"12 Sept. l'Amérique d'après" để nhìn về nước Mỹ sau 11-9

26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 29097)
"12 Sept. l'Amérique d'après" để nhìn về nước Mỹ sau 11-9

"12 Septembre l'Amérique d'après" đ nhìn v nước M sau biến c 11 Tháng 9

 

 image001_144











Bìa sách "12 Tháng 9, nước Mỹ sau đó"- Tác giả : E. Bilal

NXB Casterman

Thanh Hà


Từ biến cố 11/09/2001 đến cái chết của Oussama Ben Laden, nước Mỹ đang đi về đâu ? 19 nghệ sĩ và nhà báo tên tuổi hai bên bờ Đại Tây Dương trả lời câu hỏi trên dưới dạng đối thoại, phóng sự, chuyện tranh, hoặc qua các bức hí họa.

Mười năm trôi qua kể từ ngày hai chiếc máy bay đâm vào hai tòa nhà chọc trời khu World Trade Center – New York đến cái chết của Oussama Ben Laden. Trong tác phẩm mang tựa đề « 12 Septembre, l'Amérique d'après - 12 Tháng 9, nước Mỹ sau đó », các tác giả điểm lại những chuyển biến đối với Hoa Kỳ trong 10 năm vừa qua, và phác họa ra tương lai của một nước Mỹ cho những thập niên tới. "12 Septembre, l'Amérique d'après" do Nhà xuất Bản Casterman và đài phát thanh Radio France đồng ấn bản.

"12 Tháng 9" là một tác phẩm tập thể với sự tham gia của hai nhà văn Mỹ Russel Banks, Jerome Charyn ; nhạc sĩ Pháp CharlElie Couture, danh ca Barbara Hendricks sinh trưởng tại Mỹ nhưng lại là công dân Thụy Điển ; Jean Luc Hees, chủ tịch đài Pháp thanh Pháp, Radio France ; nhà báo lão thành và cũng là tác giả của những bài xã luận trên báo New York Times và International Herald Tribune, Roger Cohen ; thông tín viên thường trực của đài phát thanh radio France tại Washinton, Fabienne Sintes ; kiến trúc sư Jacques Ferrier, nghệ sĩ hài Sophia Aram cùng với các họa sĩ đã quá quen thuộc với những ai say mê đọc truyện tranh : Enki Bilal, Miles Hyman, Daryl Cagle, Art Spiegelman, Lorenzo Mattoti, Jul, José Munoz, Carlos Sampayo hay Plantu.

Ben Laden và nước Mỹ

Đối thoại khá thú vị giữa Plantu với Cagle qua hình ảnh là một cuộc trao đổi về cùng một thành phố New York, về một đất nước là Hoa Kỳ, về một kẻ thù không tên là khủng bố, về hai nhân vật : Bush và Ben Laden, và về một giấc mơ : Hòa Bình.

Tác phẩm « 12 Tháng 9 » mở đầu với bốn bức hí họa của Daryl Cagle và Plantu mà trong đó hai danh họa này đối chiếu hai biểu tượng là Hoa Kỳ và Khủng bố.

Để nói về cái chết hôm đầu tháng 5/2011 của trùm khủng bố Ben Laden, họa sĩ người Mỹ vẽ một bên là tổng thống Obama trong tư thế của một ông thợ săn vừa hạ được một con gấu với cái đầu là của Ben Laden. Bên kia lại cũng Ben Laden xuống hỏa ngục. Quỷ Satan càu nhàu : « Khách sạn đã giữ phòng cho ông từ gần 10 năm nay, sao mãi bay giờ mới đến ? »

Về phần họa sĩ Pháp, Plantu thì ông đã gắn liền hai sự kiện : cái chết của Ben Laden và loạt khủng bố 11 Tháng 9 cách nay 10 năm. Plantu vẽ hai tòa nhà chọc trời trên đảo Manhattan bị tấn công. Một tòa cao ốc bị bẻ cong thành cây súng, chĩa thẳng vào đầu Ben Laden. Trong bức tranh thứ nhì của Plantu là hình ảnh một lá cờ Mỹ phất phới bên trên, ở phía dưới là đầu Ben Laden bị hạ gục, râu mọc rễ để nẩy sinh ra nhiều Ben Laden khác. Tác giả ngụ ý khủng bố vẫn chưa chấm dứt sau cái chết của Oussama Ben Laden.

 image002_54

Biếm họa nói về cái chết của Ben Laden- Plantu

DR


Trong buổi họp báo để giới thiệu sách, họa sĩ Plantu cho biết nhờ nộp bài trễ, ông đã bắt kịp thời sự để đưa chủ đề này vào tác phẩm 12 Tháng 9. Nhưng đối với người nghệ sĩ nổi tiếng vì những bức hí họa vừa dí dỏm vừa tinh tế trên trang nhất báo Le Monde mỗi ngày, điều đáng kinh sợ hơn cả khi dưới áp lực người cầm bút phải tự kiểm duyệt để không bị đưa vào sổ đen của bất kỳ một thế lực nào. Đó là điểm tương đồng đáng chú ý nhất giữa họa sĩ Pháp, Plantu và đồng nghiệp người Mỹ, Daryl Cagle :

« Với Cagle, chúng tôi từng tổ chức nhiều cuộc trao đổi giữa các họa sĩ đến từ nhiều phương trời khác nhau. Tương tự như chúng tôi từng tạo nên không gian giữa các họa sĩ Israel và Palestine, qua tác phẩm « 12 Tháng 9 », chúng tôi cũng đã muốn tạo được nhịp cầu giữa độc giả và các tác giả của quyển sách tập thể này. Có những người đang xây dựng lại khu thương mại World Trade Center. Còn anh em họa sĩ chúng tôi thì với một cây bút, chúng tôi cũng muốn xây dựnng lại môt khu thương mai trong tư tưởng của độc giả. Cú sốc đối với chúng tôi là sự kiện cộng đồng Hồi giáo đã kịch liệt lên án các bức hí họa của các nghệ sĩ Đan Mạch vẽ nhà nhà tiên tri Mahomet.

Từ sự cố đó chúng tôi thấy là có một sự « tự kiểm duyệt » nào đó và chúng tôi muốn chống lại điều này. Theo tội đã là họa sĩ, nghệ sĩ thì chúng tôi phải can đảm để nói lên những điều mình nghĩ cho dù đó là những điều không được xem là « phải đạo ».

Tôi muốn cảm ơn nhà xuất bản đã dành nhiều chỗ cho truyện tranh trong tác phẩm « 12 Tháng 9 » vì tranh vẽ nhiều khi nói lên được những gì mà một nhà báo, một nhà văn không diễn tả hết. Một nhà văn dùng, chủ từ, động từ, dấu chấm, dấu phẩy … để tạo ra một câu, rồi từ đó là một câu chuyện. Giới họa sĩ chúng tôi thì chúng tôi dùng hình ảnh, nét vẽ và từng chi tiết trong mỗi bức họa để kể chuyện.

Hình ảnh Ben Laden đối với tôi chỉ là một công cụ để đem lại một cái gì đó mà thôi, để nói lên những gì chúng tôi muốn nói. Tôi thấy đây là công việc hết sức quan trọng vì ngay trong những nền dân chủ hàng đầu của thế giới, không phải chúng tôi lúc nào cũng được hưởng trọn vẹn « tự do ngôn luận » May mà chúng tôi có cây bút để là việc đó".

Đoạn đường 10 năm đã đi qua

Giới văn nghệ sĩ nhìn về nước Mỹ trong 10 năm qua như thế nào ? Nhà văn Russel Banks là một trong những trí thức hàng đầu của Mỹ từng mạnh mẽ chỉ trích chiến tranh Irak và đạo luật chống khủng bố Patriot Act được thổng thống Bush ban hành sau biến cố 11 Tháng 9. Trong lời mở đầu cuốn "12 Septembre, l'Amérique d'après", ông gần như tuyệt vọng khi thấy : "Chiến tranh chống khủng bố đã kéo dài. Hoa Kỳ đã chuyển từ mặt trận Irak sang Afghanistan, (...) và trong tương lai, bất kỳ một vùng đất nào có dầu hỏa cũng có thể trở thành mặt trận mới" của cuộc chiến chống khủng bố đó.

Trong mười năm qua, Hoa Kỳ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Một niềm hy vọng đã lóe lên với việc cử tri Mỹ bầu vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử.Để rồi : "Từ một đời tổng thống này đến một đời khác, chiến tranh vẫn còn đó"

Banks tự hỏi liệu 20 năm nữa cuộc chiến này có sẽ được khép lại hay không ? Mà dù chiến tranh có chấm dứt thì nước Mỹ của ông liệu có giành được phần thắng về tay hay đấy sẽ chỉ còn là một vùng đất bị « Kiệt quệ vì những phí tổn chiến tranh, tương tự như Liên Xô khi chiến trạnh kết thúc ? »

Hoa sĩ người Mỹ Miles Hyman, sinh trưởng ở New York chuyên vẽ truyện tranh vẫn băn khoăn khi thấy đất nước ông đã đi quá xa trong việc tăng cường các biện pháp an ninh, nhân danh cuộc chiến chống khủng bố đề chà đạp những quyền tự do cá nhân.

Hyman và nhà văn Jerome Charyn mở đầu các cuộc đối thoại trong tác phẩm "12 Tháng 9". Cả hai cùng sinh trưởng ở Hoa Kỳ, cả hai cùng có duyên lành với nước Pháp. Không hẹn mà dưới ngòi bút của Charyn và đường nét vẽ của Hyman, cả hai cùng nói về bầu trời nặng trĩu bao phủ lên đảo Manhattan, họ cũng nhìn thấy thành phố New York vô tư và tràn đầy nhựa sống với những biểu tượng của thế giới tư bản như Empire State Building, cửa hàng mua sắm Macy’s, sau biến cố 911 –Nine One One – bỗng chốc đã trở thành một căn cứ quân sự : những chiếc máy bay tàng hình ẩn hiện trên bầu trời New York để có thể can thiệp bất cứ lúc nào, nơi mà mỗi người đều có thể trở thành « mục tiêu » để theo dõi, hay một mối đe dọa tiềm tàng trong mắt các giới chức an ninh Hoa Kỳ.

Nhân cuộc họp báo ngày 15/06/11, hai tháng trước khi cuốn 12 Tháng 9 được trình làng, họa sĩ Miles Hyman nói về đóng góp của ông trong tác phẩm tập thể này. Điều kỳ lạ theo ông là không hẹn mà Charyn cũng đã đưa vào sáng tác hình ảnh của một thành phố New York dưới sự kiểm soát « lố bịch » của các cơ quan an Hoa Kỳ :

« Tham gia vào tác phẩm này thực sự là một thách thức đối với bản thân tôi. Tôi là người Mỹ nhưng lại sống ở Paris. Trong tôi, lúc nào cũng có hai tiếng nói. Cái khó là làm thế nào để hai tiếng nói ấy cùng có một chỗ đứng để từ đó tôi có thể tạo nên một câu chuyện với nội dung không quá bài Mỹ. Nhưng câu chuyện của tôi phải có một cái nhìn phê phán về những gì diễn ra ở Hoa Kỳ, về chính sách khép kín lại trong trạng thái hoảng sợ của nước Mỹ vàonhững ngày tháng sau biến cố 11 tháng 9. Dù vậy, tôi vẫn muốn đem đến một cái nhìn tương đối lạc quan về nước Mỹ đó ».

Vết thương chưa lành

Mười năm sau nhớ lại buổi sáng kinh hoàng khi hai chiếc máy bay lao thẳng vào tòa Tháp đôi khu trung tâm thương mại New York, danh họa Art Spiegelman còn « rùng mình » khi trông thấy thành phố của ông trong khoảnh khắc được đặt trong tình trạng thiết quân luật. Là họa sĩ vẽ truyện tranh duy nhất đến nay đoạt giải thưởng Pulitzer (với tác phẩm Maus, năm 1992) , Spiegelman cho đến tận giờ phút này vẫn còn nhức nhối với hình ảnh đó của nước Mỹ.

Hai nhà báo giàu kinh nghiệm là Roger Cohen và Jean Luc Hees trao đổi với nhau về hình ảnh của Hoa Kỳ trước và sau biến cố 11 Tháng 9. Cả hai cùng có tầm nhìn sâu rộng về nước Mỹ, về phần còn lại của thế giới.

 image003_28

DR


Trong lá thư gửi đến đồng nghiệp và cũng là một người bạn ở ngoài đời, nhà báo Cohen, tác giả của những bài xã luận trên các báo New York Times và International Heral Tribune viết về nước Mỹ ngày hôm nay :

« Mười năm sau khi hiểu được rằng nước Mỹ cũng có những điểm yếu, Hoa Kỳ vẫn chưa được thanh thản. Hy vọng lóe lên sau thắng lợi của Barack Obama trong cuộc tuyển cử năm 2008 chỉ còn là một kỷ niệm mơ hồ (…) Tâm trạng sợ hãi đã len lỏi vào khắp nơi (…) hàng ngàn thanh niên trở về nhà trong chiếc hòm gỗ vì hai cuộc chiến diễn ra ở một chân trời xa lạ. Thất nghiệp bùng nổ, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Giấc mơ Hoa Kỳ đã chắp cánh bay đi đối với tầng lớp trung lưu trong xã hội. Hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ thì đã lao vào một cuộc chiến toàn diện trên đủ mọi mặt trận từ truyền thanh đến internet. Hứa hẹn tốt đẹp cho một thể kỷ mới đã chết yếu trước khi chào đời ( …)

Nước Mỹ trong những năm gần đây như đã bị phân hóa. Một nửa thì bị sa lầy vì hai cuộc chiến bất tận. Nửa còn lại thì đổ xô đến các trung tâm thương mại để mua sắm. Việc mua sắm điên cuồng đó lại được những luồng tín dụng cấp với lãi suất thấp nuôi dưỡng. Giới ngân hàng đua nhau khuyến khích tầng lớp trung lưu mua nhà. Người Mỹ đặt hết niềm tin vào trị giá nhà đất. Thực tế phũ phàng khi giá địa ốc sụp đổ. Chỉ còn lại là nợ nần chồng chất »

Xét về thái độ nghi kỵ đối với người Hồi giáo sống trên đất Mỹ, nhà báo Roger Cohen xem đây là mối « Nguy hiểm lớn nhất » đe dọa Hoa Kỳ : « Tinh thần mở rộng của nước Mỹ mãi mãi trở thành nạn nhân của loạt khủng bố 11 Tháng 9. Đẩy Hoa Kỳ vào trạng thái sợ hãi và nghi kỵ lẫn nhau sẽ là thắng lợi khủng khiếp nhất mà Ben Laden gặt hái được. Mười năm sau loạt tấn công tiến hành ngay trên đất Mỹ, nguy cơ nước Mỹ thu mình lại và khép kín với bên ngoài vẫn tiềm tàng »

Dù vậy Cohen không chút bi quan về tương lai của nước Mỹ : bởi lẽ đó là một quốc gia không bao giờ đứng nguyên lại một chỗ mà nó luôn luôn chuyển biến, luôn luôn đấu tranh vì một lý tưởng. Khi con người không còn sợ hãi, khi một chế độ độc tài bị lung lay, khi mộtt tên bạo chúa phải lo sợ như những gì đã xảy ra gần đây trong phong trào mùa Xuân Á rập, thì mỗi một người Mỹ đều có thể tự hào vì : « Những đợt nổi dậy đòi tự do đó bắt nguồn từ những giá trị nền tảng như là Nhà nước pháp quyền, hay dân chủ : đấy là tất cả những giá trị cơ bản và không hề suy suyển của Hoa Kỳ ». Nhìn dưới góc độ ấy, theo ông Cohen, 2011 là liều thuốc giải độc tốt nhất cho 2001 niềm hy vọng chớm nở khiến nhiều nước Hồi giáo trên thế giới không còn nhìn nước Mỹ như kẻ thù.

Niềm tin và hy vọng

Nhà báo Cohen kết luận : « Giấc mơ Hoa Kỳ vẫn nguyên vẹn » Nhưng 10 năm sau biến cố 11 Tháng 9 « Những giới hạn về quyền lực của Mỹ thêm rõ nét. Quốc gia này mang nợ nhiều hơn, hàng triệu người dân Mỹ không có việc làm. Đổi lại thì những động cơ tăng trưởng khác đang mọc lên ở nhiều nơi trên thế giới. Quyền lực đang chuyển dần về châu Á. Đó là tiến trình không thể đảo ngược »

Chiến tranh Afghanistan, Irak, rồi sự kiện ông Barack Obama bước vào Nhà Trắng trong bối cảnh khủng hoảng địa ốc và tài chính, thất nghiệp dồn dập đổ vào Hoa Kỳ. Tất cả những tác giả đóng góp vào tác phẩm "12 Tháng 9 "đều nhìn nhận : biến cố Nine One One là một cột mốc đối với lịch sử của nhân loại vì các chiến lược của chính quyền Mỹ sau đó cho thấy rõ một sự bất lực của siêu cường số 1 giới.

Tất cả các tác giả tham gia vào công trình tập thể « 12 Septembre l’Amérique d’après » cùng đưa ra nhận xét : Hoa Kỳ không còn độc quyền thống lĩnh thế giới đổi lại chúng ta đang tiến tới « một trật tự quốc tế cân bằng hơn » mà ở đó Mỹ chia sẻ quyền lực với các nền kinh tế đang trỗi dậy như Brazil, Trung Quốc hay Ấn Độ.

Nhìn về tương lại nước Mỹ có thể nói « 12 Tháng 9 » đã phác họa ra những chuyển biến về tâm lý và trong xã hội của Hoa Kỳ để New York mãi mãi là một thành phố năng động, là biểu tượng của thế giới tư bản cho dù cơn bão tài chính 2008 đã thổi qua.

Theo quan điểm của của nhà báo kiêm họa sĩ Jose Sacco, người gốc đảo Malte từng tốt nghiệp tại Hoa Kỳ trong một câu chuyện hoàn toàn mang tính khoa học giả tưởng ông nói về một nước Mỹ mà ở đó quyền lực thuộc về tay các tập đoàn tư bản, về một thủ đô Washington đã trở thành ốc đảo thiên đường của những kẻ giàu có và thế lực, về một thế giới thứ ba nghèo khổ, đói rách bắt đầu ngay trên đất Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ sau biến cố 11 Tháng 9 vẫn là một miền đất hứa, một chân trời của tự do, và hy vọng.

Chính vì vậy người có trọng trách minh họa bìa sách là danh họa Enki Bilal đã làm ngược lại với định luật vật lý như để đem đến một cái nhìn lạc quan về tương lai của nước Mỹ. Enki Bilal giải thích :

« Tất cả những tác giả khác thì được quyền trao đổi với nhau. Tôi không có được may mắn đó trong tác phẩm tập thể này. Tôi có trách nhiệm vẽ tranh bìa cho cuốn sách. Làm thế nào để với một hình ảnh duy nhất tôi có thể diễn đạt được tất cả các ý tưởng của mình về một sự kiện trọng đại như ngày 11 Tháng 9 ?

Trong tác phẩm Le Sommeil du Monstre- Giấc mộng Ác Quỷ xuất bản năm 1999 tôi từng nghĩ tới lịch bản một ngày nào đó phương Tây sẽ bị trừng phạt. Biểu tượng của các nước Tây phương chính là thành phố New York với những tòa nhà chọc trời. Từ đó tôi hồi tưởng lại cơn ác mộng mà toàn nhân loại đã tận mắt trông thấy khi Tháp đôi sụp đổ. Tôi nghĩ đến những người đã « rơi » từ trên cao xuống khi hai tòa nhà bị tấn công. Từ đó tôi đảo ngược tình huống, thay vì để cho các nhân vật trong tư thế rơi tự do, thì tôi đẩy họ lên trên cao, cao hơn cả hai tòa nhà của khu World Trade Center. Tôi nghĩ cuốn sách này là một công cụ để cho chúng ta suy nghĩ về thế giới chung quanh »

"12 Septembre, l'Amérique d'après" của nhà xuất bản Casterman là một trong số 5 quyển sách nói về ngày 11 Tháng 9 vào lúc Hoa Kỳ kỷ nệm 10 năm biến cố đau thương này. Nhưng đây không phải là một tác phẩm đề tìm hiểu về nguyên nhân đã dẫn đến sự kiện đó và cũng không phải là phóng sự về những gì đã xảy ra buổi sáng hôm 11 Tháng 9/2001.

Tác phẩm tập thể này đã cho phép đọc giả thực sự nhìn về tương lai, về chỗ đứng của Hoa Kỳ trong thế kỷ XIX.

( Source: RFI )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Giêng 2022(Xem: 3611)
“Xin đừng hót những lời chim chóc mãi/ Đừng lớn lối khi dân lành ốm đói/ Vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn…”
20 Tháng Giêng 2022(Xem: 3736)
"Vụ tham nhũng Việt Á, vụ cổ phiếu FLC ở Việt Nam gần đây cho thấy dường như có một thế lực vô hình đang thao túng chính sách, lũng đoạn thị trường mà nếu không được vạch mặt chỉ tên và có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì đất nước sẽ suy sụp."
11 Tháng Giêng 2022(Xem: 3645)
"Tựu chung Trung Quốc đang ấp ủ những tham vọng rất lớn nhưng đồng thời vẫn là một ông khổng lồ với nhiều nhược điểm mà những nhược điểm đó có thể bị các đối thủ khai thác trong cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng về mặt địa chính trị »."
11 Tháng Giêng 2022(Xem: 4216)
"Dư luận Việt Nam đã rúng động mạnh mẽ và bức xúc dữ dội khi vụ kít xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (gọi tắt là kít xét nghiệm COVID-19) của Việt Á bị phanh phui với nhiều tình tiết bất thường liên quan tới sự can dự của nhiều cơ quan nhà nước và bộ chủ quản."
01 Tháng Giêng 2022(Xem: 3748)
"Còn bài điểm sách của Jude Blanchette trên tờ Washington Post viết: "Sách của Shum nổi bật như một tài liệu nội bộ chân chính hiếm hoi về mối quan hệ ngược hẳn chủ nghĩa xã hội giữa tiền bạc và chính trị trong hệ thống chính trị độc tài của Trung Quốc. Sách phải đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến việc xuyên thủng lớp tuyên truyền được kiểm soát và dàn dựng cẩn thận mà Bắc Kinh đã dựng lên."
28 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3744)
- ĐẠI TỈNH THỨC MÙA GIÁNG SINH - ĐẠI DỊCH CHÍNH TRƯỜNG - MỘT CUỘC CHIẾN TỒI TỆ - THẤT NGHIỆP? LẠM PHÁT? QUẲNG GÁNH LO ĐI!
23 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3825)
"GS Vũ Quốc Thúc là một CÂY ĐAI CỔ THỤ trong làng Luật VN. Ông được coi như những ngườì đã dày công xây dựng trường Luật của VNCH ngay sau khi người Pháp rút về nước. Ông cũng còn là một chính khách lỗi lạc của VN trong mọi thờì đại và được kính mến của nhiều thế hệ trí thức của nước nhà."
20 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 4214)
"Ngày 19 ta cùng thờ lạy 20 năm nhớ lại ơn thiêng Đức Ông quá vãng quy tiên Về nơi vĩnh phước linh thiêng trên trời."
16 Tháng Mười Hai 2021(Xem: 3932)
"Điều hiển nhiên nhất hiện tại là liên hệ ngày càng khắng khít giữa Qatar với Trung Quốc về kinh tế, đầu tư và thương mại. Kèm theo đó sẽ là những « ảnh hưởng về phương diện ngoại giao và quân sự » trong tương lai."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468