'Song phương với Trung Quốc chỉ có hại'

16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 27618)
'Song phương với Trung Quốc chỉ có hại'

'Song phương với Trung Quốc chỉ có hại'


Lê Quỳnh

BBC, Manila

15 tháng 10, 2011

 

 image001_173







Thượng nghị sĩ Edgardo J. Angara muốn Việt Nam thương lượng đa phương về Biển Đông


Trước chuyến thăm Manila của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, một chính trị gia lâu năm của Philippines kêu gọi Việt Nam chọn thương lượng đa phương trong khuôn khổ Asean về Biển Đông, chứ không đàm phán song phương với Trung Quốc.

Philippines là một trong trong sáu nước có tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã nói ông dự định nêu vấn đề Biển Đông (mà nước ông gọi là Biển Tây Philippines) khi gặp ông Trương Tấn Sang cuối tháng này ở Manila.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ tại Manila, Thượng nghị sĩ Edgardo J. Angara, từng là Chủ tịch Thượng viện (1993-1995), nhấn mạnh thế đàm phán của Manila và Hà Nội sẽ "mạnh hơn" nếu hai nước đàm phán với Bắc Kinh về Biển Đông trong khuôn khổ Asean và Luật biển Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Trong lúc đó, truyền thông Philippines đã bình luận về những tuyên bố từ Trung Quốc và Việt Nam sau chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Báo Philippine Daily Inquirer cho rằng thỏa thuận Việt - Trung loan báo tuần này là "sự thụt lùi khỏi tuyên bố hành xử Trung Quốc - Asean 2002".

Thượng nghị sĩ Edgardo J. Angara, người đang phục vụ nhiệm kỳ thứ tư ở Thượng viện Philippines và từng là chủ tịch sáng lập của Hiệp hội Luật Asean (1980), tỏ vẻ chia sẻ nhận định này khi trả lời BBC.

Ông cũng cho biết suy nghĩ về đề xuất mới nhất của chính phủ Tổng thống Benigno Aquino III liên quan tranh chấp Biển Đông.

Thượng nghị sĩ Edgardo J. Angara: Theo tôi, đó [đề xuất của Chính phủ Philippines] mới chỉ là bước đầu tiên. Chúng tôi vẫn chưa nghe phản ứng của Trung Quốc, nhưng đây là sự khởi đầu hứa hẹn.

Theo tôi hiểu, theo đề xuất này, chúng ta cần tách riêng những khu vực biển không có tranh chấp chủ quyền. Với chúng tôi, đó là Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), chừng 80 hải lý tính từ đảo Palawan, chắc chắn là một phần lãnh thổ của chúng tôi. Vì Trung Quốc có vẻ đòi chủ quyền đối với vùng đó, chúng tôi nói 'Không, hãy tách riêng những nơi rõ ràng thuộc về anh, và những nơi rõ ràng thuộc về tôi, tách chúng ra khỏi những vùng đang tranh chấp.' Trong đó, Trường Sa là đang tranh chấp, không chỉ giữa Philippines và Trung Quốc mà còn nhiều nước khác như Việt Nam.

Một khi đã tách những nơi không có tranh chấp, đó sẽ là chủ đề thảo luận liệu chúng ta có khai thác chung, hay tiến hành hoạt động trên biển chung hay không.

Philippines khẳng định mọi hoạt động cần thực hiện theo tinh thần thỏa thuận Trung Quốc - Asean, tức là trên nền tảng đa phương. Tôi nghĩ Trung Quốc và Việt Nam vừa có thỏa thuận song phương [ám chỉ tuyên bố sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng]. Nó có vẻ đi ngược lại thỏa thuận Trung Quốc - Asean là làm việc theo cả đội chứ không phải theo cá nhân, trong khi Trung Quốc chỉ muốn các bên tranh chấp Trường Sa thương lượng song phương với họ. Tôi nghĩ thương lượng song phương với Trung Quốc sẽ chỉ đem lại thiệt thòi cho các nước trong Asean vì sức mạnh trên biển của Trung Quốc.

BBC: Theo ông, có điều gì mà lẽ ra chính phủ Philippines cần đưa vào đề xuất của mình?

Philippines lẽ ra cần nói rõ là các bên cần tìm cách giải quyết vấn đề theo Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS). Chúng ta không nên đi ra ngoài UNCLOS vì khi đó, Philippines và các nước Asean có tranh chấp sẽ bị thiệt thòi với Trung Quốc.

Là một nước nhỏ và không có sức mạnh quân sự, sự bảo vệ duy nhất của chúng tôi là luật quốc tế.

BBC: Ông có lo ngại là chính phủ Philippines sẽ phải có nhượng bộ đáng kể để có thể giải quyết bất đồng với Trung Quốc?

Không. Điều đó chỉ có thể xảy ra nếu ban lãnh đạo chính trị của đất nước chia rẽ, như chúng tôi đã chia rẽ trong tranh chấp đất Sabah [với Malaysia]. Vì thế đến nay tranh chấp này vẫn chưa thể giải quyết vì các lãnh đạo nước tôi không thể làm việc với nhau. Nhưng với Trường Sa, có sự đoàn kết chính trị giữa các lãnh đạo trong mọi khu vực trong chính trường nước tôi.

BBC: Cuối tháng này, Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, sẽ thăm Philippines. Nếu gặp Chủ tịch Việt Nam, ông sẽ nói gì về tranh chấp Biển Đông?

Tôi muốn nói với ngài chủ tịch là đừng quên hành động trong nền tảng Asean. Vì chúng ta chỉ mạnh khi cùng hành động. Vì thế mới có Asean. Điểm yếu của một nước có thể được bổ trợ bằng sức mạnh của một nước khác.

BBC: Có ý kiến nói là dù sao Trung Quốc và Việt Nam vẫn chia sẻ ý thức hệ cộng sản. Thượng nghị sĩ có xem đây là trở ngại cho hợp tác bên trong Asean?

Tôi không tin như thế. Cao hơn ý thức hệ chính trị là quyền lợi chung của các dân tộc trong Asean. Trong 35 năm qua của Asean, đã có sự phát triển nhỏ nhưng chắc chắn để dẫn tới đoàn kết và chung cục là sự hòa nhập của các dân tộc trong Asean. Sẽ thật tiếc nếu đến bây giờ một quốc gia lại hành động khác với phần còn lại.

BBC: Ông có lo ngại trong cuộc đời mình sẽ chứng kiến một cuộc chiến tranh vì Biển Đông?

Philippines chúng tôi yếu về quân sự, nên chúng tôi sẽ không thể gây chiến với Trung Quốc hay nước khổng lồ nào. Nhưng vấn đề có thể thu hút chú ý của các siêu cường, trở thành vật cạnh tranh giữa các siêu cường - đó là điều chúng tôi không muốn.

Chúng ta đã xây dựng hợp tác bên trong và bên ngoài khu vực như Asean - Trung Quốc, Asean+3, Apec để ngăn ngừa xung đột. Vì thế tôi hy vọng sẽ không có chiến tranh trong đời tôi hay đời bạn. Với bước tiến công nghệ bây giờ, nhân loại không thể chịu nổi một cuộc chiến tranh nữa.

(Nguồn: bbc.co.uk)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2010(Xem: 35000)
Niềm Đau Chôn Dấu Trong khi còn nhiều kết luận có thể nói thêm từ tình trạng hiện nay, có một điều chắc chắn: sự bế tắc hiện nay của Mỹ không thuần là bế tắc kinh tế. Do đó giải đáp cũng không thể là thuần kinh tế. Sự tìm kiếm chỉ mới bắt đầu, nếu người ta đủ can đảm nhìn nhận phải bắt đầu tìm kiếm. Hoàng Ngọc Nguyên
14 Tháng Tám 2010(Xem: 33952)
MỸ DÁM RA ĐI HAY CHĂNG? Và chúng ta, người Việt đang sống ở đất khách, quê người, chăc chắn phải có giây phút chạnh lòng: chẳng hiểu được cách đây 40 năm, khi các bên trong cuộc chiến tranh Việt Nam tới tấp đưa ra những “giải pháp hòa bình”, có ai ở Mỹ đặt câu hỏi “What happens if we leave South Vietnam” hay không? Hoàng Ngọc Nguyên
04 Tháng Tám 2010(Xem: 26879)
Ph ầ n B : Xã hội dân sự quốc tế Từ xã hội dân sự quốc gia đến xã hội dân sự quốc tế Mở ra ở đây những trang đầu của hồ sơ xã hội dân sự quốc tế chính là để trước hết chúng ta lấy lại giờ, không phải giờ của những năm 1945, hay 1954, 1975 mà giờ những năm 2000. Gs. Trần Thanh Hiệp
25 Tháng Bảy 2010(Xem: 32614)
Con n gười ta sinh ra người làm nghề này, ngưòi làm nghề khác. Và chẳng có nghề gì xấu. Cũng như chẳng ai chọn cha mẹ mà sinh ra, cũng chẳng ai chọn việc làm mà sáp vào. Đừng quá tự tin và lạc quan mà nghĩ rằng con người có thể chủ động t ất c ả - nhất là cuộc đời mình. Hoàng Ngọc N guyên
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 29760)
Xã Hội Dân Sự Việt Nam & Xã Hội Dân Sự Quốc Tế Lời giới thiệu : Mấy năm gần đây nhiều nguồn dư luận, ở trong cũng như ở ngoài nước, đều cho rằng hình thành và phát triển một «xã hội dân sự» ở Việt Nam là một trong những bước mở đường dân chủ hóa không thể không có. Thành ngữ xã hội dân sự là thuật ngữ rất mới trong ngôn ngữ chính trị Việt Nam, được dùng để chuyển tải vào tiếng Việt những thành ngữ tiếng Pháp ‘société civile’ và tiếng Anh ‘civil society’. Gs. Trần Thanh Hiệp & Lê Đình Thông, Ph.D.
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 31930)
Lịch Sử Đang Rảo Bước Trong Vùng Đông Nam Á Rõ ràng Lịch Sử đang rảo bước đi nhanh trong vùng này. Nhịp gia tốc làm chóng mặt này khác hẳn với mức chậm chạp, trì trệ của biến thiên chính trị trong thời chiến tranh lạnh ... Gs. Vương Văn Bắc
01 Tháng Sáu 2010(Xem: 33443)
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng chuyên về khoa kinh tế học, nhưng có lẽ vì hai khoa kinh tế và kinh doanh có liên quan, cho nên xem chừng ông cũng rành về kinh doanh, nhất là kinh doanh thực hành. Hoàng Ngọc Nguyên
17 Tháng Năm 2010(Xem: 32058)
Tôi biết giữa những cuộc bàn luận sôi nổi về: dự án đầu tư, phát triển khu vực, khế ước, doanh lợi, hoa hồng v.v..những ý kiến trên đây có thể trái mùa và lạc điệu. Nhưng thiết tưởng việc phục hưng những giá trị đạo đức truyền thống cũng là việc cần, và trong những giá trị đó chắc phải có đức chung thủy. Gs Vương Văn Bắc
08 Tháng Năm 2010(Xem: 34522)
Nhìn lại cái dịp “35 năm nhìn lại” tuần qua, chúng ta dường như đã đạt được một số kết luận về quá khứ để cho tương lai thấy nhẹ nhàng hơn. Hoàng Ngọc Nguyên
08 Tháng Năm 2010(Xem: 34020)
T hầy xưa bạn cũ ngàn nhung nhớ Tỉnh giấc mơ xưa nối nhịp cầu Tháng tư năm Mão* buồn muôn thuở Bách niên chi kế vạn sầu đau. Lê Đình Thông
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468