải thích được nhưng tôi nghĩ chị Kim đã tìm vợ cho con."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468