Mùa Lễ Tạ Ơn Lạc Lỏng (Hoàng Ngọc Nguyên)

22 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 28880)
Mùa Lễ Tạ Ơn Lạc Lỏng (Hoàng Ngọc Nguyên)


MÙA LỄ TẠ ƠN LẠC LỎNG

Hoàng Ngọc Nguyên

 

image003_47-content 


Hôm nay là ngày thứ năm thứ tư của tháng 11 - tức là ngày Lễ Tạ Ơn vừa long trọng vừa nhộn nhịp của nước Mỹ. Nó long trọng ở chỗ người dân Mỹ xem đây là một dịp để biểu lộ sự trân trọng đối với cuộc sống của mình trên đất nước này, và nó nhộn nhịp bởi vì người ta muốn nhân dịp này để thề hiện niềm vui thú, hưởng thụ trong cuộc sống. Có nhiều “truyền thuyết” về ngày Thanksgiving này, nhưng truyền thuyết nào đi nữa, nó cũng nhắc người ta hồi tưởng lại một hành trình gian khổ, phiêu lưu, mạo hiểm đề đến được bến bờ này, và sự chung sức, đồng lòng của con nguòi đấu tranh với sự thử thách khắc nghiệt trong giai đoan đầu để có thề đứng vững tồn tại và phát triển về sau. Nhờ ơn trên phù hộ. Nhưng chính yếu là nhờ nghị lực và ý thức nhân loại của con người.

 Thanksgiving bình thường phải là một mủa an lạc, bình yên và nao nức, rộn rã cho mọi lớp người. Nước Mỹ vốn là và có thể vẫn là một nước hàng đầu thề giới về sự giàu có, thịnh vượng, tiến bộ, hùng mạnh. Rất đông người ở khắp nơi trên quả địa cầu này vẫn ôm ấp “American Dream” - một giấc mơ loài người đã có bao đời - đặc biệt là trong thế kỷ 20 vừa qua. Có thể cũng có một vài nước ở châu Âu có mức sống cao như ở Mỹ, thậm chí có thể còn cao hơn, nhưng dễ đến, dễ ở, dễ có cơ hội, đó là những lời hứa hẹn chỉ ở Mỹ người ta mới thấy khả năng hiện thực dễ dàng. Cả một châu Âu mới to lớn bằng nước Mỹ, nhưng như khối Liên Âu chẳng hạn, bao gồm đến 27 nước, nước nào cũng nhỏ xíu chưa bằng một tiểu bang có diện tích trung bình của nước Mỹ có 50 tiểu bang. Và đi vào những nước châu Âu xa lạ, cổ kính, “phố phường chật hẹp, người đông đúc” đâu có dễ, vì màu da, vì tôn giáo, bởi thế mà nguòi da đen ở gần châu Âu cũng phải cố lặn lội đến Mỵ, người Hồi giáo từ Trung Đông hay Bắc Phi cũng cố vượt Đại Tây Dương tìm đến với chú Sam để thoát nạn ở nước của họ.

 Nước Mỹ là một nước hiểu tương đối rõ qui luật “give and take” - cho và nhận – trong cuộc sống xã hội. Người ta hiểu được những gì họ đã nhận được từ đấng tạo hóa, cho nên phải đền đáp ân sủng này bằng cách cho. Đó vẫn là một nước con người nói chung có khả năng cho nhiều hơn nhu cầu nhận, số ngưòi dư giả hay đù sống nhiều hơn số ngưòi túng thiếu phải trông mong ở từ tâm của người khác. Bởi thế trong ngày Thanksgiving “cho” những lời tri ân này về cuộc sống, tâm trạng mọi người thường là hài lòng, chấp nhận cuộc sống của mình và mở lòng ra với mọi nguòi.

 Nhưng đó không phải là tâm trạng của nhiều người lắm trong mùa Lễ Tạ Ơn năm nay. Đối với chính mình, người ta không còn sự hài lòng, chấp nhận, an tâm – mà chỉ có sự lo lắng, bực bội. Lo lắng không chỉ cho chính mình, cho gia đình, cho nguòi thân, mà còn lo lắng hoàn cảnh chung quanh của xã hội, của đất nước, sẽ kéo mình xuống, sẽ nhận mình chìm vào một cuộc khủng hoàng chung không tránh được. Bên cạnh sự lo lắng là sự phẫn nộ trước hoàn cảnh chung quanh. Đáng lo lắng là tình hình thất nghiệp ở tỷ lệ 9% trong cả hơn hai năm qua, quá trình suy thoái và phục hồi rất trầy trật, kéo dài từ cuối năm 2007 đến nay đã đến bốn năm nhưng vẫn như xe lửa đi vào đường hầm mãi mà chưa thấy được ánh sáng ở cuối đường trong khi than củi chạy máy đã gần hết. Đáng bận tâm là tỷ lệ nghèo đói lên cao, đến mức 17% nguòi dân sống trong tình hình “nghèo khổ tuyêt đối” (absolute poverty), đến 1/3 cuộc sống nguòi dân là bấp bênh, và đến ½ là không có khả năng đóng bất cứ xu thuế nào. Đáng kinh hoàng là ở tỷ lệ trẻ em đang sống trong nguy cơ dinh dưỡng bại hoại và giáo dục vô năng mới nghe tưởng như chuyên đang xảy ra ở Việt nam. Và đúng là đáng phẫn nộ khi người ta thấy đứng trước một tình hình đất nước đảo điên như thế, những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước vẫn bình chân như vại làm cho tình hình thêm điên đảo. Thay vì tìm cách tái lập trật tự và an bình, những người ở Washington lại chỉ dành những sáng kiến của mình cho mục đích chính trị nhỏ nhen va điên cưồng, là làm cho tình hình thêm tuyệt vọng, rối rắm, suy đồi.

 Thể hiện rõ trong mắt mọi người hiện nay nhất là cái thỏa thuận công khai vô sĩ giữa hai đảng tại Quốc Hội là họ sẽ không thỏa hiệp trong việc tìm biện pháp giải quyết công nợ trong ngân sách của chính phủ để mở ra tương lai cho đất nước. Ủy ban nợ (debt panel) đó nói riêng, hay nói chung hai đảng, đã hành động như những đứa trẻ sân si chẳng biết tình hình đất nước là thế nào, và cái hậu quả mà sự bế tắc nảy sẽ mang lại cho tình hình đó. Cài bế tắc đó chính là sự mâu thuẫn giữa hai đảng: đảng Cộng Hòa quyết liệt chống tăng thuế cho nguòi giàu, điều người Dân Chủ đòi hỏi, vì sợ “ảnh hưởng đến việc tạo ra công ăn việc làm” – môt lý luận chỉ có con nít tin được; đảng Dân Chủ thì nhất quyết giữ lấy những chương trình phúc lợi cho người già, người hưu trí, người nghẻo, ngưởi bệnh, bằng bất cứ mọi giá, vô hình chung duy trì một phần xã hội ỷ lại, lạm dụng, chỉ tìm cách “nhận” mà không tính phải “cho”, trong khi Cộng Hòa cho rằng chính phủ liên bang không phải bận tâm những chuyện đó, mà cần cắt bớt chi tiêu để có thể “không giết chết công ăn việc làm” - cũng là điều chỉ có bà Bachmann và ông Cain nói ra được. Một điều “dở” nhất là người ta không biêt tạm thời gác qua một bên chuyện tranh chấp đó đề đi tới. Đúng là người ta đang ghìm nhau lai và đứng chắn cả con đường đi ra phía trước của đất nước.

 Thời trước đây, nguòi ta cứ xuyên tạc ông Obama, trong cải tổ Medicare, có chủ trương có một “hội đồng tử thần” (death panel) để xét cho những người già phải chết để khỏi tốn cơm. Cái debt panel này thực ra theo mô hình cái death panel mà nạn nhân nhằm vào là chính phủ, tức là tìm cách ép cho chính phủ tê liệt dần, không hoạt động được. Nhưng điều cuối cùng người dân sẽ nói là hay ho hơn cả, nếu quí cứ bức tử chính phủ, thì lấy ai lo cho nguòi dân chúng tôi. Và nếu ngườì dân chúng tôi cơm không đủ ăn, áo không dủ mặc, nghẻo nhanh, nghẻo mạnh, nghèo vững chắc, thì giới doanh nghiệp dựa vào ai để có tiền làm giàu mà trốn thuế?

 Điều kinh khủng nhất mà người ta chiêm nghiệm đến mất ăn mất ngủ và thấy tương lai mủ mịt qua cuộc khủng hoảng này chính là điều này. Đó là đất nước Mỹ đã hình thành được 235 năm, một đất nước vẫn thường ru ngủ người dân trong “American Dream” về sự ưu việt vĩ đại (exceptionalism) của mình, nhưng có những điều căn bản nhất, bình thường nhất, người ta vẫn không tìm ra được giải đáp đề đạt được sự nhất trí (consensus), nhất quán (consistency) trong lãnh đạo, cho dù ai là người nắm quyền chính phủ. Đó là câu hỏi vai trò của chính phủ liên bang là gì? Và câu hỏi chính phủ có trách nhiệm gì với nguòi dân? Và các tầng lớp người dân khác nhau có trách nhiệm gì liên đới, trách nhiệm với chính phủ, và với đất nước? Các câu hỏi này đan chéo chặt chẽ, và thay vì trả lời thẳng và trực tiếp và tranh luận một lần cho thẳng thắn, cho công bằng, tới nơi tới chốn, người ta cứ quanh co, rốt cuộc là bao nhiêu bế tắc, khủng hoảng của Mỹ hiện nay, truy nguyên, cũng chỉ vì sự lẫn tránh khiếp nhược câu hỏi này. Chúng ta học được ở Mỹ chữ “fair play” – nhưng nhìn quanh chẳng tìm ra được một thí dụ nào cho chữ đó ở Washington.

 Trong mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, chính sự chìm đắm trong những tư tưởng bi quan, yếm thế đó mà nguòi ta khó thể cảm nhân được ý nghĩa “Thanksgiving” trong cuộc sống trên đất nước này.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3879)
"Hôm trước vụ xử án Đoan Trang, rồi hôm sau là Bá Phương..ngày mai...ngày kia nữa...người dân vẫn thờ ơ? trí thức vẫn say sưa ngủ?"
14 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 4014)
"Số chuyến bay hạn chế, yêu cầu xét nghiệm, cách ly, giá vé đắt đỏ cùng khả năng chưa chắc chắn Việt Nam cho mở lại các chuyến bay thường lệ khiến cho đường về Việt Nam ăn Tết của nhiều Việt kiều còn xa, theo tìm hiểu của VOA."
14 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3759)
"Tầm vóc của quốc gia này ở châu Á và trên thế giới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của chính người Việt Nam trong việc mở rộng và phát triển các thể chế chính trị và xã hội. Tôi nghĩ nhiều người Việt Nam có chung quan điểm đó."
12 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3684)
"Le Monde ghi nhận, là quốc gia nằm trong số những nước nghèo nhất cách đây nửa thế kỷ, Trung Quốc nay sắp sửa vượt qua Hoa Kỳ. Phương Tây ngỡ rằng việc mở cửa Hoa lục sẽ đi kèm với dân chủ hóa, nhưng đã lầm lẫn lớn."
09 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3855)
"Rất mong các nhà chức trách giải quyết dứt điểm. Người dân ở Việt Nam sẽ không thể nào hiểu nổi là một đất nước "chuyên chính vô sản", có thể làm được những chuyện tầy trời mà lại không thể xử lý được một chuyện cỏn con thế này."
08 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3985)
"Hoa Kỳ (rộng ra là Châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước khác) với Trung Quốc, nước nào là dân chủ thực sự, nước nào là dân chủ “tào lao” như kiểu nói của ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Việt Nam?"
07 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3611)
"Mỗi năm đều có rất nhiều, nếu không phải là quá nhiều, sách viết về kinh tế, chính trị Trung Quốc. Nhưng 'Red Roulette', của Desmond Shum, thuộc dạng hiếm có vì đây là hồi ký về một cặp vợ chồng từng leo lên tột đỉnh danh vọng, theo hầu giới chóp bu trước khi sa cơ."
01 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3552)
"Những ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron đã được phát hiện ở Anh, sau khi các nhà khoa học Nam Phi nêu nguy cơ biến thể này có thể khá nguy hiểm."
30 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4523)
"Trong khi thế giới kêu gọi chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo để chống biến đổi khí hậu, liệu một ngày nào đó ở Việt Nam và Hoa Kỳ xăng dầu sẽ không còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mà thay vào đó sẽ là điện gió, điện mặt trời hay điện sinh học?"
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468