Iraq Ra Dễ Khó Vào (Hoàng Ngọc Nguyên)

20 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 25736)
Iraq Ra Dễ Khó Vào (Hoàng Ngọc Nguyên)


IRAQ RA DỄ KHÓ VÀO

Hoàng Ngọc Nguyên

image001_31-content 


Ngày thứ năm 15-12, cuộc chiến tranh Iraq của người Mỹ chính thức chấm dứt sau hơn tám năm chật vật tìm không thấy lối ra. Hóa ra, chẳng phải như ngưòi ta nói, vào dễ khó ra. Với cuộc chiến tranh Iraq mà Hoa Kỳ đơn phương phát động từ năm 2003, vào xem ra khó, mà ra lại khá dễ.

 Tổng thống George W. Bush, với áp lực của những nhà chiến lược chính trị toàn cầu của Cộng Hòa mơ tưởng một vai trò thống trị của “đế quốc Hoa Kỳ” trong thời hậu Chiến tranh lạnh, đã tìm đủ mọi cách để tiến quân đánh Iraq cho bằng được, thậm chí phải đặt điều, lúc thì “không thật” (Tổng thống Iraq, Saddam Hussein, có “vũ khí giết người hàng loạt”) lúc thì đạo đức cũng “không thật” (chấm dứt chế độ độc tài ở Baghdad, giải phóng cho người dân và xây dựng dân chủ ở nước này) để có thể biện minh việc xâm lăng và chiếm đóng. Chưa đến 50 ngày sau khi tiến quân vào Iraq, nhanh chóng làm sụp đổ chế độ của ông Hussein, ông Bush đã đứng trên chiến hạm ngoài khơi và reo lên “Mission Accomplished”.

 Những người tại Nhà Trắng kiến trúc cuộc chiến này, không may, ở xa vùng Trung Đông quá, lại chẳng hề đặt chân tới đó, cho nên chằng thấy sự hiểm trở trong “địa thế chính trị” của nước này. Hai giáo phái Sunni và Shiite của đạo Hồi thù ghét nhau chết bỏ - còn hơn Cộng Hòa và Dân Chủ ở Mỹ. Và với người Hồi giáo, khi thù nhau, người ta có quan niệm đơn giản về giải pháp: khủng bố để tiêu diệt nhau. Người Kurdist ở phía bắc nước Iraq thì chỉ mong có ngày được độc lập và làm ríêng một nước. Và chung quanh Iraq, nước thì Sunni như Saudi Arabia, Syria, nước thì Shiite, như Iran, nước thì Kurdist như Thổ Nhĩ Kỳ, nước nào cũng quá giàu có nhờ dầu hỏa nên nước nào cũng sẵn sàng tiếp tế vũ khí, đạn dược một cách hào phóng cho những “người anh em đồng đạo” của mình. Đó là lý do đơn giản để giải thích sự vô hiệu của dân chủ trong việc đem lại hòa bình cho nước này, tình hình khủng bố loạn lạc vẫn còn đe dọa Iraq trầm trọng, chỉ có người dân là chết, và bởi vì chỉ có người dân là chết cho nên ngưòi dân không còn thấy Mỹ là “anh hùng giải phóng” nữa, mà chẳng biết phải nghĩ thế nào về nước Mỹ “chiếm đóng” này.

 Đó là lý do đơn giản mà Mỹ phải tìm lối ra - ở lại, chẳng giúp ích được gì cho tinh hình và có thể làm cho mọi chuyện phức tạp hơn. Chiến tranh Iraq trong tính toán ban đầu đã sai lầm. Người ta đã không tiên liệu hết thử thách khắc nghiệt trong cuộc chiến này, và do đó không thấy được Mỹ có thể sai lầm - sai lầm đến mức cùng một lúc Mỹ sẽ phải dính líu vào hai cuộc chiến ở nước ngoài (một ở Iraq và một ở Afghanistan), và đó là điều ngoài sức của Mỹ. Nó ngoài sức trên nhiều mặt: ngân sách, lực lượng, bó tay trước những thách đố từ các nơi khác. Nền kinh tế Mỹ bị tơi tả trong những năm qua chính là “nhờ” hai cuộc chiến của ông Bush. Nước Nga và Trung Quốc ngày càng giỡn mặt với Mỹ, Iran và Bắc Triều Tiên có thái độ lờn mặt với Mỹ, cũng là “nhờ” hai cuộc chiến của ông Bush. Vào năm 2007, Bush phải thay bộ trưởng quốc phòng, thay tư lệnh quân đội tại Iraq, và tăng quân để tiến hành công tác “bình định” bằng cách biến mỗi địa phương ở Iraq thành một pháo đài và tích cực hạn chế việc đi lại di chuyển để hạn chế nạn đánh bom cùng gài mìn trên đường. Đồng thời, Mỹ chuyển qua một chính sách thăng bằng hơn giữa các giáo phái và địa phương. Nạn giáo phái sứ quân khủng bố nhờ thế đã được kiểm soát có hiệu quả hơn, cho phép Mỹ tính tới việc rút quân trong quá trình “Iraq hóa chiến tranh Iraq”.

 Nếu ông John McCain, thượng nghị sĩ Arizona, đắc cử tồng thống vào năm 2008, chắc chắn Mỹ đã chẳng sớm tính chuyện rút lui. Người đắc cử là ông Barack Obama, và ông nhanh chóng xác định lịch trình triệt thoái với hạn kỳ 2011. Kế hoạch tiên khởi là giữ lại một lực lượng nhỏ tại Iraq đề tiếp tục công cuộc huấn luyện cùng dằn mặt một số thế lực trong vùng. Khi Mỹ rút hết toàn bộ vào ngày 31-12 tới này, chúng ta đều hiểu có một ý định bất thành, bất thành vì trong nội bộ Iraq người ta chẳng còn muốn thấy Mỹ ở trên nước họ làm cho cán cân lực lượng nội bộ có thế có hướng này hướng nọ.

 Nay thì Mỹ đã chính thức tuyên bố chấm dứt “sứ mệnh” ở Iraq, cho dù dường như mục tiêu hay mục đich đạt được hay không vẫn còn là câu hỏi khi bạo lực vẫn còn diễn ra trên nước này, và thế giới Hồi giáo cho thấy chẳng tin tưởng gì hơn vào nước Mỹ đại cường. Tại một căn cứ Không quân tại Baghdad, Bộ trưởng Quồc phòng Mỹ Leon E. Panetta đã phát biểu trước “ba quân đang chuẩn bị lên đường vế nước, ông nói lên sự biết ơn của nước Mỹ đối với hơn một triệu lính Mỹ đã từng phục vụ ở Iraq. Ông nói đến những “tiến bộ đáng kể” mà phái bộ Mỹ đã đạt được trong chín năm qua, dù rằng nhìn nhận còn những thách đố nghiêm trong đang đứng trước chế độ dân chủ còn bấp bênh ở nước này. Báo chí trích dẫn lời ông: “Tôi có thể nói rõ rằng Iraq sẽ được thử thách trong những ngày sắp đến - bởi vì các nhóm chủ trương khủng bố, bởi vì những người muốn gây chia rẽ, phân hóa, bởi vì những vấn đề về kinh tế và xã hội, bởi vì nguyện vọng dân chủ của người dân. Những thách đố còn đó, nhưng nước Mỹ sẽ sẵn sàng đứng bên cạnh người dân Iraq khi họ tìm cách vượt qua những thách đố này để xây dựng một đất nước mạnh hơn và phồn vinh hơn”.

 Mỹ rút ra khỏi Iraq có vẻ dễ, nói rút là rút, có lẽ vi hai lý do chính: ở lại sẽ dễ sa lầy trở lại, và những phe phái ở Iraq muốn Mỹ rút đi để họ dễ “đóng cửa dạy nhau”. Sau chín năm, Mỹ thiệt mất gần 4.5000 binh sĩ, bị thương vì giao tranh 32.226, cao điếm lực lượng tại Iraq là 170.000 quân, hao tốn ở mức kinh tế gia Stephen Stigliotz được giải Nobel gọi là “the 3-trillion war” (cuộc chiến 3 ngàn tỷ đô la). Và để được gì? Câu hỏi đó sẽ ám ảnh những nhà sử học, những nhà nghiên cứu chính trị trong nhiều năm sắp đến khi chúng ta quan sát sự trở về của lính Mỹ từ Iraq không có điệu quân nhạc của khúc khải hoàn.

 Và người Việt chúng ta không khỏi bùi ngùi nhớ đến cuộc chiến một thời của mình. Đối với người Việt, có thể là cuộc chiếm 15 năm chống một hình thức xâm lược kiểu mới. Đối với quân Mỹ, cuộc chiến tranh họ tham dự để bảo vệ một đồng minh chống sự xâm lăng của Cộng Sản chỉ có mười năm. Quân Mỹ đã tham chiến ở miền nam rất dễ dàng.với chính nghĩa rõ rệt. Họ rút lui theo ý của kẻ địch, bất chấp những hiểm nghèo cho đồng minh cô thế. Việc rút lui của họ khó khăn, và đề tránh “tiếng đời” là đầu hàng, tháo chạy, phản bội đồng minh… chỉ có “Tricky Dick” (ông Dick quỉ quyệt, tức Richard Nixon) mới đủ mưu mô, thủ đoạn dựng lên những chuyện như hiệp ước hòa bình, chuyện Việt Nam hóa chiến tranh, chuyện tấn công làm tiêu hao khả năng chiến tranh của đối phương… Ngày xưa Mỹ rút khỏi miền nam của chúng ta, chúng ta không làm gì được để cho Mỹ có thể để lại một lực lượng tối thiểu để “dằn mặt”. Ngày nay, Mỹ chưa hẳn muốn rút khỏi Iraq hoàn toàn, nhưng Mỹ không làm gì khác hơn được. Cách đây gần 39 năm, những người lính Mỹ rời Saigon trong “vòng hoa chiến thắng” với người dân bản xứ ngậm ngùi đưa tiễn, nhưng ở Mỹ chẳng ai đón họ như những người anh hùng. Tuần này, người Mỹ rời Baghdad lên đường về nước trong lặng lẽ, chẳng ai ở Baghdad cảm thấy gì mất mát. (Iraq còn giàu quá nhờ dầu hỏa, trong khi miền nam của chúng ta chỉ là những cánh đồng thiếu phân, thiếu giống thiếu nước). Nhưng ở Mỹ, người ta đón người trở về như những anh hùng.

 Hai cuộc chiến oái oăm. Với hai kết thúc oái oăm – về phía Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 3618)
“Xin đừng hót những lời chim chóc mãi/ Đừng lớn lối khi dân lành ốm đói/ Vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn…”
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3742)
"Vụ tham nhũng Việt Á, vụ cổ phiếu FLC ở Việt Nam gần đây cho thấy dường như có một thế lực vô hình đang thao túng chính sách, lũng đoạn thị trường mà nếu không được vạch mặt chỉ tên và có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì đất nước sẽ suy sụp."
11 Tháng Giêng 2022(Xem: 3655)
"Tựu chung Trung Quốc đang ấp ủ những tham vọng rất lớn nhưng đồng thời vẫn là một ông khổng lồ với nhiều nhược điểm mà những nhược điểm đó có thể bị các đối thủ khai thác trong cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng về mặt địa chính trị »."
11 Tháng Giêng 2022(Xem: 4221)
"Dư luận Việt Nam đã rúng động mạnh mẽ và bức xúc dữ dội khi vụ kít xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (gọi tắt là kít xét nghiệm COVID-19) của Việt Á bị phanh phui với nhiều tình tiết bất thường liên quan tới sự can dự của nhiều cơ quan nhà nước và bộ chủ quản."
01 Tháng Giêng 2022(Xem: 3750)
"Còn bài điểm sách của Jude Blanchette trên tờ Washington Post viết: "Sách của Shum nổi bật như một tài liệu nội bộ chân chính hiếm hoi về mối quan hệ ngược hẳn chủ nghĩa xã hội giữa tiền bạc và chính trị trong hệ thống chính trị độc tài của Trung Quốc. Sách phải đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến việc xuyên thủng lớp tuyên truyền được kiểm soát và dàn dựng cẩn thận mà Bắc Kinh đã dựng lên."
28 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3750)
- ĐẠI TỈNH THỨC MÙA GIÁNG SINH - ĐẠI DỊCH CHÍNH TRƯỜNG - MỘT CUỘC CHIẾN TỒI TỆ - THẤT NGHIỆP? LẠM PHÁT? QUẲNG GÁNH LO ĐI!
23 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3831)
"GS Vũ Quốc Thúc là một CÂY ĐAI CỔ THỤ trong làng Luật VN. Ông được coi như những ngườì đã dày công xây dựng trường Luật của VNCH ngay sau khi người Pháp rút về nước. Ông cũng còn là một chính khách lỗi lạc của VN trong mọi thờì đại và được kính mến của nhiều thế hệ trí thức của nước nhà."
20 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 4218)
"Ngày 19 ta cùng thờ lạy 20 năm nhớ lại ơn thiêng Đức Ông quá vãng quy tiên Về nơi vĩnh phước linh thiêng trên trời."
16 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3935)
"Điều hiển nhiên nhất hiện tại là liên hệ ngày càng khắng khít giữa Qatar với Trung Quốc về kinh tế, đầu tư và thương mại. Kèm theo đó sẽ là những « ảnh hưởng về phương diện ngoại giao và quân sự » trong tương lai."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468