CHUYỆN PHIẾM: CHỮ NGHĨA

08 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 17122)
CHUYỆN PHIẾM: CHỮ NGHĨA
CHUYỆN PHIẾM
CHỮ NGHĨA
(Phần II)

634248483400616263_200x107634248483899817140_200x125
Về động từ, xin đề cập đế các chữ “ăn nói”“nói năng”.Trong động từ ăn nói, ta thấy có chữ ănnói. Ăn là một động từ, nói cũng là một động từ. Nếu tách riêng thì hai hành động ănnói hoàn toàn khác nhau. Nhưng hai chữ đứng chung thì lại chỉ có một nghĩa. Thí dụ ta nói “Cô Minh có khiếu ăn nói”, tức là cô Minh nói khéo nói hay…chứ không phải vừa ăn vừa nói…Còn động từ nói năng cũng đặc biệt ở chỗ, nói là một động từ, còn chữ năng thì về phương diện văn phạm, cá nhân tôi không biết phải xếp vào “tự loại” nào? Về chữ nghĩa dân gian, ta có hai chữ “ăn nói”“nói năng” . Nhưng về ý nghĩa thì theo thiển ý, hai chữ này hoàn toàn khác nhau. Khi đề cập đến một người có tài “nói” người ta phát biểu “ Cô ta là người ăn nói có duyên”, còn đề cập đến một người nói không đâu ra đâu thì “ Cô ta nói năng không đầu không đuôi…” NóiNói Năng như vậy không cùng diễn tả tính cách của hành vi nói. Hai ví dụ sau đây cho thấy sự khác biệt. Ví dụ 1: “Ông ấy nói rất hấp dẫn”. Ví dụ 2: “Ông ấy nói năng chẳng ra ngô ra khoai gì cả”. Ta không thể nói: “Ông ấy nói năng rất hấp dẫn” nhưng ta có thể nói: “Ông ấy nói chẳng ra ngô ra khoai gì cả”. Điên cái đầu phải không các bạn?

Động từ “viết lách” mới là hay! “Viết” là động tác cầm bút (bút chì hay bút mực gì cũng OK)”. Khi chúng ta còn đi học, mài đũng quần trên ghế các nhà trường (tiểu học, trung học, đại học, huấn luyện…) thì chúng ta chỉ có quyền “viết” mà thôi. Khi còn ở bậc tiểu học, mỗi tuần có hai giờ tập viết, nghĩa là viết nắn nót, viết cho đẹp, cho ngay hàng thẳng lối. Nhưng khi lớn lên rồi thì đi làm kiếm tiền để dắt đào đi ăn cà rem hoặc đi coi chớp bóng, không muốn sống độc thân thì kiếm tiền cưới vợ rồi nuôi con. Có nhiều nghề để làm, đi vào quân ngũ cũng lãnh lương hàng tháng, coi như đi làm, làm lính làm quan. Có người lại thích làm cái nghề “viết lách”. Không ai bảo làm nghề “viết” mà phải gọi là “viết lách”. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo …thuộc vào loại những người “viết lách”. Nếu ta thỉnh thoảng viết vài ba lá thư gửi cho đào nói chuyện buồn chuyện vui cũng chỉ gọi là “viết” chứ không gọi là “viết lách” được. Khó là ở chỗ đó. Vì “viết lách” đâu phải là chuyện dễ! “Viết” cho đào hay cho người quen đọc thì không có vấn đề vì chỉ có một người đọc mà thôi. “Viết lách” là “viết” cho nhiều người đọc, nhất là mấy cái ông thuộc trường phái kiểm duyệt thì đọc rất kỹ. Chẳng những thế, mấy ông này còn đặt bài của người ta lên kính hiển vi mà soi nữa. Soi qua soi lại thế nào cũng thấy có điều này điều nọ gây ra bịnh “dị ứng” để rồi phán “đi không đúng lề”. Chuyện này thường xảy ra dưới bầu trời báo chí, văn học nghệ thuật xã-hội-chủ-nghĩa (có người bảo xú-heo-chó-ngựa). Vì vậy mấy vị cầm viết phải “viết lách” là đúng!. Vừa “viết” vừa “lách” để khỏi đi trật đường mòn xú-heo-chó-ngựa. Nhưng cũng có nhiều người cầm bút “viết” mà không “lách” nên họ bị đưa vào ngồi trong tù. Đầu tháng 8 vừa rồi, mấy vị “viết” mà không “lách” này được một tổ chức về nhân quyền trao tặng giải thưởng “viết” mà không “lách”, trong đó có hai vị vị nữ lưu là Trần Khải Thanh Thủy và Mẹ Nấm. Thật đáng phục!

 Giờ thì đề cập đến vài tĩnh từ cho đủ phần “chuyện phiếm”. Ba tĩnh từ nêu ở phần đầu là vui vẻ, sạch sẽ, mát mẻ. Lưu ý là ba tĩnh từ này đều có âm “e” đứng ở chữ thứ nhì (vẻ, sẽ, mẻ). Ta đưa ra ba thí dụ để thấy chữ nghĩa Việt Nam không đơn giản chút nào. Thí dụ 1: “buổi họp mặt rất vui vẻ”, cũng có thể nói “buổi họp mặt rất vui”. Thí dụ 2: “Căn phòng này rất sạch sẽ” hoặc “căn phòng này rất sạch”. Thí dụ 3: “Thời tiết hôm nay mát mẻ” hoặc “thời tiết hôm nay mát”. Vậy thì, có thể nào tạm kết luận rằng khi có một tĩnh từ “kép” thì chúng ta có thể dùng cả hai chữ để diễn tả tính chất của sự việc họăc chỉ dùng chữ đứng đầu của tĩnh từ ấy mà không làm sai lệch ý nghĩa. Ngược lại chưa bao giờ nghe ai nói “buổi họp mặt rất vẻ”, “căn phòng này rất sẽ” hoặc “thời tiết hôm nay mẻ”. Nếu “nói năng” như thế e có người bảo ta bị “điện không nặng”.

 Kẻ viết bài này định kết thúc câu chuyện phiếm chữ nghĩa ở đây nhưng bỗng nhớ đến hai tĩnh từ rất hay và có phần thú vị. Đó là các chữ “trẻ” và “trẻ trung”. Hãy xem vài ví dụ. 1/Anh Tâm là một người rất trẻ. 2/ Khi còn trẻ, cô Mai hát rất hay. 3/Buổi sinh hoạt hôm nay dành cho các bạn trẻ. 4/Tính của ông Nam rất trẻ trung”. Trong ba ví dụ trước, chữ trẻ nói đến những người còn ở trong độ tuổi thiếu niên, thanh niên, thanh nữ. Ở ví dụ sau cùng, hai chữ trẻ trung nói đến một người có thể đã ở độ tuổi “lục tuần thất tuần” nhưng tính tình, lối nói chuyện, cách giao tiếp của ông ta giống như những người đang còn trẻ tuổi vậy. Để kết luận : chữ trẻ nói về người trẻ, chữ trẻ trung để chỉ các anh già. Già mà trẻ trung thì vẫn có thể gọi bằng anh cũng được. Anh già. Nếu quý vị thuộc phái nữ thì gọi là “chị già” nhưng sau khi phán hai chữ “chị già” thì phải tìm đường mà “chẩu”…

 HKC
 Texas
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 2023(Xem: 13358)
"Món cơm nguội rẻ tiền, lúc trước chỉ dành cho người bình dân, lao động, nay rất được ưa thích, nổi tiếng ở Cồn Hến, và đã trở thành món ăn đặc sản của xứ Huế, mà chính người bổn xứ ai cũng ngất ngư vì cay xé lưỡi. Hít hà trong nước mắt khi ăn thì mới đúng điệu."
23 Tháng Mười Một 2022(Xem: 2896)
"KhônKhông ai đã ở trên đất Mỹ mà không biết ngày Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day mang ý nghĩa mừng được mùa thu hoạch và cảm tạ Chúa ban cho cuộc sống no đủ, đồng thời cũng để cám ơn những người dân bản địa đã giúp cho những di dân. "
15 Tháng Tám 2022(Xem: 3714)
"Bà nội, thầy mẹ tôi nằm xuống, tới bẩy anh em tôi mươi năm nữa cũng nằm xuống cả, đã có bầy măng non tới bốn chục đứa, mong rằng chúng còn có thể vươn cao hơn và mạnh hơn cả ông bà cha mẹ chúng."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 3671)
"Mình cũng già. Khi bé Nhiên lớn lên mình đâu còn sống với con; gia đình không còn ai, con bé lại bơ vơ lần nữa. Thôi thì cứ để anh em làm quen với nhau. Chờ khi nó lớn lên, ăn học tới nơi tới chốn rồi hẳn cho hay. Còn giờ, thỉnh thoảng dẫn nó xuống làng cho anh em chúng gặp nhau kẻo tội."
13 Tháng Năm 2022(Xem: 4017)
"Tôi phải chờ đến sau ngày 9 tháng 5 mới ngồi gõ “Phiếm Loạn” số 4. Sao thế? Vì tôi nghe lời ông tổng thống nước Nga để xem cuộc duyệt binh mừng đại thắng. Một là đại thắng phát xít Đức trong đệ nhị thế chiến. Hai là đại thắng do “chiến dịch quân sự đặc biệt” đối với nước láng giềng “phát xít” Ukraine."
10 Tháng Ba 2022(Xem: 3803)
"Xin cầu nguyện cho dân Ukraina “không được” giải phóng bởi Nga."
04 Tháng Ba 2022(Xem: 3653)
“Chúng ta như hai dòng sông gặp nhau để rồi cùng chẩy ra biển, hay gặp nhau để rồi lại xa nhau, làm sao biết được anh nhỉ?...Nhưng tại sao anh lại là anh Chương Đà Lạt độ nào!”
23 Tháng Giêng 2022(Xem: 16387)
"tôi vẫn hãnh diện tôi là người Hà Nội. Hà Nội vẫn luôn ở trong trái tim tôi : Hà Nội Quê Hương Trong Trí Nhớ. "
23 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3996)
"Mùa NOEL năm ấy 1975 đã để lại dấu ấn trong cuộc đời tôi chẳng thể nào quên : “Đêm Thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi”."
23 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3909)
"Cuối đời ôn theo Phật lấy câu : tâm bình thường là đạo nên tụi chị sống an nhàn là đúng rồi. Biết chừng nhờ mả ôn phát mà tụi chị được vậy chứ không thì “ đi ăn mày Tàu” rồi!"
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468