Nghĩ Gì, Làm Gì (Hoàng Ngọc Nguyên)

10 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 29167)
Nghĩ Gì, Làm Gì (Hoàng Ngọc Nguyên)


NGHĨ GÌ, LÀM GÌ

Hoàng Ngọc Nguyên


 image001_14

 

Qua cơn ác mộng của nước Mỹ trong cả mười ngày qua, kể từ khi Tồng thống Barack Obama đặt bút ký vào luật gia tăng mức giới hạn nợ tối đa và giàm thiếu hụt ngân sách, có thể tâm tình sôi nổi và hoảng loạn của người Mỹ nay đã lắng xuống phần nào (nhất là sau khi thị trường chứng khoán hôm thứ ba cũng đã bình tĩnh trở lại) để họ nhìn lại cuộc diện đất nước của mình và tính toán sẽ phải làm gì đây. Nghĩ gì làm gì là điều vẫn loanh quanh trong đầu óc của người dân trước thời cuộc hiện nay. Có ai dám để đầu óc của mình thảnh thơi trong lúc này, trừ phi họ tự phủ nhận sự hiện hữu của mình?.

 Khi nhìn lại một cách phê phán tình hình kinh tế của Mỹ một cách toàn diện và tìm cách trả lời ba câu hỏi then chốt: vì sao Mỹ rơi vào vũng lầy này, Mỹ đã làm gì đề thoát khỏi “vũng lầy của chúng ta”, và tại sao sau cả ba năm Mỹ vẫn lúng túng chưa ra được, hầu như chúng ta không có cách nói nào khác hơn: nền kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ phá sản. Nó đứng trước nguy cơ phá sản vì nó đã có biết bao nhiêu thập niên đề điều chỉnh lại cách sống nhưng đã không thay đồi được cách sống đó, lối sống “ngoài khả năng, phương tiện” của quốc gia. Ngay cả hiện nay, dường như người ta đang mắc bệnh hô khẩu hiệu: “we should learn to live within the means of the nation”, nhưng chẳng ai nói sâu hơn như thế nghĩa là thế nào – chưa nói đến làm sao để học. Vì sao nước Mỹ bị sa lầy trong lối sống này, và lối sống này nghĩa là thế nào, mọi nguòi đều có thể hình dung được sự hình thành, nguyên do, sự phát tác, trách nhiệm… bởi vì ai cũng có thề thấy thấp thoáng trong đó phần thiếu trách nhiệm của mình. .. Nhưng điều quan trọng hơn cả là nguòi ta đã bất lực trong hành động cụ thế để thay đổi cách sống bởi vì đã không thay được cách nghĩ trong một hoàn cảnh, tình thế đã đồi thay. Thậm chí còn có sự ngộ nhận trong tình thế mới của toàn cầu, nước Mỹ đã có thể sống còn mạnh dạn hơn trước với lối suy nghĩ cũ, hành động cũ.

 Để thay đổi cách sống của một quốc gia, đó là trách nhiệm và thách đố to lớn dành cho những người làm chính trị, từ tồng thống đến những người dân cử lập pháp của liên bang, cùng sự hậu thuẫn, đồng tình của các tiểu bang. Và trong trường hợp cụ thề của Mỵ, đó cũng là trách nhiệm và thách đố đặt ra cho hai đảng đang thay nhau cầm quyền và chia quyền. Nhưng cũng không có cách nào nói khác hơn, là chính trị Mỹ đang bị phá sản còn nặng nề hơn nữa. Đó là vì sự nghèo nàn và giới hạn trong tư duy của những người làm chính trị - và của cả một số đông những người viết. Đó chính là sự lo ngaị của không chỉ S & P khiến cho họ phải cho Mỹ điểm thấp, mà còn là sự quan tâm của thế giới khi thấy rằng Mỹ thực sự không có khả năng, bản lĩnh, đảm lược bởi vì giới chính trị lãnh đạo đang sa đọa, suy đồi. Giới chính trị của Mỹ tả hay hữu, quá khích hay bảo thủ, đều bám theo giáo điều, bởi vì khi vượt ra giáo điếu, họ sẽ thấy lạc đường, bơ vơ, thời gian họ có không đủ cho suy nghĩ lớn và hành động triệt đề. Sự phân hóa chính trị cùng cực đã làm cho sáng kiến tắc nghẽn, tầm nhìn hạn hẹp - người ta không còn dám nhìn xa mà cứ bị giới hạn tầm mắt trước những nhiệm kỳ hai năm, bốn năm.

 Đó là những điều mà người ta đã “khám phá ra nước Mỹ” ngày nay qua cuộc thương thảo có tính hạ cấp, vô công, manh mún, nhỏ mọn, và quay lưng lại với những mục tiêu thực sự của đất nước. Toàn bộ thỏa hiệp hay thỏa thuận chẳng đá động gì đến những chuyện sống còn của nước Mỹ như kinh tế tăng trưởng, thất nghiêp gia tăng, nhà cửa tiêu tan, giáo dục xuống cấp, nạn di dân bất ổn, xã hội đa văn hóa thiếu văn hóa… Không chỉ S & P nhìn thấy cái sân khấu chính trị trẻ con, ấu trĩ của những người già nhưng chưa trưởng thành này. Sự mất tín nhiệm đang lan rộng trong nhiều giới, nhiều thế hệ, nhiều chủng tộc.. ở Mỹ.

 Nghĩ như thế, nay phải làm gì?

 Câu trả lời có vẻ đơn giản: Cho vể vườn tất cả những phường ăn hại đái nát, giá áo túi cơm, “ký sinh trùng” ở liên bang, ở tiếu bang. Điều này khá rõ trong kết quả các cuộc thăm dò dư luận trong những ngáy qua.

 Theo một cuộc thăm dò của Công ty Khảo sát Dân ý (ORC) thuộc CNN, lần đầu tiên phần lớn người Mỹ không tin rằng những người đại diện cho mình tại Quốc Hội đáng được tái đắc cử trong bầu cử vào năm 2012 sắp đến. Đó là một phản ứng tất nhiên, dễ hiểu. Chỉ có 41% người được hỏi cho rằng dân biểu đại diện cho họ tại Hạ Viện là đáng được bầu lại. Theo CNN, đây là lần đầu tiên con số này xuống dưới mức 50%. Đến 49% nói rằng người đại diện cho mình chằng xứng đáng được bầu lại vào năm 2012, và do đó, hơn một nửa chắc chắn sẽ tống cổ những người ma nay còn lui tới Hạ Viện với vẻ mặt vừa âm mưu như mình thuộc hàng ngũ mafia vừa quan trọng như thề đang toan tính chuyện gì quốc gia đại sự ghê gớm lắm. Khi được hỏi nhìn chung thì Hạ Viện này có đáng được lưu nhiệm không, chỉ có 25% cho rằng phần lớn những ông bà dân biểu này đáng được tái cử. Sự mất tín nhiệm là điều rất rõ rang.

 Một kết quả khác, đảng Cộng Hòa được coi như đã thắng được trận “nợ trần” kéo dài ba bốn tháng nay nhờ lực lượng xung kích là những dân biểu trẻ nhiệm kỳ đầu tiên ngựa non háu đá, nhưng chiến thắng của họ lại làm cho họ tồn thất nặng trong thăm dò dư luận, tỷ lệ ý kiến bất lợi của công chúng đối với họ lên mức cao nhất trong thời gian vừa qua. Thăm dò cho thấy ý kiến thuận lợi dành cho đảng Cộng Hòa đã mất 8 điềm so với thăm dò tháng trước. Chỉ có một trong ba người đươc hỏi tán đồng việc Cộng Hòa đang làm, Đến 59% nói rằng họ không thiễn cảm với công tác của Côộng Hòa, là con số tương đương với hời năm 1992 la 2khi Tổng thống George W.H,. Bush thấá bại trong viểc tái tranh cử. Thái dộ cua ngưòi Mỹ đối với phong trào tea party cũng đã thêm tiêu cực, 51% cho rằng phong trào được hai tuổi này nổi đình nổi đám với chủ trương siết chính phủ lại và chống thuế để chính phủ bó tay đã không có chủ trương xây dựng và tích cực, và chỉ có 31% ủng hộ phong trào này, so với 37% vào tháng trước.

 Trong khi đó, về phía Dân Chủ, số ý kiến bất lợi cho họ và thuận lợi cho họ khá đồng đều, ở mức 47%. Hổi tháng bảy, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa có tỷ lệ tương đống, nhưng nhờ cuộc thương lượng vừa qua vế mức nợ trần mà họ bức đi được so với Cộng Hòa. Một thăm dò khác của USA Today và Gallup, kết qua cũng được công bố hôm thứ ba, cũng cho thấy đến 51% người được hỏi cho rằng ông Obama không đáng được tái đắc cử, nhưng con số ủng hộ ông vào khoảng 47%. Vấn đề thuận lợi cho ông Obama, qua thăm dò cho thấy, là nguòi ta chưa thấy đảng Cộng Hòa có ứng cử viên nào có khả năng đánh bại được Obama cả.

 Chỉ còn khoảng 14, 15 tháng nữa là bầu cử, và người ta tin rằng sẽ chứng kiến nhiều thay đổi triệt đề ở Hạ Viện, ở Thượng Viện - cho dù ngưòi ta chưa nói được triêt đế có đồng nghĩa với tích cực hay không. Bởi vì trong đất nước mênh mông này, những con người tốt, người giỏi không hiếm, nhưng những người thắng cử, trong cơ chế chính trị và xã hội phá sản hiện nay, thường là những phần tử cơ hội chủ nghĩa hơn là tốt, là giỏi!

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 2023(Xem: 2917)
"Cách đây hơn 50 năm, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson tuyên bố "súng là công cụ chính gây nên cái chết của giới tội phạm Mỹ" và nói rằng vấn đề này "chính là kết quả từ thái độ bình thường của nền văn hóa chúng ta đối với súng đạn và di sản công dân được trang bị vũ khí, tự bảo vệ mình".
03 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3061)
"Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang."
14 Tháng Mười 2022(Xem: 3708)
"Trước khi chết, Sarina Esmailzadeh, 16 tuổi, nói rằng thế hệ của cô muốn sống như những người trẻ ở New York"
12 Tháng Mười 2022(Xem: 3597)
"Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam."
10 Tháng Mười 2022(Xem: 3431)
"Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững."
17 Tháng Chín 2022(Xem: 3250)
"Giờ đây, tuy vẫn làm chủ cuộc chơi, nhưng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với nhiều đợt sóng ngầm trong nội bộ. “Bộ Tam” về tổng thể, tuy không còn cố kết với nhau như cách đây mấy tháng. Các chân ghế của “Bộ Tam” cũng đang lần lượt bị rung lắc dữ dội."
13 Tháng Chín 2022(Xem: 3011)
"Nhiều sự kiện thời sự khiến tiểu nhân chợt nhớ Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) và “Người ngựa, ngựa người” - truyện ngắn khoảng 3.000 chữ, viết đầu thập niên 1930, lúc Việt Nam còn thuộc Pháp, kể lại đêm giao thừa của một người phu kéo xe - của cụ (1)..."
08 Tháng Chín 2022(Xem: 2924)
"Năm 1904, Halford John Mackinder – nhà địa lý học người Anh – từng nói: « Ai thống trị được "Heartland" thì chỉ huy cả thế giới »... Hơn một thế kỷ sau, cuộc chiến giành « Heartland » giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết."
12 Tháng Tám 2022(Xem: 3157)
“Không có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi."
07 Tháng Bảy 2022(Xem: 3183)
"Nhan đề trang bìa nhiều báo tập trung vào các hiểm họa hàng đầu với thế giới đương đại. Courrier International nói về nạn đói đe dọa các quốc gia nghèo nhất với việc Nga sử dụng "vũ khí lúa mì". L’Express ám ảnh bởi nỗi lo sợ "bội chi ngân sách công" không sớm thì muộn dẫn đến thảm họa."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468