Sứ Mệnh (Lại) Hoàn Thành! (Hoàng Ngọc Nguyên)

27 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 28507)
Sứ Mệnh (Lại) Hoàn Thành! (Hoàng Ngọc Nguyên)

SỨ MỆNH (LẠI) HOÀN THÀNH!


Hoàng Ngọc Nguyên

 image001_23


Mission accomplished! Sứ mệnh đã hoàn thành. Bởi vậy, hôm thứ sáu tuần qua, Tổng thống Barack Obama đã loan báo 40.000 quân Mỹ sẽ triệt thoái hoàn toàn ra khỏi Iraq và về nước vào dịp cuối năm này, và sẽ không còn một người lính Mỹ nào mừng lễ Giáng Sinh năm nay ở nước Trung Đông này. Lại nói theo người Mỹ: All’s well that ends well! Việc gì kết thúc tốt đẹp thì tốt đẹp. Ông Obama nói rằng lính Mỹ nay có thể trở về trong niềm tự hào đã hoàn thành một nhiệm vụ cao cả. Tuy nhiên, người ta vẫn muốn đặt những câu hỏi về hai chữ Mission Accomplished này.

 Ngưòi ta đặt câu hỏi về hai chữ “hoàn thành” bởi vì mọi người đểu biết Mỹ không an tâm trước âm mưu lũng đoạn chính quyền Baghdad của Iran và bởi thế định nán lại một thời gian nữa để tăng cường việc huấn luyện cho quân đội Iraq đồng thời dằn mặt Tehran, nhưng chính giới ở Baghdad có vẻ chẳng muốn họ ở lại và không thỏa mãn đòi hỏi của Mỹ là những lính Mỹ ở Iraq phạm bất cứ tội lỗi nào cũng chịu sự tài phán của Mỹ hơn là của tòa án Iraq (Giống như trước đây lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam). Nhờ chấm dứt ngang kế hoạch huấn luyện này mà sứ mệnh được hoàn thành sớm hơn chăng?

 Thế nhưng sau khi bức màn nhung đã hạ xuống, khán giả có thề quay nhìn nhau, không hướng đến sân khấu nữa, mà hỏi nhau: thế thì cái sứ mệnh này là gì? Thế nào là hoàn thành? Với giá nào đã phải trả?

 Sau khi mở cuộc chiến tranh tại Afghanistan vào cuối năm 2001 để lật đổ chế độ Taliban đã dung dưỡng, bao che cho tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda của Osama Bin Laden, Tổng thống George W. Bush và những nhà chiến lược quốc tế của đảng Cộng Hòa đang còn sung, những tưởng mình còn sức mở thêm một mặt trận thứ hai ở Iraq - cho dù mặt trận thứ nhất thật sự chưa ngã ngũ - mà mục đích khá phức tạp: Thị uy sức mạnh của Mỹ vào thời hậu chiến tranh lạnh để xác định vị trí chúa tể của Mỹ trong một trật tự quốc tế mới đang được hình thành? Tiếp tục công cuộc trừng phạt Saddam Hussein mà người cha (Tổng thống George W. H. Bush) đã làm dang dở trong cuộc chiến Vùng Vịnh đầu tiên vào năm 1991 khiến cho tình hình bên trong của Iraq còn càng them tồi tệ? Bảo vệ quyền lợi dầu hỏa của Mỹ ở vùng Trung Đông? Vào thời đó, Tổng thống Bush và Phó Tồng thống Dick Cheney của ông đã nhất quyết đổ vấy cho Hussein có “vũ khí giết người hàng loạt” (weapons of mass destruction – WMD) để biện minh cho cuộc chiến tranh xâm lăng. Về sau, không ngượng ngùng vì một lý do ngụy tạo, Mỹ đưa ra thêm lý do: chiến tranh giải phóng! Giúp nguời dân Iraq lật đổ một chế độ độc tài, áp bức tàn bạo (đặc biệt là đối với giáo phái Shiite và người dân Kurdists ở phía bắc). để xây dựng dân chủ tự do ở nước đó. Trên thế giới này, có biết bao chế độ bất nhân, coi con người như súc vật hay nô lệ, đừng nói đến chuyện tôn trọng những quyển tự do, dân chủ của con nguời. Tại sao Mỹ lại chỉ nhằm vào Iraq mà lại để yên cho những chế độ khác - chẳng hạn như Iran? Chẳng có lý do gì ngụy biện và đạo đức giả hơn nữa, bởi vì xây dựng tự do, dân chủ cho một nước phải là công việc của người dân nước đó - chẳng phài là một món hàng để xuất cảng hay nhập cảng được.

 Ngày 1-5-2003, chỉ 41 ngày sau khi tiến quân đánh chiếm Iraq, Tổng thống Bush cũng trương lên bảng “Mission Accomplished” trên hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln đóng ngoài khơi Vùng Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, cuộc chiến Iraq chỉ chuyển từ giai đoạn qui ước qua giai đoạn chiến tranh nội loạn có tính du kích và khủng bố. Dần dần, cái “sense of mission” – ý thức về sứ mệnh – đã có lúc ban đầu chẳng ai còn nhớ, chỉ còn lại là nỗi bận tâm you break, you pay. Anh làm vỡ thì anh phải hốt. Như vào trong tiệm tạp hóa trẻ con làm vỡ đồ thì cha mẹ phải mua! Tổng thống gây chiến ngưòi dân lãnh đủ. Nội loạn ở Iraq giữa các giáo phái Sunni (của Hussein) và Shiite cùng dân tộc Kurd, với sự xúi giục, tiếp tay của bên ngoài, đã làm tan nát đất nước này. Bởi vậy Mỹ cứ phải giữ quân ở Iraq để làm nhiệm vụ cảnh sát, trong khi quân đội của Baghdad mà Mỹ cố đầu tư vào để làm nhiệm vụ cảnh sát thay Mỹ thì cứ như muốn tiếp tay với những lực lượng gây nội loạn.

 Nay thì đã rõ ràng: vừa không đủ sức theo đuổi một lúc hai cuộc chiến, vừa có cả những sai lầm nghiêm trọng trong tính toán phương kế chiến tranh, Mỹ dưới sự lãnh dạo của tập đoàn Bush-Cheney-(Donald) Rumsfeld một lúc đã sa lầy và suýt chết trên cả hai mặt trận Iraq và Afghanistan. May mà ông Bush có những quyết định kịp thời tăng quân và tái phối trí ở Iraq, và rồi ông Obama dồn sức để giải trừ sự đe dọa của Taliban ở Afghanistan, cho nên Mỹ coi như đã “hoàn thành sứ mệnh” ở Iraq.

 Người ta tính rằng Mỹ đã chi mất tám năm chín tháng về thời gian, 700 tỉ đô la về chiến phí và 4.000 nhân mạng cho cuộc chiến này. Con số 700 tỉ chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì theo kinh tế gia Joseph Eugene Stiglitz của Đại học Columbia từng được giải Nobel về kinh tế năm 2001, đây là “cuộc chiến 3.000 tỉ” (the three trillion dollar war) - nếu tính đến những “chi phí cơ hội” (opportunity costs) của cuộc chiến, tức là những cái bị mất đi vì sự chi tiêu vào mục đích chiến tranh này không phải cho mục đích khác. Con số tổn thất này sẽ còn cao hơn nữa nếu chúng ta đống ý rằng cuộc suy thoái kinh tế hiện nay vẫn chưa phục hồi được sau gần bốn năm một phần là do chiến tranh Iraq mà ra. Về nhân mạng, chúng ta mới chỉ tính 4,000 người đã nằm xuống, nhưng có ai tính đến mấy chục ngàn người đã không ngồi dậy được, và con số 200.000 thường dân Iraq đã chết vì bom đạn kề từ cuộc chiến này bắt đầu?

 Sứ mệnh coi như đã hoàn thành bởi vì Mỹ đã thiết lập được cho Iraq một hiến pháp dân chủ, một chính phủ, một quốc hội, giúp chính phủ này xây dựng được một lực lượng quân đội và cảnh sát được trang bị và được huấn luyện. Thế nhưng chính phủ này đã thực sự tự do, dân chủ chưa và đã đủ sức tạo được đoàn kết giữa các dân tộc và các giáo phái Sunni và Shiite chưa? Quân đội này đã đủ khả năng tự đứng vững để dẹp bạo loạn, chống khủng bố và những âm mưu phá hoại từ bên ngoài chưa, nhất là âm mưu rõ rệt của chính quyền Tehran muốn nắm chính phủ có đa số là người Shiite, tất dẫn đến phản ứng bạo lực của giáo phái Sunni với sự tiếp tay của các nước mà người Sunni nắm đa số cầm quyền như Syria, Saudi Arabia… Cho đến nay, ngay cả trong thời gian quân Mỹ còn dóng tại Iraq, các nhóm khủng bố vẫn có vẻ thoải mái, dễ dàng tồ chức những vụ nổ xe bom, mỗi một lần một vụ như thế xảy ra, có đến cả mấy chục thường dân thiệt mạng. Chắc chắn sau khi Mỹ rút, Iraq sẽ chẳng thề yên hơn, cuộc tương tàn giữa các giáo phái sẽ còn đẫm máu hơn nữa và Iraq sẽ lâm vào những tình huống phức tạp hơn trong vùng

 Chính giới Iraq có vẻ như muốn bứng Mỹ đi cho “rảnh nợ”, cho người ta có thể thanh toán nhau dể dàng hơn. Cũng như trong mọi cuộc chiến, ai thực sự quan tâm đến nguyêệ vọng hòa bình và yên ổn làm ăn của ngừoi dân? Người Iraq nghĩ gì về chuyện Mỹ đến rồi Mỹ lại đi trong gần 10 năm qua? Vế phía Mỹ, theo thăm dò dư luận, đến 2/3 người dân chống chiến tranh Iraq, và tán đồng chuyện Mỹ rút quân, chỉ có một số chính khách Cộng Hòa lên tiếng chống đối quyết định này của ông Obama, đơn giản là vì đó là quyết định của Obama, không phải là quyết định của một người Cộng Hòa.

 Cuộc chiến Iraq cho đến nay là cuộc chiến viễn chinh phí phạm, phiêu lưu nhất của nước Mỹ! Và cuộc chiến này mở đầu cho một thời kỳ thử thách nhất của một nước Mỹ đang mất uy thế trên bàn cờ toàn cầu. Đó là điều chắc chắn lịch sử sẽ phải ghi lại!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Sáu 2022(Xem: 3231)
"Tại sao ở nước Mỹ người lại giết người nhiều hơn tất cả các nước giàu mạnh khác? Có lý do nào đặc biệt không? Một phóng viên đặt câu hỏi này với nghị sĩ Ted Cruz, đã bị ông mắng đuổi đi, không thèm trả lời."
26 Tháng Năm 2022(Xem: 3254)
“Về cơ bản, họ đang cố gắng chuyển từ một chế độ độc tài quân sự sang một chính phủ hợp hiến, biến những người nông dân nghèo khó không ruộng đất thành một xã hội sở hữu, tái cấu trúc công ty, hệ thống kinh tế của đất nước để áp dụng một hệ thống định hướng thị trường, thiết lập pháp quyền và nâng cao nền dân sự xã hội,” ông Veith nói về thành tựu của nền Đệ nhất Cộng hòa."
06 Tháng Năm 2022(Xem: 3253)
"Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố đau thương nhứt của một đời người. Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy - một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, từng nổi tiếng với những bài nhận định thời cuộc "Tình hình thế giới trong tháng vừa qua" đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ - đã đề cập công khai trực tiếp hoặc kín đáo gián tiếp trả lời những câu hỏi về biến cố lịch sử đặc biệt nêu trên."
06 Tháng Năm 2022(Xem: 3297)
Đa phần người Việt thiếu trải nghiệm sống trong một xã hội dân chủ thật sự, chưa thể hiện sự khát khao cho dân chủ, theo tác giả Võ Ngọc Anh
05 Tháng Năm 2022(Xem: 3183)
"Dân Ukraine đang được loài người kính trọng và ý thức bổn phận phải tiếp sức. Họ đang chịu thống khổ, nhưng đứng vững không khuỵu chân nên khiến loài người cùng thức tỉnh. Cần bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Ukraine để xác định lại quy tắc: Không một nước nào được đánh, chiếm, chia cắt đất đai của một nước nào khác."
07 Tháng Tư 2022(Xem: 3124)
"Ca sĩ nhạc cổ điển người Mỹ gốc Việt Sangeeta Kaur - tên thật là Mai Xuân Loan - nói với BBC News Tiếng Việt rằng đến giờ cô vẫn bất ngờ, "cảm thấy không thể tin được" sau khi được giải "Album giọng ca cổ điển xuất sắc" tại Grammy 2022."
25 Tháng Ba 2022(Xem: 3720)
"Shimon Peres, cố tổng thống Israel, kể về nội dung cuộc nói chuyện giữa ông và Putin khoảng năm 2015: "
25 Tháng Ba 2022(Xem: 3245)
"Thực lực hai bên quá chênh lệch. Đối với Ukraina, không thất trận đã là chiến thắng, còn với Nga, không thắng nổi coi như đã bại trận. Thế nên có hai khả năng : leo thang hoặc đàm phán, tìm ra một lối thoát danh dự."
22 Tháng Ba 2022(Xem: 3127)
"Đọc lại đôi dòng về sự kiện Голодомо́р – Holodomor để thấy được tại sao người Ukraine lại quật khởi chống Putin. "
21 Tháng Ba 2022(Xem: 3231)
"Tập Cận Bình tính bắt cá hai tay. Nếu Putin thắng ở Ukraine, liên minh các nước độc tài chuyên chế càng mạnh. Nếu Putin thất bại, nước Nga sẽ lệ thuộc Trung Cộng hơn."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468