CHUYỆN PHIẾM: CHỮ NGHĨA

13 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 16705)
CHUYỆN PHIẾM: CHỮ NGHĨA
CHUYỆN PHIẾM
CHỮ NGHĨA

 Trong ngôn ngữ Việt Nam có nhiều tiếng (để nói) và nhiều chữ (để viết) là chữ kép, tức hai chữ đi liền nhau mà chúng ta nghe đã quá quen dù là danh từ, động từ hoặc tĩnh từ. Xin đưa ra vài thí dụ về danh từ như những chữ họ hàng, bà con, bạn bè, chợ búa, thuốc men… động từ như ăn nói, nói năng, viết lách… tĩnh từ như vui vẻ, sạch sẻ, mát mẻ…

634225264909228871_200x107634225265319977592_200x125

Hãy xét danh từ “họ hàng”. Khi nói hay viết hai chữ “họ hàng” thì chúng ta nghĩ ngay đến những người có liên hệ gia tộc với nhau. Nói hay viết “ông A có họ hàng với bà B” thì chúng ta đều hiểu rằng hai người này là “bà con” (lại một chữ kép nữa) với nhau dù là “bà con” xa hay gần. Nếu tách riêng hai chữ “họ” và “hàng” ra thì ta vẫn có thể dùng chữ “họ” chứ không không thể dùng chư “hàng” để nói đến những người có liên hệ gia tộc với nhau. Ta có thể nói: “Anh ấy có họ với tôi” chứ không thể nói “Anh ấy có hàng với tôi” được (trừ khi nói: người trong Nam nhận họ, kẻ ngoài Bắc nhận hàng!). Cho nên khi có một danh từ kép như hai chữ “họ hàng” chẳng hạn thì ta có thể dùng cả hai chữ “họ hàng”, họăc một chữ đầu “họ”, mà không ai dùng chữ sau “hàng”. Lại nữa, ta nói “nó và tôi có họ với nhau” chứ không ai nói “Nó và tôi là họ với nhau” Còn hai chữ “bà con” cũng không giống trường hợp hai chữ “họ hàng”. Ta có thể nói “ Anh và tôi là bà con với nhau” chứ không nói “Anh và tôi là bà với nhau hoặc anh và tôi là con với nhau” được! Thật là rắc rối! Không hiểu các nhà ngôn ngữ học giải thích thế nào đây?

Chắc chắn nhiều lần chúng ta nghe người quanh nói những câu rất thông thường như “chợ búa hôm nay ế ẩm” hay “hôm nay chưa chợ búa gì cả”. Phân tích hai câu trên cũng nhận ra được nhiều điều thú vị trong ngôn ngữ Việt Nam mà hàng ngày ta vẫn nói. Một bà bán hàng trong chợ gặp hôm ế ẩm thì than rằng “chợ búa hôm nay ế ẩm quá!”. Một bà bận bịu chưa đi chợ được thì than: “chưa chợ búa gì cả”. Ta lưu ý trong ví dụ thứ hai không có chủ từ đứng ở đầu câu mà cũng không có động từ “đi” như khi ta nói “ mẹ tôi đi chợ”. Các bạn có bao giờ nghe một người phát biểu như thế này chưa “Sáng nay chị tôi đi chợ búa rất sớm”? Câu này nghe ra hình như hơi nghịch nhĩ. Cho nên phải nói: “ Sáng nay chị tôi đi chợ rất sớm”. Điều thú vị nhất của hai chữ “chợ búa” là để cái “búa” phía sau cái “chợ” thì thành cái “chợ”. Một lần nữa xin các nhà ngôn ngữ học giúp cho!

Nhà nghèo, không có tiền mua thuốc cho con bị bệnh, người mẹ than: “không tiền thuốc men e khó qua khỏi…” Một anh chồng bị bệnh mà lười không uống thuốc thì bị chị vợ phán: “đồ lười biếng, không chịu thuốc men gì cả, cho màmàmày chết luôn!”. Ta cứ cho rằng chữ men đứng sau chữ thuốc là một danh từ thì, thứ nhất là chất men dùng để tráng bên ngoài như men răng men sứ, thứ hai là chất men trong các loại rượu và bia. Với chất men thứ nhất, có thể nào trong thuốc có chất men khi uống vào nó sẽ tráng các chỗ bị đau được lành chăng? Nghe không ổn phải không các bạn? Còn chất men thứ hai, nếu tôi là chị vợ trong ví dụ trên thì khi gặp anh chồng lười biếng, tôi không cho anh ta uống thuốc, cũng không cho uống thuốc men mà chỉ cho anh ta uống men mà thôi. Lúc ấy anh ta sẽ khỏe ngay, ngồi dậy và chạy ra khỏi nhà để đi mua thêm men.
 
Chữ “bạn bè” thì cách nay ít lâu tôi có đọc được mấy email với nội dung có liên quan đến hai chữ bạn bè. Email thứ nhất của anh A (xin dấu tên) gửi cho anh B nhờ giúp một việc, email này được gửi đồng thời cho nhiều người. Anh C đọc được email của anh A không bằng lòng nên bèn hỏi anh A tại sao lại phải nhờ anh B làm chuyện như vậy. Anh A bèn trả lời là giữa anh và anh B là chỗ “bạn bè”. Rắc rối bắt đầu ở hai chữ “bạn bè”. Anh C xài xể anh A một tăng vì theo anh thì chúng ta chỉ là bạn với nhau chứ không thể nào là “ bè”. Mà đã là “bạn” thì không có “bè”, còn có “bè” thì không là “bạn”. Cũng theo anh C, “bạn” thì OK, chứ “bè” thì không được. Anh giải thích thêm “bè” là “bè lũ” “bè đảng” “kết bè kết lũ”, ý nói không tốt. Không hiểu các “bạn” nghĩ sao? Riêng kẻ viết bài này có rất nhiều “bạn”, nhưng nhiều lúc vẫn xử dụng chữ “bạn bè” lúc nói cũng như khi viết. Điều đó không có nghĩa là kẻ này “kết bè, lập bè ” với nhau đâu. Nếu cứ cho rằng “bạn bè” ở cái nghĩa không tốt thì chắc chắn sẽ oan cho nhiều người lắm, trong đó có kẻ viết phiếm này.

 (Còn tiếp)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 2018(Xem: 16222)
Một nhà văn nữ gốc Việt lọt vào danh sách bốn ứng viên chung kết trong số 47 ứng viên trên thế giới được đề cử cho giải thưởng thay thế Nobel Văn Chương 2018: Giải Thưởng Mới Trong Văn Chương.
08 Tháng Tám 2018(Xem: 9070)
"Jack ơi! Chúng ta đã từng là chiến sĩ, cùng chung một chiến tuyến, cùng chung một ước mơ; nhưng ước mơ của chúng ta đã không thành. Vì lẽ, sau 43 năm ngưng tiếng súng trên quê hương tôi, dải đất và vùng trời kia vẫn còn đó. Nhưng tiếc thay! Vẫn chưa thật sự có lại thanh bình."
19 Tháng Tư 2018(Xem: 16122)
"Anh yêu Huế bởi Huế hòa trong em. Anh yêu ánh mắt nồng nàn của em như dòng sông thăm thẳm, sông chảy vào lòng, nên sông rất sâu. Ánh nhìn của các cô gái Huế thâm trầm, thật sâu lắng khó hiểu, mà khi hiểu được thì lại khó quên! "
13 Tháng Giêng 2018(Xem: 15137)
"Thưa Thiên Chúa kính mến yêu quý của con, Ngài đã làm cho giấc mơ thầm kín - mà đã bao lần làm tim con thổn thức, tan chảy – nay đã thành sự thật. Con cám ơn Ngài."
18 Tháng Mười 2017(Xem: 8813)
"Chị bạn mạ là một bài học lớn trong cuộc sống đối với chúng tôi. Cái gì chúng ta cho đi, chẳng bao giờ mất cả, nó sẽ trở lại và phong phú hơn nhiều."
09 Tháng Chín 2017(Xem: 14317)
"Em yêu! Anh ấm lòng vì biết chắc có em đợi chờ anh, dù em đang ở thật xa anh! Khoảng cách sẽ không là gì, nếu chúng ta yêu nhau thật lòng, em nhé!"
21 Tháng Năm 2017(Xem: 10892)
"Có lẽ cuộc sống đơn giản, sống với cái tâm và cái tình, cái nghĩa, không chú trọng vật chất nhiều nên chỉ những điều đơn giản nhất cũng mang lại những nụ cười sáng rực rỡ lung linh đến tận bây giờ."
19 Tháng Tư 2017(Xem: 18373)
"Giọt nước mắt vui mừng lăn dài trên má, nàng thì thầm: Anh yêu! Đôi lúc nước mắt trở nên đáng quý hơn cả 1 nụ cười. Nụ Cười có thể tặng cho bất cứ ai. Nhưng Nước Mắt thì chỉ để dành cho người mà mình không muốn mất…"
26 Tháng Giêng 2017(Xem: 10130)
"Một buổi tối, tôi ngồi ngắm Lan Chi đang ngủ. Tâm hồn tôi rúng động. Tôi bỗng nhận ra rằng Lan Chi là cô bé gái Việt Nam. Tôi tự hỏi : Thế thì trước đây mình không biết nó là đứa bé Việt Nam hay sao ? Tôi không trả lời được câu hỏi này."
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 9440)
Nâng niu lời trao gởi Chút tình cảm nhạt nhòa Cuộc đời là hư vọng Tình người… ôi thiết tha!
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468