CHUYỆN PHIẾM: CHỮ NGHĨA

13 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 16704)
CHUYỆN PHIẾM: CHỮ NGHĨA
CHUYỆN PHIẾM
CHỮ NGHĨA

 Trong ngôn ngữ Việt Nam có nhiều tiếng (để nói) và nhiều chữ (để viết) là chữ kép, tức hai chữ đi liền nhau mà chúng ta nghe đã quá quen dù là danh từ, động từ hoặc tĩnh từ. Xin đưa ra vài thí dụ về danh từ như những chữ họ hàng, bà con, bạn bè, chợ búa, thuốc men… động từ như ăn nói, nói năng, viết lách… tĩnh từ như vui vẻ, sạch sẻ, mát mẻ…

634225264909228871_200x107634225265319977592_200x125

Hãy xét danh từ “họ hàng”. Khi nói hay viết hai chữ “họ hàng” thì chúng ta nghĩ ngay đến những người có liên hệ gia tộc với nhau. Nói hay viết “ông A có họ hàng với bà B” thì chúng ta đều hiểu rằng hai người này là “bà con” (lại một chữ kép nữa) với nhau dù là “bà con” xa hay gần. Nếu tách riêng hai chữ “họ” và “hàng” ra thì ta vẫn có thể dùng chữ “họ” chứ không không thể dùng chư “hàng” để nói đến những người có liên hệ gia tộc với nhau. Ta có thể nói: “Anh ấy có họ với tôi” chứ không thể nói “Anh ấy có hàng với tôi” được (trừ khi nói: người trong Nam nhận họ, kẻ ngoài Bắc nhận hàng!). Cho nên khi có một danh từ kép như hai chữ “họ hàng” chẳng hạn thì ta có thể dùng cả hai chữ “họ hàng”, họăc một chữ đầu “họ”, mà không ai dùng chữ sau “hàng”. Lại nữa, ta nói “nó và tôi có họ với nhau” chứ không ai nói “Nó và tôi là họ với nhau” Còn hai chữ “bà con” cũng không giống trường hợp hai chữ “họ hàng”. Ta có thể nói “ Anh và tôi là bà con với nhau” chứ không nói “Anh và tôi là bà với nhau hoặc anh và tôi là con với nhau” được! Thật là rắc rối! Không hiểu các nhà ngôn ngữ học giải thích thế nào đây?

Chắc chắn nhiều lần chúng ta nghe người quanh nói những câu rất thông thường như “chợ búa hôm nay ế ẩm” hay “hôm nay chưa chợ búa gì cả”. Phân tích hai câu trên cũng nhận ra được nhiều điều thú vị trong ngôn ngữ Việt Nam mà hàng ngày ta vẫn nói. Một bà bán hàng trong chợ gặp hôm ế ẩm thì than rằng “chợ búa hôm nay ế ẩm quá!”. Một bà bận bịu chưa đi chợ được thì than: “chưa chợ búa gì cả”. Ta lưu ý trong ví dụ thứ hai không có chủ từ đứng ở đầu câu mà cũng không có động từ “đi” như khi ta nói “ mẹ tôi đi chợ”. Các bạn có bao giờ nghe một người phát biểu như thế này chưa “Sáng nay chị tôi đi chợ búa rất sớm”? Câu này nghe ra hình như hơi nghịch nhĩ. Cho nên phải nói: “ Sáng nay chị tôi đi chợ rất sớm”. Điều thú vị nhất của hai chữ “chợ búa” là để cái “búa” phía sau cái “chợ” thì thành cái “chợ”. Một lần nữa xin các nhà ngôn ngữ học giúp cho!

Nhà nghèo, không có tiền mua thuốc cho con bị bệnh, người mẹ than: “không tiền thuốc men e khó qua khỏi…” Một anh chồng bị bệnh mà lười không uống thuốc thì bị chị vợ phán: “đồ lười biếng, không chịu thuốc men gì cả, cho màmàmày chết luôn!”. Ta cứ cho rằng chữ men đứng sau chữ thuốc là một danh từ thì, thứ nhất là chất men dùng để tráng bên ngoài như men răng men sứ, thứ hai là chất men trong các loại rượu và bia. Với chất men thứ nhất, có thể nào trong thuốc có chất men khi uống vào nó sẽ tráng các chỗ bị đau được lành chăng? Nghe không ổn phải không các bạn? Còn chất men thứ hai, nếu tôi là chị vợ trong ví dụ trên thì khi gặp anh chồng lười biếng, tôi không cho anh ta uống thuốc, cũng không cho uống thuốc men mà chỉ cho anh ta uống men mà thôi. Lúc ấy anh ta sẽ khỏe ngay, ngồi dậy và chạy ra khỏi nhà để đi mua thêm men.
 
Chữ “bạn bè” thì cách nay ít lâu tôi có đọc được mấy email với nội dung có liên quan đến hai chữ bạn bè. Email thứ nhất của anh A (xin dấu tên) gửi cho anh B nhờ giúp một việc, email này được gửi đồng thời cho nhiều người. Anh C đọc được email của anh A không bằng lòng nên bèn hỏi anh A tại sao lại phải nhờ anh B làm chuyện như vậy. Anh A bèn trả lời là giữa anh và anh B là chỗ “bạn bè”. Rắc rối bắt đầu ở hai chữ “bạn bè”. Anh C xài xể anh A một tăng vì theo anh thì chúng ta chỉ là bạn với nhau chứ không thể nào là “ bè”. Mà đã là “bạn” thì không có “bè”, còn có “bè” thì không là “bạn”. Cũng theo anh C, “bạn” thì OK, chứ “bè” thì không được. Anh giải thích thêm “bè” là “bè lũ” “bè đảng” “kết bè kết lũ”, ý nói không tốt. Không hiểu các “bạn” nghĩ sao? Riêng kẻ viết bài này có rất nhiều “bạn”, nhưng nhiều lúc vẫn xử dụng chữ “bạn bè” lúc nói cũng như khi viết. Điều đó không có nghĩa là kẻ này “kết bè, lập bè ” với nhau đâu. Nếu cứ cho rằng “bạn bè” ở cái nghĩa không tốt thì chắc chắn sẽ oan cho nhiều người lắm, trong đó có kẻ viết phiếm này.

 (Còn tiếp)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 21276)
Không thể được, anh phải ra Huế ngay để đối phó với những điều bất lợi cho mối tình của anh, cũng như phá vỡ những áp lực đang vây quanh nàng. Hoàng Mai hiểu giai đoạn quyết liệt này sẽ quyết định cuộc sống của Uyển Nhi và anh.
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10329)
Bóng đóa hồng dại trên sân cù năm xưa bỗng vụt khuất hẳn. Hình ảnh Đàlạt tĩnh mù và Sàigòn hỗn độn chồng lên nhau, cả hai cũng đều lùi xa ở sau lưng... Trước mặt tôi, nắng chứa chan chói lòa.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10040)
Nó trở thành một thần tượng của đám con nít vô gia đình. Nhưng không phải đứa nào cũng may mắn như nó, phải có một cơ duyên và một quyết tâm sắt đá mới vượt qua bao thử thách.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10255)
11 Tháng Chín 2016(Xem: 18919)
"Sự hụt hẫng làm tim nàng chơi vơi, lạc lõng… lần này nàng có thể vượt qua được bức tường đầy những ràng buộc, những lể nghi của một xứ Huế e dè và cổ kính, hay không?"
08 Tháng Năm 2016(Xem: 22682)
Mới gặp anh đó, mùi phấn thông từ chiếc áo hoa rừng còn phảng phất đâu đây trên em. Vậy mà giờ này em lại ngồi đây, một mình với những tờ giấy xanh trên đồi thông vắng…
08 Tháng Ba 2016(Xem: 10377)
Nếu đã và đang cưu mang thứ hành trang xót xa mà ấm áp ấy, xin hãy chia sẻ cùng chúng tôi - đi vào tâm tình trong truyện ngắn Sao Còn Đau Như Xưa của nhà văn Trần Long Hồ.
21 Tháng Chín 2015(Xem: 12414)
Thực ra cái triết lý sống còn của dân tộc ta vốn đã ngầm chất chứa một lựa chọn sinh động là luôn phải biết cảnh giác với cái bản chất đã thủ đắc được nhờ trải nghiệm xương máu qua lịch sử mà hình thành.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468