Toàn Dân Nghe Chăng (Hoàng Ngọc Nguyên)

13 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 27137)
Toàn Dân Nghe Chăng (Hoàng Ngọc Nguyên)


TOÀN DÂN NGHE CHĂNG


Hoàng Ngọc Nguyên

image001_28-contentimage003_6-content 

 

Toàn dân nghe chăng,

Toàn cầu nguy biến…

 Chiến tranh đã là chuyện rùng rợn, khủng khiếp, nhưng cuộc chiến nào rồi cũng có hồi chấm dứt, khi kẻ thắng người thua trên chiến trường đã rõ..

 Thế nhưng khủng hoảng kinh tế, bao giờ mới xong đây, cho dù người thua ngay từ đầu đã được xác định là tầng lớp nhân dân lao động, tay làm hàm nhai?.

 Người ta bao nhiêu lần cứ tưởng hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai, nhưng trời cứ mưa dầm dề, chạy qua chạy lại từ chỗ này đến chỗ khác, làm sao trời sáng lên được.

 Bây giờ, người ta mới hiểu ý nghĩa thực sự của hai chữ “chết chùm” là gì.

 Hôm thứ tư giữa tuần, cứ tưởng rằng “mặt trận miến tây đã yên tĩnh” (All quiet on the western front!). Mọi chuyện như thế là tạm ổn ở bên châu Âu khi hai Thủ tướng George Papandreou và Silvio Berlusconi nắm tay nhau đống ý ra đi. Thế nhưng ở Hy Lạp, chính phủ mới vẫn chưa hình thành được sau bốn ngày người ta đóng cửa đàm phán ròng rã. Các chính khách Hy Lạp nay cũng bắt chước Mỹ, các chính đảng trước tình hình hiểm nghẻo của đất nước thay vì tìm cách cứu nhau lại dùng thủ đoạn bắt bí nhau. Môt đảng nhỏ ở bên Athens hôm thứ tư bước ra khỏi phòng họp, như thế là mọi việc đình lại cả. Như vậy là sau bốn ngày Hy Lạp vẫn chưa có thủ tướng mới, nội các mới, mà không có chính quyền mới trong khi chính quyền cũ đã xách va li ra đi thì làm sao ngưòi ta có thể xúc tiến được đợt thứ hai của chương trình tiếp cứu với cả 130 tỉ euro chờ đợi, mặc dù biện pháp này đã được thông qua cả hai tuần qua, và ngưòi ta đều biết cứu bệnh như cứu hỏa - nhất là khi con bệnh đã nằm mê man quá lâu trong phòng E.R.

 Và tới phiên nước Ý của ông thủ tướng già đã 76 mà ham vui Berlusconi. Chỉ vì tiếc những chuyện tào lao, phù phiếm của những ngày vui cui tuần quay quần với các vũ nữ và người mẫu mua từ Bắc Phi, ông Berlusconi đã không chịu đi vả để cho nước Ý càng lâm sâu vào cảnh nợ nần, ngân sách thiếu hụt, chi phí tín dụng đã đến mức không thanh toán nổi – như báo cáo của BBC vào ngày thứ tư. Người ta nói nước Ý nay đã rơi vào thời điểm của những nước trong năm qua đã phải đưa đi cấp cứu, như Hy Lạp (hai lần vào E.R.), Ái Nhĩ Lan, Bồ Đào Nha. Tình hình của Ý trong cả ba ngày qua là tình hình trên bờ vực vỡ nợ, cho nên nguòi ta đều hối hả đi tìm thầy chạy thuốc. Người ta nhìn bà Angela Merkel, thủ tướng nước Đức, nước đã hai ba lần ra tay tế độ đến như cạn lực ngày nay. Rồi họ nhìn qua ba bà Christine Lagarde, chủ tịch mới của Quỹ tiến tệ Quốc tế, sống nhờ vào sự hào phóng của những nước dư dả nhưng ngày nay chẳng ai có dư tiền dư của cho quốc tế - họa may còn có anh tàu. Và chúng ta hãy nhìn thẳng vào sự thật tuyệt vọng ở châu Âu. Một sự thật thể hiện rõ ở sự cuống cuồng của thị trường chứng khoán trước cơn đại biến toàn cầu.

 Theo tin của CNN ngày thứ tư, các nhà đầu tư ở New York trong ngày đã vội vã “chạy tìm chỗ trú ẩn”, ai cũng hoảng sợ trước viễn ảnh nước Ý có nền kinh tế lớn hàng thứ tư ở châu Âu, đang chìm sâu hơn vào cuộc khủng hoảng. Chứng khoán nước Mỹ đã được bán ra như vũ bão ngay từ đầu phiên giao dịch sau khi lãi suất trái phiếu 10 năm của Ý đã tăng quá mức 7% - là mức cao nhất kể từ khi người ta đưa ra đồng euro làm đồng tiền chung vào năm 1999. Con số 7% là một tác động tâm lý mạnh mẽ cho nhà đầu tư bởi vì đó là mức từng làm gia tăng niềm lo âu của nhà đầu tư ở Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan và Bồ Đào Nha trước đây. Tất cả ba nước này cuối cùng đều cần biện pháp tiếp cứu cho khu vưc tài chánh, ngân hàng.

 Việc bán ra chứng khoán này đã gia tăng mạnh trong buổi chiều khi có tin những viên chức của Liên hiệp châu Âu nói rằng người ta không có kế hoạch gì để giúp nước Ý cả. Yếu tố kinh hoàng không chỉ giới hạn cho chứng khoán Mỹ. Các thị trường châu Âu cũng bán ra mạnh mẽ và đồng euro giảm giá đến 2% so với đồng dollar Mỹ. Chỉ số về lo ngại của thị trường, VIX, đã tăng 32% đến mức 36.26. Một chỉ số cao hơn 30 cho thấy sự lo lắng của ngưòi đầu tư.

 Trong khi các suất lãi của trái phiếu của Ý gây hoang mang cùng cực trên thị trường, người ta nói vấn đề chính yếu là sự thiếu niềm tin của người đầu tư hơn là khả năng thanh toán, là điều làm dấy động những nước láng giềng nợ chúa chổm như Hy Lạp. Làm sao ngưòi ta có thể có niềm tin khi có một điếu người ta biết khá chắc: nền kinh tế của Ý quá to lớn, quá vĩ đại cho nên người ta không thể để nó sụp đổ được - giống như vào năm 2008 ở Mỹ, người ta cũng nói các ngân hàng lớn quá cho nên không thể để cho chúng chết mà chính phủ phải bỏ tiền ra chỉ để hồi sinh nó. Too big to fail! Thế nhưng ngày nay người ta cũng nhận ra một điều: nền kinh tế của Ý quá to lớn, quá vĩ đại cho nên ngoài sức tiếp cứu của những nơi mà ngưòi ta mong đợi sẽ ra tay nghĩa hiệp. Italy: definitely too big to fail, but maybe too big to bail!

 Nước Hy Lạp chỉ có 11 triệu dân. Bồ Đào Nha cũng xấp xỉ khoàng đó: 10.6 triệu. Ireland (Ái Nhĩ lan) chỉ có 4.6 triệu dân. Khu euro zone dùng đồng tiền chung có 15 nước, trong khối Liên Âu có 27 nước. Thế nhưng mọi trách nhiệm hay khả năng tiếp cứu đổ cả vào nước Đức và một phần nước Pháp. Đức có xấp xỉ 82 triệu dân. Pháp có 66 triệu. Trong thời khủng hoảng này, lo cho dân mình là đã đủ mệt, sức đâu mà ôm đồm - nhất là ôm một nước lớn như Ý. Sau hai lần chi ra cả 260 tỷ euro cho Hy Lạp, Đức đang còn đứng chưa vững. Đối với nước Ý, dân số hơn gấp năm lần Hy Lạp, phải chi bao nhiêu cho đủ, chi bao lâu mới xong. Và tiền đâu ,mà chi mại? Nước Pháp đầu tuần này đã ban hành chính sách khắc khổ. Đức lâu nay phát được là nhờ nền kinh tế còn sống được nhờ xuất cảng. Nếu vào thời khó khăn, người ta chẳng nhập nữa, Đức bán hàng cho ai. Không bán được, quỹ dự trữ ngoại tệ giảm đi, tiền đâu mà còn đứng ra làm anh hùng. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, nếu Ý vỡ nợ, đó không chỉ là chuyện hai nước này phải rời khỏi khu vưc euro zone, những nước này trở lại với đồng tiền phi mãi lực quốc tế của mình và chẳng có giá trị tiền tệ trên thị trường châu Âu, thị trường quốc tế, mà các nước chủ nợ hay các ngân hàng chủ nợ cũng sẽ rơi vào khủng hoảng cần nguồn thanh khoản, vô năng lực tín dụng. Vào một thời nào, châu Âu có thể bị khủng hoảng, người ta còn nghĩ đến người Mỹ ở bên kia bờ Đai Tây Dương, nhưng nay thì chính Mỹ cũng đang đóng cửa rút cầu, người ta tìm đến ai.

 Sự mong đợi Trung Quốc dùng nguồn dự trữ ngoại tệ mạnh mẽ của mỉnh, dù chỉ dưới dạng những trái phiếu của Mỹ và châu Âu, để chịu khó mua nợ cho Hy Lạp cho Ý thể hiện sự tuyệt vọng của thế giới phương tây ngày nay, bởi vì Trung Quốc hẳn phải kỳ kèo lui tới mới chịu ngã giá.

 Đó chính là cảm nhận nằm sâu trong tiềm thức của nhà đầu tư ngày nay khiến cho thị trường chứng khoán có thể chao đảo khắp nơi, lâu dài trong những ngày tới.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 28446)
Mỹ đã phục kích và cô lập Trung Quốc tại hội nghị Đông Á. Nếu Trung Quốc muốn hồi phục, nước này cần phải thành công trong cuộc cạnh tranh với Mỹ và không dọa nạt các nước láng giềng.
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 26618)
Câu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy?
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 27377)
Câu trả lời có thể là: Chưa đâu, nhưng thế nào cũng đến. Đó là qui luật tuần hoàn của vũ trụ. Và những dấu hiệu nó hẳn phải đến trong môt ngày gần hơn chúng ta tưởng đã có xa gần trong tầm mắt chúng ta ...
23 Tháng Mười Một 2011(Xem: 26064)
Chúng ta học được ở Mỹ chữ “fair play” – nhưng nhìn quanh chẳng tìm ra được một thí dụ nào cho chữ đó ở Washington.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 26828)
Hồi tháng tư vừa rồi, khi viết bài tựa đề “Về Sự Sợ Hãi”, GS Ngô Bảo Châu có nhận xét liên quan giới cầm quyền Việt Nam, khẳng định rằng “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 28877)
Trong mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, chính sự chìm đắm trong những tư tưởng bi quan, yếm thế đó mà người ta khó thể cảm nhận được ý nghĩa “Thanksgiving” trong cuộc sống trên đất nước này.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 26941)
Chỉ lo một nỗi nước Mỹ không lên được, chẳng những nó không nâng tiểu bang này lên mà còn kéo tiểu bang này xuống, giống như Hà Nội hiện nay đang làm tan hoang cả Saigon của mấy chục năm về trước ...
13 Tháng Mười Một 2011(Xem: 28493)
Nói cách khác, công việc của các nhà ngoại cảm và nhu cầu có dịch vụ của họ cung cấp điểm tham chiếu vô giá về đời sống người Việt trong thế kỷ 21.
13 Tháng Mười Một 2011(Xem: 29667)
Microblog thậm chí còn có thể biến đổi Trung Quốc – và các nhà lãnh đạo của đất nước này biết rõ điều đó. Vì thế, họ đang bàn cãi xem làm sao kiểm soát được cuộc cách mạng này.
13 Tháng Mười Một 2011(Xem: 28305)
Vấn đề Biển Đông xuất hiện một ẩn số mới khi Đài Loan tỏ cho thế giới thấy đảo quốc này dự tính ký một hòa ước với Trung Hoa đại lục và những tuyên bố gần đây của một tướng lãnh cao cấp của Đài Loan có thể khiến cục diện Biển Đông trở nên nguy hiểm hơn.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468