Băn khoăn của Mỹ ở Biển Đông (BBC)

29 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 29240)
Băn khoăn của Mỹ ở Biển Đông (BBC)

Băn khoăn của Mỹ ở Biển Đông

 image001_57




GS Minxin Pei

Gửi tới BBC từ Hoa Kỳ

Vụ bùng nổ tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) từ tháng Năm không chỉ đẩy căng thẳng trong vùng lên cao và tăng nguy cơ của một cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước tranh chấp, mà còn đặt Hoa Kỳ, nước đóng vai trò đảm bảo hòa bình ở Đông Á, vào một thế khó xử.

Về bề mặt, các vụ va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam xoay quanh việc nước nào có chủ quyền về nguồn lợi tự nhiên trong vùng cả hai cùng nói là của mình.

 image002_1















Khi hãng dầu khí PetroVietnam của Nhà nước Việt Nam thực hiện khảo sát địa chấn, tàu hải quân và tàu cá của Trung Quốc đã can thiệp và phá hủy các dây cáp của tàu thuộc PetroVietnam.

Để đáp lại, Việt Nam cho mở cuộc diễn tập hải quân bắn đạn thật nhằm thể hiện sự không khuất phục Trung Quốc.

Theo luật hay không?

Nhưng về cơ bản, cuộc tranh chấp tại vùng biển này còn xoay quanh một chủ đề lớn hơn: đó là liệu một nước Trung Quốc đang trỗi dậy có cần phải tuân theo các luật pháp quốc tế hay không.

Phản ứng chính thức từ Washington trước sự kiện căng thẳng leo thang trong vùng biển Nam Trung Hoa đã hết sức trung lập. Nước này kêu gọi kiềm chế và tìm giải pháp hòa bình. Nhưng để thái độ kiểu ngoại giao đó sang một bên, nước Mỹ đang đối mặt với một bước đi cân bằng rất khó trong vụ tranh chấp biển này.

Từ quan điểm của Bắc Kinh, Washington là bên một phần phải chịu lỗi về căng thẳng hiện nay. Chưa đầy một năm trước, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton gây choáng cho phía Trung Quốc khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ có “quyền lợi quốc gia quan trọng” tại biển Nam Trung Hoa, và trông đợi mọi bên đang nêu chủ quyền phải tôn trọng nguyên tắc tự do hàng hải và giải quyết các tranh chấp theo đúng luật quốc tế.

Dù về cơ bản, diễn văn của bà Clinton không đi xa khỏi quan điểm đã biết từ lâu của Hoa Kỳ, phát biểu của bà được chú ý nhiều vì chưa có một bộ trưởng ngoại giao nào trước đó của Mỹ tuyên bố rõ về chính sách này, hay nêu ra quyền lợi của Mỹ trong cuộc tranh chấp ở mức “quyền lợi quốc gia”.

Địa điểm để bà đưa ra tuyên bố là Hà Nội cũng tăng thêm tính biểu tượng về ngoại giao và gửi tới Bắc Kinh thông điệp rõ ràng rằng Trung Quốc đừng tự mong đợi sẽ muốn làm gì tại biển Nam Trung Hoa thì làm.

Thời điểm nêu ra quan điểm đó đã khiến các nhà ngoại giao Trung Quốc hoàn toàn bất ngờ, vì nó xảy đến ngay sau khi các nước Đông Nam Á than phiền về cách thực thi hung bạo quy định cấm đánh cá Trung Quốc đưa ra, cũng như các hành vi quấy nhiễu khác của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.

 image003_12













Vụ tàu Bình Minh 02 (trên cùng) của Việt Nam bị hai tàu Trung Quốc phá cáp hôm 26/5 đã làm căng thẳng Biển Đông lên cao

Không nghi ngờ gì nữa, tuyên bố mang tính chính sách mạnh mẽ của Washington đã làm biến đổi nhận thực trong vùng. Hoa Kỳ được xem như đã đặt cho mình vị trí vững chắc bên phía các nước yếu hơn về quân sự trong tranh chấp với Trung Quốc.

Cùng lúc, lời tuyên bố yếu về mặt luật pháp của Trung Quốc rằng họ có chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển đã trở nên khó bảo vệ.

Cho tới một mức độ khá cao, có thể cho rằng ý chí mới được nêu ra của Hoa Kỳ muốn cân bằng lại với đối thủ là Trung Quốc trong việc giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á đã thúc đẩy sự tự tin của các nước khác cùng nêu chủ quyền trong cuộc tranh chấp, nhất là Việt Nam.

Nước này cũng tuyên bố chủ quyền của toàn bộ khu vực tranh chấp và chưa hề tỏ ra sợ Trung Quốc.

Nay, vì tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc đang leo thang lên một mức nguy hiểm, Washington rơi vào vị thế khó khăn.

Trái với cách nhìn được những người theo thuyết âm mưu tại Bắc Kinh vẫn duy trì, mục tiêu của Washington không phải là để dùng các nước láng giềng như Việt Nam nhằm ngăn chặn Trung Quốc hay ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ để chống lại Trung Quốc. Hoa Kỳ thực ra có ba mối lo ngại hàng đầu.

Thứ nhất, Washington muốn thấy các luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (dù Hoa Kỳ hoá ra cũng không ký vào), được nêu cao trong việc dàn xếp tranh chấp. Nước Mỹ sẽ chống lại việc dùng vũ lực của bất cứ bên nào. Quan điểm này có lợi hơn cả cho các nước như Philippines và Malaysia vốn có những tuyên bố chủ quyền vững nhất về mặt pháp lý, nhưng không có lợi cho Trung Quốc và Việt Nam, hai nước vốn có lý lẽ yếu hơn.

Thứ nhì, vì biển Nam Trung Hoa là một tuyến hải lộ trọng yếu, Washington muốn đảm bảo rằng không có nước nào dùng tuyên bố chủ quyền của họ để ngăn cản quyền tự do hải hành.

 image004_8









Tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton ở Hà Nội năm 2010 đã khiến "Trung Quốc choáng váng"

Quan điểm này ngầm thách thức cách diễn giải bành trướng của Trung Quốc về quyền của họ trong vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý (EEZ). Chính phủ Trung Quốc đã phản đối hoạt động khảo sát của hải quân Hoa Kỳ ở biển Nam Trung Hoa với lý do những hoạt động này gây hại cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Còn từ góc độ của Hoa Kỳ, việc cho phép Trung Quốc hay nước nào khác đòi chủ quyền quốc gia trên toàn bộ vùng biển tranh chấp, dù trên cơ sở dẫn chứng lịch sử rất mù mờ, mà không phải theo căn bản pháp lý, sẽ gây nguy hiểm về cơ bản cho nguyên tắc Tự do Hàng hải.

Thứ ba, sự vươn dậy của Trung Quốc không nên làm vỡ thế cân bằng quyền lực tại Đông Á hay trung hòa ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Bằng cách đem uy tín ngoại giao và sức mạnh quân sự ra chống đỡ cho các nước Đông Nam Á vốn quá yếu hoặc quá sợ để có thể đối chọi với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể giúp duy trì cán cân quyền lực trong vùng.

Để đạt được những mục tiêu chiến lược này, Hoa Kỳ cần tỏ ra tế nhị. Một mặt Hoa Kỳ không muốn thấy Trung Quốc lấn lướt các nước láng giềng yếu hơn trong cuộc tranh chấp biển Nam Trung Hoa, Mỹ cũng không muốn đối mặt trực tiếp với Trung Quốc, nhân danh các nước kia. Hoa Kỳ cũng không nên cho các nước kia hy vọng hão rằng Mỹ sẽ ủng hộ cho các tuyên bố chủ quyền của họ một cách vô điều kiện. Kiềm chế Trung Quốc không nhất thiết phải gây ra bất hòa hiện là băn khoăn của Washington.

Cho tới nay, Hoa Kỳ đã tỏ ra đủ khả năng duy trì cách tiếp cận cân bằng trước cuộc tranh chấp. Mỹ đã tránh không đứng về bên nào và nhấn mạnh đến giải pháp hòa bình. Thái độ khá kiềm chế của Hoa Kỳ sau khi Việt Nam cho tập bắn đạn thật có thể đến từ chỗ Bắc Kinh ý thức được rằng Washington đang theo dõi Trung Quốc rất kỹ.

Vì cuộc đấu khẩu ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bùng lên cao, khả năng căng thẳng lên cao nữa là khó xảy ra. Nhưng nhìn vào nguồn lợi thiên nhiên và tự nhiên to lớn trong vùng, việc đảm bảo có một giải pháp hòa bình tại biển Nam Trung Hoa đang trở thành nhiệm vụ ngày một khó khăn cho Washington.

Giáo sư Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) giảng dạy tại Claremont McKenna College, Hoa Kỳ. Bài do BBC Tiếng Trung và Tiếng Việt đặt với tác giả và được đăng trên nhiều trang web khác của BBC. Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục đăng các bài của giới  chuyên gia quốc tế về chủ đề Biển Đông.

(Nguồn: bbc.co.uk)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Ba 2011(Xem: 27439)
- Vì sao cướp bóc không xảy ra trong thảm họa. - Why is there no looting in Japan? - Tinh thần của em bé 9 tuổi: "Bởi vì còn có nhiều người chắc còn đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
11 Tháng Ba 2011(Xem: 31665)
Who Owns the U.S.? by Gr eg Bocquet While most of the country's $14 trillion debt is held by private banks in the U.S., the Treasury Department and the Federal Reserve Board estimate that, as of D ecember, about $4.4 trillion of it was held by foreign governments that purchase our treasury securities much as an investor buys shares in a company and comes to own his or her little chunk of the organization.
11 Tháng Ba 2011(Xem: 24426)
Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương Robert F. Turner Chúng ta không cải sửa được điều ác đã xảy ra. Nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó và có thể hành động để người Mỹ chúng ta lánh xa truyện thần thoại sai lạc mà hiểu rõ thảm kịch lớn lao của sự bội tín.
11 Tháng Ba 2011(Xem: 26731)
ƯỚC GÌ TA LÀ NGƯỜI VIỆT NAM Hoàng Ngọc Nguyên Nói như thế mới thấy thương ông Zuttenberg. Nhưng có ai chọn được nơi nào mình chui ra. Cho nên ông Zuttenberg mới thốt lên câu “Ước gì ta là người Việt Nam anh hùng” - là câu nhiều người lãnh đạo ở Hà Nội vẫn cứ đoan quyết họ nghe người nước ngoài nói nhiều lắm cho dù họ không hiểu vì người nước ngoài nói tiếng nước ngoài chẳng có thông dịch!
10 Tháng Ba 2011(Xem: 25626)
Câu chuyện về gia đình cựu nữ điệp viên CIA gốc Việt Minh Anh, VOA Cha bà là một cán bộ Cộng sản còn má bà lại là một người chống Cộng sản. Câu chuyện đau lòng về chính gia đình mình đã được bà kể lại trong cuốn sách mới được xuất bản bằng tiế ng Việt trong thời gian gần đây, mang tựa đề ‘Ngàn Giọt Lệ Rơi’ (A Thousand Tears Falling).
10 Tháng Ba 2011(Xem: 25790)
ROMA T HÀNH HOÀI CỔ! Hoàng Ngọc Nguyên Là người l ao vào quyền lực và quyền lợi chính trị ở Ý, chẳng sớm muộn gì ông cũng mang tâm trạng “Roma Thành Hoài Cổ”, da diết nhớ lại cách sống thuở xưa của các vua chúa, những cung điện ăn chơi với phụ nữ nô lệ phụ dịch thâu đêm suốt sáng như vua Neron trong phim Quo Vadis.
10 Tháng Ba 2011(Xem: 26158)
NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ: NHÌN LUI, NHÌN TỚI Hoàng Ngọc Nguyên Hôm thứ b a, chúng ta lại có thêm một Ngày Quốc tế Phụ nữ nữa, và thêm một lần nữa câu hỏi lại trở v ề với lời giải đáp không dứt khoát: Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày của ai, là ngày củ a phụ nữ hay là ngày của nam giới. Câu hỏi đó là một câu hỏi để xác định trách nhiệm ...
24 Tháng Hai 2011(Xem: 26197)
Từ Độc Tài tới Dân Chủ Ruaridh Arrow Tiến sĩ Ge ne Sharp chính là người nay được công nhận là tác giả chiến lược đằng sau cuộc lật đổ chính phủ Ai Cập. Ông Gene Sharp là chuyên gia hàng đầu thế giới về cách mạng bất bạo động. Tác phẩm của ông đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ, và các cuốn sách của ông được bí mật chuyền qua biên giới trốn tránh cảnh sát mật ẩn ở khắp nơi trên thế giới.
20 Tháng Hai 2011(Xem: 25046)
TIẾT KIỆM HAY CHI TIÊU – ĐÓ CHƯA HẲN LÀ CÂU HỎI Hoàng Ngọc Nguyên Nhưng là người lãnh đạo đất nước có nhiệm vụ làm cho mọi người vui lòng hơn là làm cho mọi nguòi hoảng sợ, ông Obama dĩ nhiên không nói hết. Bởi thế ông giao trọng trách nặng nề này cho người viết và ông ta nhờ thế mới có chuyện nói!
20 Tháng Hai 2011(Xem: 24978)
SỐNG TRONG XÃ HỘI “ĐA VĂN HÓA” Hoàng Ngọc Nguyên Đa văn hóa là mạnh ai nấy sống, và vừa sống vừa ngoảnh lại, hay đa văn hóa là tìm cách sống chung, hội nhập với nhau bằng cách cùng nhau nhìn về phía trước. Đây là điều cần phải suy nghĩ không chỉ cho những nguời di dân Hồi giáo!
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468