Hoa Kỳ quan ngại sức mạnh quốc phòng Trung Quốc

04 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 29395)
Hoa Kỳ quan ngại sức mạnh quốc phòng Trung Quốc


Hoa Kỳ quan ngại sức mạnh quốc phòng Trung Quốc

Việt Hà, phóng viên RFA

2011-08-31

Bản báo cáo của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ về sức mạnh quốc phòng Trung Quốc đưa ra vào hôm 23 tháng 8 vừa qua cho thấy Hoa Kỳ đang tỏ ra quan ngại về sự gia tăng sức mạnh quốc phòng Trung Quốc thời gian gần đây.

 image001_114








AFP photo

Tàu sân bay Varyag đang được nâng cấp tại một xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc Trung Quốc, ngày 17 tháng 7 năm 2011.

Bản báo cáo này được công bố giữa lúc có những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với các nước tại khu vực Đông Á.

Đe dọa vị thế thống trị của Mỹ ?

Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc đang khiến Trung Quốc ngày một tiến gần hơn trong việc cạnh tranh vị thế thống trị của Mỹ trên thế giới và nhất là ở khu vực Đông Á vốn gần Trung Quốc về mặt địa lý nhiều hơn so với Mỹ.

Bản báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ viết rằng mặc dù quân đội Trung Quốc còn thiếu một số khả năng nhất định, đặc biệt là về mặt trang bị vũ khí và kinh nghiệm họat động nếu so với Mỹ, nhưng ‘chỉ vào khoảng cuối thập kỷ này, Trung Quốc sẽ có thể có được sức mạnh quân sự và duy trì được một lực lượng hải quân cũng như bộ binh ở mức độ vừa cho các xung đột ở xa Trung Quốc’.

Chuyên gia về Trung Quốc và là cựu chuyên viên của bộ quốc phòng Mỹ, Roger Cliff nhận xét:

"Theo tôi, nếu nói là đe dọa thì có lẽ quá mạnh nhưng ta có thể gọi đó là thách thức đang tăng mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt, cho đến lúc này thì Trung Quốc vẫn chưa thể thách thức vị trí thống trị về quân sự của Hoa Kỳ ngay cả là ở ngay trong khu vực châu Á, tuy nhiên họ có khả năng làm cho tình huống khó khăn hơn đối với Mỹ, bởi vì Mỹ đã quen với một thế giới mà chưa có một ai từ trước đến nay đe dọa vị trí thống trị về quân sự của mình ở bất cứ đâu trong hơn 20 năm nay, và giai đoạn này đang đi dần đến kết thúc. Trung Quốc đang cải tiến công nghệ quân sự của mình, cải thiện quân đội để có thể tạo ra những khó khăn nhất định trong từng tình huống."

Thách thức mà sự lớn mạnh quốc phòng Trung Quốc đặt ra đối với Mỹ được nói đến đầu tiên là vấn đề Đài Loan. Báo cáo nhận định Đài loan sẽ vẫn là định hướng chiến lược chính của Trung Quốc. Trung quốc tiếp tục hiện đại hóa quân đội ngay cả khi mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã được cải thiện trong năm 2010. Sự hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đang làm dịch chuyển cán cân quân sự sang hướng có lợi hơn cho Trung quốc. Khả năng quốc phòng gia tăng cũng giúp Trung Quốc có thể can thiệp để ngăn chặn sự hỗ trợ của Mỹ cho Đài Loan trong trường hợp có xung đột xảy ra.

Những quan ngại này liệu có thể khiến Hoa Kỳ đi đến quyết định bán những chiến đấu cơ F16 đời mới cho Đài Loan hay không? Phân tích gia Roger Cliff cho rằng điều này khó có thể xảy ra:

"Tôi đoán câu trả lời là không. Lý do là vì có một đánh giá cho rằng Trung Quốc chưa tạo ra một sự nguy hiểm thực sự cho Đài Loan và Hoa Kỳ nghĩ rằng việc Đài Loan tiêu nhiều tiền để mua các máy bay này có thể chưa phải cách hữu hiệu nhất lúc này. Tôi nghe nói ước tính số tiền để mua các máy bay này khoảng hơn 100 triệu một chiếc máy bay, nếu tính tổng thể thì là khá đắt đỏ cho một quân đội còn hạn chế về khả năng. Cho nên theo họ Đài loan nên tiêu tiền vào những cái khác hiệu quả hơn và chính phủ Mỹ có thể sẽ từ chối bán những máy bay này cho Đài Loan mặc dù Đài Loan bây giờ nghĩ rằng Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng cho họ."

Vấn đề tranh chấp biển Đông

image002_38 







Hai tàu Đài Loan với tên lửa trên vùng biển gần căn cứ hải quân ở miền nam Đài Loan vào ngày 18 tháng năm 2010. AFP

Một thách thức khác mà sự lớn mạnh quốc phòng Trung Quốc đặt ra đối với Hoa Kỳ là vấn đề tranh chấp trên các vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền bao gồm biển Hoàng Hải, biển Đông Trung Hoa và biển Đông. Trong chương về chiến lược hàng hải của Trung Quốc, bản báo cáo cũng nói rõ Trung Quốc nhìn vấn đề này như là nguồn đảm bảo sự thịnh vượng về kinh tế và an ninh quốc gia. Trung Quốc từ lâu đã coi các vùng biển này là các khu vực có tầm quan trọng chiến lược. Đây được gọi là các vùng ‘biển gần’ có giá trị như vùng đệm an ninh và có trữ lượng dầu khí lớn phục vụ cho sự phát triển của Trung Quốc.

Để gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực, cạnh trạnh vị thế thống trị trên biển của Hoa Kỳ, và đòi chủ quyền trên các vùng biển ở Đông Á, việc hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc chú trọng rất nhiều vào hải quân và không quân. Mặc dù cho đến giờ Hoa Kỳ vẫn có nhiều tàu chiến hơn bất cứ nước nào trên thế giới nhưng chỉ trong vòng hơn 2 thập niên qua, Trung Quốc cũng đã kịp xây dựng cho mình một hạm đội tàu ngầm và tàu đổ bộ lớn nhất châu Á. Hồi đầu tháng này Trung Quốc cũng đã hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của mình. Trung quốc cũng cho biết sẽ giới thiệu máy bay tàng hình đầu tiên trong năm nay và đang phát triển các tên lửa chống tàu có thể với xa đến 900 miles.

Tiến sĩ Andrew Krepinevich thuộc Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách tại Mỹ nói với tờ USA Today rằng Trung Quốc tất nhiên không muốn có một cuộc chiến tranh với Mỹ nhưng rõ ràng là Trung Quốc đang muốn chuyển dịch cân bằng quân sự trên vùng Tây thái Bình Dương để Mỹ không thể có trợ giúp về quân sự cho các nước đồng minh của mình trong khu vực bao gồm các nước như Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan.

Việc gia tăng khả năng quốc phòng của Trung Quốc cũng tạo nên những quan ngại là Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực đối với Đài Loan và biển Đông là những vùng mà Trung Quốc coi là quyền lợi cốt lõi của mình. Chuyên gia Roger Cliff nhận xét:

"Trung Quốc rõ ràng đang gia tăng khả năng quốc phòng của mình để có thể làm được điều này, và mọi người biết là trong những điều kiện nhất định thì Trung Quốc có thể thấy là họ không còn lựa chọn nào khác ngòai việc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan và biển Đông. Mọi người hiểu là có khả năng xảy ra như vậy."

Mặc dù vậy, chuyên gia Roger Cliff cho rằng Hoa Kỳ sẽ không thay đổi lập trường của mình đối với vấn đề biển Đông vốn là nơi đang có nhiều căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ông nói

"Tôi không nghĩ là Hoa Kỳ sẽ thay đổi quan điểm trong vấn đề tranh chấp lãnh hải tại biển Đông, nhưng Hoa Kỳ sẽ vẫn kiên định lập trường của mình trong những điểm sau: thứ nhất là đảm bảo tự do hàng hải, điều này rất quan trọng vì Hoa Kỳ coi đó là vùng biển quốc tế, thứ hai là mọi tranh chấp phải được giải quyết qua biện pháp hòa bình. "

Chuyên gia Roger Cliff cho rằng Hoa Kỳ đã mất hơn 10 năm cho các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan mà để quên Trung Quốc, đã đến lúc Mỹ phải chuyển trọng tâm chú ý sang châu Á dù hơi muộn. Ngay chính ông Kurt Cambpell, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ khu vực Đông Á Thái Bình Dương cũng đã tuyên bố vào hồi giữa tháng 8 là đã đến lúc Mỹ cần chuyển trọng tâm chú ý vào châu Á và các quyền lợi lâu dài của Mỹ tại đây.

TQ sẽ tăng chi cho quốc phòng

 image003_16







Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mua lại của Liên Xô cũ, đang neo đậu tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hôm 04/8/2011. AFP photo.

Ngay sau khi bản báo cáo của bộ quốc phòng Mỹ được công bố, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối cho rằng Hoa Kỳ đã thổi phồng quá đáng mối đe dọa của Trung Quốc. Tờ Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc viết rằng Hoa Kỳ là nước chi đến gần 700 tỷ đô la cho quốc phòng một năm chiếm đến 40% chi tiêu quốc phòng trên toàn thế giới, mà lại lo ngại sự lớn mạnh về quốc phòng Trung Quốc. Bắc Kinh hồi đầu năm nay cho biết Trung Quốc sẽ chi khoảng 92 tỷ đô la cho quốc phòng vào năm nay, tăng hơn 12% so với năm trước.

Thiếu tướng Luo Yuan, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc học viện khao học quân sự của Trung Quốc hôm 30 tháng 8 nói với tờ nhân dân Nhật báo của Trung Quốc rằng những lo ngại của Hoa kỳ là không có căn cứ và tại bất cứ nước nào, sức mạnh quốc phòng cũng đóng vai trò bảo vệ cho các hoạt động ngoại giao của đất nước và phải có khả năng giải quyết tranh chấp. Nếu không thì sự tồn tại của lực lượng quốc phòng chỉ là vô ích.

Các phân tích gia tại Mỹ cho rằng bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã sử dụng giọng điệu mềm mỏng trong báo cáo lần này khi mở đầu và kết thúc bản báo cáo bằng cách ca ngợi sự tham gia tích cực của Trung Quốc vào các họat động bảo đảm an ninh trong khu vực và thế giới. Một phần nguyên nhân là vì Bộ quốc phòng Mỹ không muốn làm xấu đi quan hệ đang tốt đẹp giữa Mỹ và Trung Quốc.

Mặc dù vậy theo các chuyên gia thì nếu Mỹ không có những thay đổi kế hoạch quân sự phù hợp thì chỉ khoảng 10 năm nữa, rất có thể Trung Quốc sẽ tiến tới cân bằng sức mạnh quân sự của mình với Mỹ tại khu vực Đông Á.

(Nguồn: RFA)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Ba 2022(Xem: 3105)
"Các vị sứ giả có nhiệm vụ phát ngôn thông điệp ‘‘chiến tranh chỉ là sự điên cuồng’’. Đây là việc làm chưa từng có. Ngài tuyên bố đất nước Ukraine đang bị hủy diệt và kêu gọi các bên ngưng giao tranh, thiết lập hành lang nhân đạo."
05 Tháng Ba 2022(Xem: 3356)
"Hiện nay thật khó để dự đoán cuộc chiến tại Ukraine cuối cùng sẽ diễn tiến như thế nào. Tin tức từ chiến trường, nền ngoại giao bị tắt tiếng, sự thống khổ của những người dân bị mất nhà cửa, tất cả có thể đã quá choáng ngợp."
03 Tháng Ba 2022(Xem: 3186)
‘Người Nga có muốn chiến tranh không?’ Cháu luôn nghĩ là “Không.” Bởi một bạo chúa không phải là cả nước Nga, cả dân tộc Nga. Misha Đoàn
28 Tháng Hai 2022(Xem: 3183)
"Biết được quả “bom nguyên tử SWIFT” được cấu thành ra sao và hoạt động thế nào sẽ hiểu vì sao ngay khi vừa xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine đã có hơn 20 quốc gia kêu gọi áp dụng biện pháp mạnh này để đối phó với hành động hung hãn của Nga."
27 Tháng Hai 2022(Xem: 3334)
"Sau Ukraine, xu thế Ác thắng Thiện sẽ tiếp diễn tại những “điểm nóng” khác trên thế giới, với Đài Loan và Biển Đông là các nạn nhân được xếp ưu tiên trong danh sách những mục tiêu cần thanh toán của Trung Quốc. "
14 Tháng Hai 2022(Xem: 3378)
"Thiệt hại kinh tế sẽ rất nghiêm trọng, thiệt hại nhân đạo là vô cùng tàn khốc. Tuy nhiên, Nga vẫn tăng cường lực lượng bao vây Ukraine, và phương Tây tiếp tục đe dọa hậu quả nghiêm trọng nếu họ bước một chân qua biên giới."
11 Tháng Hai 2022(Xem: 3225)
"Nhân dịp tưởng niệm hai năm biến cố 39 người Việt, nhập cư bất hợp pháp vào Anh, bị thiệt mạng hồi tháng 10/2019, Đài RFA thực hiện loạt bài phóng sự như là một chứng tích của lịch sử Việt Nam hiện đại, ghi chép lại các cuộc hành trình của những ‘thùng nhân’ Việt đến Châu Âu."
08 Tháng Hai 2022(Xem: 3348)
"Dù Tập Cận Bình và Vladimir Putin đã trình diễn màn thắm tình đoàn kết trong dịp khai mạc Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh, nhưng không có nghĩa là Bắc Kinh đứng về phía Matxcơva một cách mù quáng trong hồ sơ Ukraina."
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3496)
"Thủ tướng Chu Ân Lai, một con người học thức uyên thâm đã biết quá rõ về lịch sử nhà Hán cũng như những triều đại khác nên rất khâm phục khí phách của người Việt. Liệu câu chuyện bóng đá ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần có được giới chức TQ suy nghĩ?"
03 Tháng Hai 2022(Xem: 3323)
"Từ hai năm qua, thế giới đã và đang trải qua một cơn đại dịch khủng khiếp làm thế giới điêu đứng, khoảng 5.5 triệu người chết, nhiều nền kinh tế kiệt quệ, nhiều công ty kỹ nghệ và gia đình bị phá sản, nhóm người cực nghèo tăng thêm khoảng 120 triệu, nhưng thế giới lại tăng thêm 493 tỉ phú trong đó có ít nhứt 9 tỉ phú làm giàu nhờ thuốc chủng COVID. "
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468