Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu hụt hơi

04 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 29392)
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu hụt hơi


Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bắt đầu hụt hơi

image001_113 











Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert B. Zoellick (T) tại Bắc Kinh ngày 02/09/2011.

REUTERS/China Daily

Thanh Hà

Trong bài phân tích đăng trên nhật báo tài chính Anh Quốc Financial Times ngày 02/09/11, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick nhận định : « Trung Quốc đang mất dần những lợi thế từng tạo nên phép mầu kinh tế của quốc gia này trong 30 năm qua ». Để tiếp tục duy trì một tỷ lệ tăng trưởng cao, nước đông dân nhất địa cầu này không thể chỉ trông cậy vào xuất khẩu và đầu tư, mà cần có những biện pháp cải tổ thực thụ.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới nêu lên những giới hạn của mô hình phát triển thần kỳ Trung Quốc :

- mạng lưới công nghiệp tuy đã mở rộng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, nhưng năng suất không còn tăng nhanh như trong giai đoạn trước đây.

- trị giá gia tăng trong nền công nghiệp Trung Quốc còn rất thấp

- dân số Trung Quốc đang trên đà lão hóa.

Nhìn rộng ra hơn, ông Robert Zoellick nêu lên viễn cảnh vào năm 2030, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc sẽ là khoảng 16.000 đô la. Kịch bản này có nhiều khả năng xảy ra.

Với thu nhập theo đầu người ở mức 16.000 đô la, trọng lượng kinh tế của Trung Quốc khi đó sẽ tương đương với 15 lần so với Hàn Quốc hiện nay. Như vậy, theo lãnh đạo Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc khó có thể vẫn tiếp tục coi xuất khẩu và đầu tư là những động cơ chính của mô hình tăng trưởng.

Do đó ông Zoellick cho rằng Trung Quốc cần cải tổ sâu rộng cơ cấu kinh tế tránh để gây thêm nhiều vấn đề nghiêm trọng cho kinh tế chung của thế giới cũng như đối với bản thân nước này. Những vấn đề đó bao gồm : mất cân bằng trong cán cân thương mại, giá lương thực và nguyên liệu tăng cao, gây thêm những thiệt hại cho môi trường.

Cuối cùng chủ tịch Ngân hàng Thế giới không loại trừ khả năng Trung Quốc ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào thị trường của nước ngoài.

Trong bối cảnh vừa nêu ông Robert Zoellick kêu gọi Bắc Kinh thúc đẩy việc cải tổ hệ thống thuế khóa, "nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước, định hướng lại vai trò của nhà nước, phát huy nhà nước pháp quyền, mở rộng các hoạt động của khu vực tư nhân, khuyến khích cạnh tranh và cải tổ chính sách từ nhà đất đến thị trường lao động hay tài chính".

(Nguồn: RFI)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười 2021(Xem: 4652)
“Chính vì thế mà mỗi khi động đến chuyện huy động vốn của dân thì dân chúng phản ứng rất là mạnh, chính vì sự bất bình đẳng đấy. Tại sao chỉ nói đến chuyện huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân rất lớn thì lại không giải quyết hậu quả của việc tham nhũng? Đó là nguồn tiền vừa bất minh mà cũng rất là lớn”.
12 Tháng Mười 2021(Xem: 4743)
"Việc hàng trăm ngàn, có khi cả triệu con người bỏ về quê và có thể nhiều người trong số đó sẽ không quay lại, khiến cho các thành phố như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai…sẽ bị thiếu lao động trầm trọng, trong khi các địa phương khác đang đau đầu không biết giải quyết công ăn việc làm cho người dân trở về ra sao."
10 Tháng Mười 2021(Xem: 4545)
"Không rõ Thủ tướng Phạm Minh Chính hay lãnh đạo nào khác có dám noi gương của ông Suga vì khả năng phục hồi của Việt Nam trong nạn dịch Covid-19 bị đánh giá là tệ vào hàng nhất thế giới (theo một xếp hạng của Nikkei Asia Review) sau nhiều tháng dùng những biện pháp được xem là hà khắc nhất. Cũng chính phủ hiện nay ở Việt Nam đặt ra chính sách quy trách nhiệm cá nhân cho người đứng đầu địa phương "nếu để xảy ra dịch bệnh", nhưng Trung ương thì có trách nhiệm gì không?"
09 Tháng Mười 2021(Xem: 4417)
"Trong hoạn nạn chỉ còn có dân tự chăm lo, đùm bọc nhau? Trên đất nước đã có hơn 70 năm lâm vào đại nạn, chỉ có những tấm biển “KHÔNG ĐỒNG” là đáng giá (8)!"
07 Tháng Mười 2021(Xem: 4168)
"Và dù chính sách "thịnh vượng chung" này tập trung vào người dân trong nước, nó có khả năng gây ra những hậu quả to lớn đối với phần còn lại của thế giới. Một trong những hệ quả dễ thấy nhất của sự thịnh vượng chung là sự tái tập trung các ưu tiên của công ty Trung Quốc vào thị trường nội địa."
06 Tháng Mười 2021(Xem: 3660)
"Không lẽ đến giờ mới thấy tác hại hậu làn sóng về quê của lao động nhập cư đang xẩy ra? Nếu như các gói cứu trợ chính phủ đúng đối tượng và kịp thời hẳn không thể xảy ra như dự đoán: "Ước lượng 2,5 triệu/3,5 triệu lao động sẽ rời 4 thành phố về quê trong dịp này".
05 Tháng Mười 2021(Xem: 4606)
"Đại sứ Ted Osius hồi tưởng: "Việc giúp có cuộc gặp của ông Trọng và Tổng thống Obama là thành tựu quan trọng nhất trong nhiệm kỳ của tôi. Chuyến thăm của tổng thống đến Việt Nam năm 2016 cũng quan trọng nhưng sẽ không đầy đủ, ý nghĩa nếu ông Trọng đã không thăm Mỹ trước."
05 Tháng Mười 2021(Xem: 4314)
"Theo Ed Yong, trên báo The Atlantic ngày 29 tháng Chín, 2021, nếu mai mốt phải đối đầu với một biến thái nguy hiểm hơn hay một trận dịch mới, không biết nước Mỹ có sẵn sàng hay không! Ông nêu ra nhược điểm lớn nhất, là nước Mỹ không chú trọng đến Y tế Công cộng."
02 Tháng Mười 2021(Xem: 4462)
"Cái chết của H Xuân, một công dân Việt Nam dân tộc Gia Rai đi xuất khẩu lao động qua Ả-rập Xê-út làm người giúp việc nhà, là kết cục bất hạnh cho ước nguyện thiết tha được về nước sau những nỗ lực tuyệt vọng thoát khỏi điều mà em nói là sự bạo hành thể xác từ gia chủ. Cô bé chỉ mới 17 tuổi hơn."
01 Tháng Mười 2021(Xem: 4138)
"Giới quan sát hầu như cùng nhận định động tác của Trung Quốc và Đài Loan đang đặt Tổng Thống Joe Biden trước một sức ép lớn: Mỹ phải gia nhập CPTPP trước khi quá muộn vì đó là cách thức hữu hiệu để ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh. "
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468