Thất bại tài chính lây lan tới kinh tế (BBC)

26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 27780)
Thất bại tài chính lây lan tới kinh tế (BBC)

Thất bại tài chính lây lan tới kinh tế


Angel Gurria

Tổng Thư ký OECD

22 tháng 9, 2011

image001_145 








Khủng hoảng tài chính 2008 đã dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu.


Phải chăng chủ nghĩa tư bản Phương Tây thất bại? Câu trả lời của tôi cho câu hỏi này là KHÔNG.

Nhưng tôi cũng tự hỏi rằng tư bản chủ nghĩa có đáp ứng được tính liên tục để hướng tới hoàn thiện hay không. Tôi muốn nói về kinh tế thị trường, về thị trường tự do.

Tôi nghĩ rằng chúng ta không thành công với tư cách giám sát, tư cách của nhà quản lý giới công ty và chúng ta thất bại trong vai trò quản lý rủi ro.

Chúng ta cũng thất bại trong việc phân bổ vai trò và trách nhiệm cho các tổ chức kinh tế quốc tế.

Sự thất bại tài chính của chúng ta làm lây lan ngay đến nền kinh tế.

Chúng ta đi từ cuộc khủng hoảng tài chính tới tê liệt kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp ở mức sốc, tính trung bình ở mức 9%-10%; 20, 30, 40% giới trẻ bị thất nghiệp nói riêng.

Đó là thực tế bi thảm của cuộc khủng hoảng.

Một số tổ chức quốc tế đã chứng kiến ​​cuộc khủng hoảng ập tới.

Một số thậm chí đưa ra được một vài cảnh báo, nhưng họ đã không phối hợp các đánh giá của mình, họ đã không có được một tiếng nói chung mạnh mẽ.

Vì vậy, những cảnh báo của họ đã bị bỏ ngoài tai trong bầu không khí của sự thịnh vượng khi mọi người kiếm rất nhiều tiền và người ta nghĩ rằng sự đổi mới chính là lựa chọn thích hợp, và rằng việc có ai đó đưa ra cảnh báo rằng một cái gì đó sai trái có thể diễn ra, thì chính người cảnh báo sẽ bị coi là đang gây trở ngại cho đà tiến bộ.

Cũng có lập luận rằng thị trường cần phải được hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ.

Nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường có thể vận hành mà không cần tới bất kỳ sự can thiệp nào cả.

Vì vậy, cuộc khủng hoảng đã để lại một di sản thảm khốc. Một di sản của mức thất nghiệp cao, thâm hụt tài chính khổng lồ mà chúng ta đang cố gắng kiểm soát.

Nợ công lũy kế tới 100% GDP theo mức trung bình ở các nước OECD.

Dẫu sao thì khoản nợ này từng là một phần của giải pháp, và nay nó đã trở thành vấn đề.

Thay đổi cơ cấu

 image002_55








Vai trò quản lý rủi ro tại các nền kinh tế phát triển đang có vấn đề.

Và nợ vẫn không ngừng tăng, nền kinh tế chững lại làm giảm doanh thu tài chính, và tỷ lệ thất nghiệp lớn làm tăng chi phí xã hội.

Vì vậy, điều rất quan trọng là chúng ta phải đưa ra tín hiệu rõ ràng về cách làm thế nào chúng ta sẽ giải quyết vấn đề nợ mà không bị mất tăng trưởng và việc làm.

Và OECD đang nói là “thay đổi cơ cấu”. Đó là thông điệp của chúng tôi.

Phải cải cách sản phẩm và thị trường lao động, tăng cường cho giáo dục, đổi mới, tăng trưởng xanh, cạnh tranh, các biện pháp thuế, y tế - đó là những điều chúng ta nên tập trung chính cho một chiến lược lâu dài để phục hồi tăng trưởng bền vững.

Các biện pháp này sẽ tạo việc làm và giúp giải quyết nợ.

Chúng ta cũng cần phải "Có trách nhiệm với xã hội" và tập trung vào các chính sách đổi mới để bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Vì vậy, KHÔNG, tôi không nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản phương Tây hoặc kinh tế thị trường, thị trường tự do đã thất bại.

Tôi nghĩ rằng câu hỏi là làm thế nào để cải thiện việc kiểm tra và cân bằng trong nền kinh tế thị trường của chúng ta.

Wolfgang Schäuble, Bộ trưởng Tài chính Đức gần đây đã nhận xét trong một bài báo, tôi xin trích dẫn "có một sự đồng thuận rộng rãi rằng cần phải có luật lệ mẽ hơn cho các thị trường hoạt động sôi động và để những thị trường có sức đề kháng khủng hoảng”.

Tôi đồng ý hoàn toàn. Tôi nghĩ rằng nền kinh tế quan trọng tới mức không thể để toàn bộ nền kinh tế trong tay lực đẩy của riêng thị trường.

Đây là một quá trình không dễ dàng và cần có cơ chế quản lý toàn cầu mạnh hơn và các tổ chức quốc tế mạnh, nhưng tất nhiên, đó là cách duy nhất để cải thiện tình hình.

(Nguồn: bbc.co.uk)

___________________________________________________

Tăng trưởng quá nhanh 'dễ gây tai nạn'


Chandran Nair

Người sáng lập Global Institute For Tomorrow

22 tháng 9, 2011

image001_146 

 







Ông Nair nói đã có ba thập niên có tình trạng vay quá nhiều để rồi không trả nổi.

Hình thái cực đoan của chủ nghĩa tư bản đã lan rộng khắp thế giới, nhất là trong khoảng 30-40 năm gần đây, hiện đang gặp phải nhiều rắc rối và bị chúng ta chối bỏ.

Điều quan trọng là hiểu được hai nguyên tắc chính của chủ nghĩa tư bản. Thứ nhất việc coi con người hành xử có lý và rằng thị trường phản ứng có lý là sai; và nguyên tắc thứ hai coi thị trường định đoạt giá cả cũng sai nốt.

Điều quan trọng là hiểu được gốc rễ của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Có thể tranh luận rằng chiếm hữu nô lệ là nỗ lực đầu tiên cho việc sở hữu tài nguyên một cách rẻ mạt, vì thế khi chiếm hữu nô lệ kết thúc, chúng ta có chế độ thuộc địa, và một lần nữa, đây là nỗ lực điển hình của chủ nghĩa tư bản để sử dụng tài nguyên thật rẻ, và khi chế độ thuộc địa đổ đổ vỡ, điều này cũng trở nên khó đạt được thì chúng ta lại có cái cớ toàn cầu hóa tăng trưởng kinh tế và rồi toàn cầu hóa tài chính.

Khi tôi nói về vấn đề này ở châu Âu, họ nói rằng đã ba thập niên có tình trạng vay quá nhiều để rồi không trả nổi, nhưng tôi nói lại rằng, họ nên nhân thêm khoảng mười lần nữa và xem xét nó trong khoảng thời gian là 300 năm của thực trạng phát triển quá đà.

Điều mà chúng ta cần thừa nhận lúc này là thế giới đang ở một ngưỡng rất khác so với 100 năm trước, khi chúng ta chỉ có một tỉ người. Với dân số hiện nay đang tiến tới con số bảy tỉ, rất nhiều thứ cần phải thay đổi.

Hai vấn đề cơ bản nhất mà thế giới phải nhận biết, mà chủ nghĩa tư bản phương tây vốn vẫn lờ đi, là hàng hóa và dịch vụ mà các công ty và các nền kinh tế vẫn sản sinh, đều dựa trên tài nguyên rẻ mạt và những chi phí không hiện hữu.

Trò chơi này đến hồi kết rồi, chúng ta cần phải tái cấu trúc cơ bản – chủ yếu là để xem người dân sẽ sống như thế nào, và cần có những bước tiến vượt lên trên quan niệm đơn thuần về tăng trưởng để tham gia vào các cuộc tranh luận sâu xa hơn về bước tiến của nhân loại – mà cái đích thì rất khác so với việc hứa hẹn rằng tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại những đồ chơi công nghệ mới nhất và xe hơi cho tất cả mọi người.

Đó là điều không thể và đây chính là nơi cỗ xe chủ nghĩa tư bản đụng phải bức tường.

Và vào lúc này người ta cần phải có cách đối thoại khác.

(Nguồn: bbc.co.uk)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười 2010(Xem: 36683)
Mùa thu trong thơ văn cổ điển Trung hoa (phần 2) Trần Văn Lương Nói đến mùa thu mà không nhắc đến trăng thu là một điều thiếu sót lớn.Trăng thu nhắc nhở đến sự ly biệt, đến sự cô đơn của người lính thú, đến cảnh về già của một lão tướng hết thời, đến nỗi buồn của người cung nữ bị thất sủng... Trăng thu thật là buồn:
11 Tháng Mười 2010(Xem: 31209)
Mùa thu trong thơ văn cổ điểnTrung hoa Biên khảo: Trần Văn Lương Thạch Lai Kim K1: Chú thích Hán văn Mùa thu đã chiếm một vị trí độc đáo trong gia tài thơ văn của nhân loại. Mùa thu là niềm gợi hứng cho các thi văn sĩ tự cổ chí kim. Chúng ta chắc không ai quên được những vần thơ tuyệt tác về thu của Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Tản Đà, Paul Verlaine, Guillaume Apollinaire v.v... Riêng trong kho tàng thơ văn cổ điển của Trung hoa, mùa thu buồn là một đề tài truyền thống rất được các văn thi sĩ ưa chuộng, và được dùng làm bối cảnh khi tác giả muốn phơi bày một tâm sự không vui.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 26309)
LẨN THẨN CUỐI TUẦN Hoàng Ngọc Nguyên ... nếu người ta nghĩ rằng tuần này có tính cách kết luận và quyết định cho cuộc bầu cử 24 ngày nữa, thì câu trả lời, đúng là ưu thế đang đổ về cả ph ía Cộng Hòa, nhưng đảng Dân Chủ còn cơ hội để nói tiếng cuối cùng ...
11 Tháng Mười 2010(Xem: 24442)
TỰ DO, DUNG CHẤP VÀ HỘI NHẬP Hoàng Ngọc Nguyên Nếu không hiểu được đặc tinh của nước Mỹ là nước của di dân, không hiểu được điều kiện để sống còn và phát triển của Mỹ là dung chấp, thì không sao hiểu được tại sao người Hồi giáo có cơ hôi đến đây và sinh sống.
10 Tháng Mười 2010(Xem: 26203)
Châu Á : Trung Quốc hung hăng, Hoa Kỳ hưởng lợi REUTERS/Jason Reed Trong thập kỷ qua, Hoa Kỳ cũng đã phạm phải một số sai lầm phi lý tương tự. Thế nhưng gần đây, Mỹ đã giảm bớt chủ nghĩa đơn phương và tăng cường chủ nghĩa đa phương dựa trên luật lệ. Và điều đó đã mang lại hiệu quả.
10 Tháng Mười 2010(Xem: 23580)
10 Signs The U.S. Is Losing Its Influence In The Western Hemisphere By Gus Lubin in Recession, Emerging Markets Even if the U.S. hadn't crashed into a financial crisis, there are demographic, material, and political forces that have been spreading power around the Americas for decades.
09 Tháng Mười 2010(Xem: 23455)
TỪ NHỮNG CHUYỆN THỜI SỰ Hoàng Ngọc Nguyên Và bản tin thứ ba cho thấy trong tình hình đất nước như thế, xã hội như thế, đã làm nổi rõ một số thành phần đang chịu “nguy cơ”, bất trắc trong xã hội. Nay đi đâu ng ư ời ta cũng thấy quen thuộc với cụm từ “at risk”. Children at risk. Seniors at risk! Women at risk! Nation at risk!
03 Tháng Mười 2010(Xem: 24086)
CHIẾN THẮNG NGỌT NGÀO Hoàng Ngọc Nguyên ... cách kết luận duy nhất chúng ta có thể có về một tuần tưởng như hỗn lo ạ n nhưng lại kết thúc êm đẹp là chẳng có chiến thắng nào ngọt ngào hơn, có ý nghĩa hơn, đáng suy nghị hơn cho người Mỹ.
29 Tháng Tám 2010(Xem: 26078)
CHÚC MỪNG TRUNG QUỐC Hoàng Ngọc Nguyên Bởi thế, trong dịp này, chúng ta nên nói với người bạn Hoa rằng : “Congratulation, xính xáng”, thay vì xuống đường đả đảo!
28 Tháng Tám 2010(Xem: 26883)
LÃNH ĐẠO VÀ SỰ NHẬY CẢM Hoàng Ngọc Nguyên
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468