Bế Tắc Hơn 200 Năm? (Hoàng Ngọc Nguyên)

23 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 26008)
Bế Tắc Hơn 200 Năm? (Hoàng Ngọc Nguyên)


BẾ TẮC HƠN 200 NĂM?

Hoàng Ngọc Nguyên

 

Người Mỹ vẫn nói “No news is good news”, và người ta có thể hiểu câu này theo nhiều cách, kể cả theo nghĩa “No news is real news”. Chẳng có tin gì là hay ho cả. Đúng là một tin hay nếu chẳng có tin gì cả. Chẳng có tin gì đáng là tin thực sự cả. Tất cả đều có thể diễn giải cho tin “siêu ủy ban” của Quốc Hội lo về nợ nần, thiếu hụt, hôm thứ hai đã cởi giáp qui hàng!

 Đây là một ủy ban lưỡng viện, lưỡng đảng, lưỡng tính, có trách nhiệm được giao cho là phài cắt giảm thiếu hụt ngân sách tối thiểu 1.2 ngàn tỉ cho thời gian mười năm tới, với kỳ hạn báo cáo hoàn thành nhiệm vụ là ngày thứ tư 23-11. Tuy nhiên trước kỳ hạn hai ngày, người ta đã chính thức ra thông báo không thể cắt được cho dù là một đồng, đương nhiên bởi vì nội bộ 12 người này, cái gì cũng lưỡng, nhất là lưỡng tính, nghĩa là có hai ý, cho nên đã không thống nhất được ở bất cứ điều gì, nay họ phải đầu hàng và đương nhiên phải chịu nhận búa rìu của dư luận. Siêu ủy ban (chữ siêu đứng đầu có thể nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của cả người và việc) được thành lập theo thỏa thuận đầu tháng tám giữa hai đảng trong cuộc thương luợng đi đến thỏa hiệp nâng cao mức nợ tối đa mà chính phủ được vay. Theo thỏa thuận gồm ba bước này, Quốc Hội cho ông Obama nâng mức nợ của liên bang lên 1 ngàn tỉ (từ 14.3 lên 15.3 ngàn tỉ), đồng thời người ta cũng cắt ngay thiếu hụt ngân sách trong mười năm tới là 1 ngàn tỉ, chủ yếu bằng biện pháp cắt chi tiêu của chính phủ thay vì phải bao gồm luôn biện pháp tăng thu ngân sách. Ở bước thứ hai, một siêu ủy ban 12 người thuộc hai đảng hai viện đươc thành lập để xét việc cắt thiếu hụt thêm 1.2 ngàn tỉ. Ủy ban nợ này sẽ đưa ra báo cáo vào kỳ hạn 23-11. Bước thứ ba, Quốc Hội hai viện sẽ xét đề nghị này của siêu ủy ban và biểu quyết mà không sửa đổi với kỳ hạn là ngày 23-12. Nếu không thông qua được, Quốc Hội sẽ dùng tới biện pháp “tịch biên” ngân sách - tự động cắt chi tiêu của chính phủ ở mức 1.2 ngàn tỉ, như kiểu đi “siết nợ’, có gì cũng lấy. Nếu cả hai vỉện đều thông qua, dự luật sẽ được chuyển đến cho Tổng thống Obama ký ban hành. Đó là truờng hợp “tối hảo”, bình yên vô sự. Chuyện đời có thể rắc rối nếu một trong ba trường hợp sau đây xảy ra: siêu ủy ban không đưa ra được dự luật đề nghị; Quốc Hội không thông qua đề nghị của siêu ủy ban; Tổng thống không chịu ký (phủ quyết). Trường hợp thứ nhất chính là điều đang xảy ra. Trong bất cứ giả thiết nào, nếu uỷ ban không có được dự luật, hay ủy ban có dự luật mà Quốc Hội không thông qua, hay Quốc Hội thông qua mà ông Obama phủ quyết, thì Quốc Hội sẽ đi làm cái việc cắt tự động 1.2 ngàn tỉ trong chi tiêu quốc phòng và không quốc phòng bắt đầu từ năm 2013.

 Cái tin siêu ủy ban thông báo không hoàn thành đươc nhiệm vụ quả là tin không hay. Bằng chứng là “Ác mộng Phô Wall” đã đổ xuống tức thì, phản ứng trong hai ngày liên tiếp thứ hai và thứ ba. Sự lo sợ của người đầu tư và nguòi dân rất đơn giản: sự trục trặc này sẽ ành hưởng đến khả năng hành động của chính phủ, lây lan đến hoạt động kinh tế, và sẽ làm cho mùa Lễ Tạ Ơn chẳng biết tạ ai đây, và mùa Giáng Sinh không thanh bình êm ả, và những dự đoán lạc quan cho quí tư này có thể trở thành chuyện hoang tưởng hoang đường. Như thế mà cái tin này có đáng lá cái tin không? Không! Không cứ gì ông Newt Gingirch, cựu chủ tịch Hạ Viện hơn 10 năm trước đây, nay tức thì lên tiếng tự khoe tôi đã thấy trước cho nên tôi đáng được bầu làm tổng thống sang năm. Ai mà chẳng hiểu cái siêu ủy ban này đương nhiên sẽ thất bại. Nó thất bại trước tiên là vì cái mục tiêu kỳ quái. Thay vì phải tìm kiếm trước cái gì có thể cắt chi tiêu, cái gì có thể thu thêm cho ngân sách để xem có thề cải thiện được sự thiếu hụt ngân sách ở mức độ nào, người ta lại giao trước cái chỉ tiêu 1.2 ngàn tỉ, đúng là cách làm việc giống như những người Cộng Sản tại những nước xã hội chủ nghĩa thời xa xưa, cứ giao chỉ tiêu kế hoạch bất kể làm được hay không. Đó là công việc. Nay đến con người. Những thành viên của siêu ủy ban này là lưỡng tính, không hẳn ái nam ái nữ, mà người Cộng Hòa, người Dân Chủ, trong mỗi đảng lại có lưỡng hướng, Dân Chủ thi tả khuynh và trung tả, Cộng Hòa thì hữu khuynh (bào thủ) và trung hữu. Người ta chỉ lo nhìn nhau để kềm nhau, hay quay mặt đi nhìn hướng khác, làm sao có thể nhìn chung một hướng được để đạt được sự nhất trí? Vả lại, đây có phải là những nhà nghiên cứu chuyên môn đâu. Họ là những nhà chính trị, chỉ hành động theo mệnh lệnh của đảng. Mà có đảng nào từng đưa ra chỉ thị: “Các đồng chí phải hết sức linh hoạt, thiện chí. Hợp tác với các đồng chí bên đảng kia để cố tạo được tinh thần đoàn kết dân tộc, thỏa hiệp thỏa đáng phù hợp với sự mong đợi và lợi ích của người dân trong tình hình đất nước vừa khó khăn, vửa phức tạp hiện nay”?

 Sự bế tắc này chẳng có gì là lạ, vì là nét chính của chính trị Washington từ hai ba năm nay, hay đúng hơn, từ bao đời nay. Trong bối cảnh hiện nay, tuy không nói ra, dường như bên nào, khi nghĩ đến cuộc bầu cử sang năm, cũng thấy có lợi trong thất bại bởi vì ai cũng biêt mục tiêu khó đánh thắng, và cách hay nhất là “ăn không được thì đạp đổ”. Sở dĩ hai đảng có vẻ sẵn sàng “thất bại” vì người Dân Chủ có thể nói với cử tri: tôi không cho cắt chi tiêu của chính phủ cho phúc lợi xã hội cho nên cái ‘deal” mới chết; người Cộng Hòa cũng nói “Tôi không cho tăng thuế đánh vào giới giàu có cho nên cái deal này đi đời nhà ma”. Thậm chí cả hai bên đều có thể thầm nghĩ, dù người vui đắc thắng, người buồn: Phen này ông Obama chỉ có chết. Cái chủ trương phá hoại để tiêu diệt nhiều người Cộng Hòa nghĩ sắp tới đích!

 Hai đề tài chính là thuế và các chương trình phúc lợi xã hội (entitlement programs). Một giải pháp có vẻ thích hợp với ”common sense” nhất là tăng thuế đồng thời giảm bớt chi tiêu cho những chương trình phúc lợi xã hội. Đúng và không! Đưong nhiên phía Dân Chủ đòi phải tăng thuế đánh vào giới doanh nghiệp và những người có lợi tức cao. Đề nghị ban đầu của họ là tăng thuế đến cả 1.000 tỉ, đồng thới với việc giảm chi cũng hơn cả ngàn tỉ. Đề nghị của người Cộng Hòa là sẽ tăng thuế đến 300 tỉ bằng cách “đóng lại các lỗ hổng, khe hở” trong các chế độ và chính sách thuế, đồng thời sẽ tiến hành cải cách bộ thuế cho hiệu quả hơn. Phía Dân Chủ đã bác bỏ đề nghị này vì họ xem chuyện tăng thuế chỉ là quà hối lộ để họ chấp nhận việc cải cách bộ thuế để làm giàm thuế đồng loạt cho các thành phần lợi tức cao từ doanh nghiệp đến người giàu, và kéo thuế suất tối đa cho doanh nghiệp từ mức 35% hiện nay chỉ còn 28% - đồng thời với việc duy trì các khoản giảm thuế mà cựu Tổng thống George W. Bush đưa ra từ năm 2001. Phía Dân Chủ chống lại đề nghị của phía Cộng Hòa đã đành mà ngay trong nội bộ phía Cộng Hòa trong siêu ủy ban này, nguòi ta chống lại vì đề nghị tăng thuế này vướng phải lời thề độc địa với tổ chức “Ngưòi Mỹ (đấu tranh cho) Cài cách Thuế” (Americans for Tax Reforms), được lập ra bởi ông cố Tổng thống Ronald Reagan)- đến nay đã có 238 dân biểu và 42 thượng nghị sĩ đã ký cam kết sẽ không bao giờ ủng hộ chuyện tăng thuế. Chắc chắn những phần tử của Cộng Hòa theo phong trào Trà Hội tại Hạ Viện và Thượng Viện sẽ quyết liệt chống lại việc tăng thuế này, cho dù nhà lãnh đạo Cộng Hòa có đạt được thỏa hiệp với đảng Dân Chủ đi chăng nữa về việc này.

 Phía Cộng Hòa chủ trương đặt trọng tâm vào cắt chi tiêu để giải quyết tất cả những vấn đề của quốc gia! Lần cuối cùng, họ đề nghị cắt 640 tỉ chi tiêu, đồng thời tăng thuế 300 tỉ. Và khi nhìn đến ngân sách, người ta chỉ thấy hai khoàn nổi bật, là xã hội và quốc phòng, cho nên “ưu ái” của người Cộng Hòa dùng kéo lớn đối với các chương trình An sinh Xã hội (Social Security), Medicare, Medicaid, trợ cấp cho người thất nghiệp… là điều đương nhiên. Thực ra, đây cũng là chuyện đã có từ lâu. Thống đốc Texas Rick Perry, đang ra tranh cử tồng thống, vẫn cứ đòi dẹp chương trình Social Security của Tồng thống Franklin Roosevelt từ năm 1934. Đối với chương trình Medicare của Tổng thống Dân Chủ khác, Lyndon Baines Johnson năm 1965, ngưòi Cộng Hòa cứ đòi cải cách theo hướng ”tư nhân hóa” và phi chính quyền hóa. Với Medicaid, nguòi Cộng Hòa vẫn chủ trương giao cho các tiểu bang và định mức kinh phí tối đa. Phía Dân Chủ trong siêu ủy ban đề nghị cắt khoảng 450 tỉ, dĩ nhiên bên Cộng Hòa thấy chưa đủ, và chưa đủ thật cho chỉ tiêu 1.200 tỉ.

 Thời trước đây, ngươi ta cứ xuyên tạc ông Obama, trong cải tổ Medicare, có chủ trương có một “hội đồng tử thần” (death panel) để xét cho những người già phải chết để khỏi tốn cơm. Cái debt panel này thực ra theo mô hình cái death panel mà nạn nhân nhằm vào là chính phủ, tức là tìm cách ép cho chính phủ tê liệt dần, không hoạt động được. Nhưng điều cuối cùng người dân sẽ nói là hay ho hơn cả, nếu quí vị cứ bức tử chính phủ, thì lấy ai lo cho nguòi dân chúng tôi. Và nếu ngườì dân chúng tôi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nghẻo nhanh, nghẻo mạnh, nghèo vững chắc, thì giới doanh nghiệp dựa vào ai để có tiền làm giàu mà trốn thuế?

 Điều kinh khủng nhất mà người ta chiêm nghiệm đến mất ăn mất ngủ và thấy tương lai mủ mịt qua cuộc khủng hoảng này chính là điều này. Đó là đất nước Mỹ đã hình thành được 235 năm, một đất nước vẫn thường ru ngủ người dân trong “American Dream” về sự ưu việt vĩ đại (exceptionalism) của mình, nhưng có những điều căn bản nhất, bình thường nhất, người ta vẫn không tìm ra được giải đáp đề đạt được sự nhất trí (consensus), nhất quán (consistency) trong lãnh đạo, cho dù ai là người nắm quyền chính phủ. Đó là câu hỏi vai trò của chính phủ liên bang là gì? Và câu hỏi chính phủ có trách nhiệm gì với ngươi dân? Và các tầng lớp người dân khác nhau có trách nhiệm gì liên đới, trách nhiệm với chính phủ, và với đất nước? Các câu hỏi này đan chéo chặt chẽ, và thay vì trả lời thẳng và trực tiếp và tranh luận một lần cho thẳng thắn, cho công bằng, tới nơi tới chốn, người ta cứ quanh co, rốt cuộc là bao nhiêu bế tắc, khủng hoảng của Mỹ hiện nay, truy nguyên, cũng chỉ vì sự lẫn tránh khiếp nhược câu hỏi này. Chúng ta học được ở Mỹ chữ “fair play” – nhưng nhìn quanh chẳng tìm ra được một thí dụ nào cho chữ đó ở Washington.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2011(Xem: 24304)
Nhật báo Pháp Le Monde ngày 18/08/2011 đã phân tích thêm về tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Theo tờ báo uy tín nhất tại Pháp, căn nguyên làm cho vùng biển này dậy sóng chính là đòi hỏi chủ quyền quá lố của Trung Quốc.
10 Tháng Tám 2011(Xem: 29154)
Nghĩ gì làm gì là điều vẫn loanh quanh trong đầu óc của người dân trước thời cuộc hiện nay. Có ai dám để đầu óc của mình thảnh thơi trong lúc này, trừ phi họ tự phủ nhận sự hiện hữu của mình ?.
10 Tháng Tám 2011(Xem: 31516)
Không chỉ S & P nhìn thấy cái sân khấu chính trị trẻ con, ấu trĩ của những người già nhưng chưa trưởng thành này. Bởi vây mà câu hỏi đặt ra không chỉ là nước Mỹ đi vể đâu, mà thế giới chúng đang đi về đâu?
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 28090)
Trong thực tế , trước mắt , Bắc Kinh không thể giảm sự phụ thuộc của họ vào trái phiếu Hoa Kỳ .
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 24653)
Bản thân tôi, khi giải quyết vấn đề gì, tôi đều rất muốn có dịp trở lại Văn học miền Nam, đọc lại nó để đối chiếu và tham khảo.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 25828)
Silvio Berlusconi từ một doanh nhân trở thành thủ tướng của một trong số bảy cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới. Berlusconi là ai và hiện tượng Berlusconi xuất phát từ đâu?
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 27282)
Vai trò quan trọng của Đặng Tiểu Bình trong quyết định đánh Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có cả quan hệ với Washington và Moscow.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 28110)
Trong thế hỗ tương,Việt Nam cho phép chiến thuyền Ấn Độ vào bến cảng của mình, đổi lại Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam nâng cao sức mạnh hải quân.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 26776)
Ông chẳng còn gì cả - thân bại danh liệt. Ông cư xử trong những cách người ta không hiểu nổi và khó thế châm chước.
13 Tháng Bảy 2011(Xem: 27507)
Trong nhà nước, đề tồn tại, là tham nhũng, ăn cắp. Ngoài xã hội, là buôn đường dài, bán chợ trời, sống lây lất.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468