Tương lai bế tắc của các nước kém phát triển (RFI)

29 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 25818)
Tương lai bế tắc của các nước kém phát triển (RFI)

Tương lai bế tắc của các nước kém phát triển :

trường hợp Cam Bốt

 image001_31

 









Một chung cư tại thủ đô Phnompenh

RFI/Phạm Phan

Tú Anh, RFI


Nhóm 48 nước kém phát triển nhất thế giới (PMA) và các nhà tài trợ quốc tế đưa ra mục tiêu trong 10 năm tới sẽ giảm danh sách này xuống phân nửa. Tuy nằm trong vùng kinh tế sinh động, 4 nước Asean gồm Cam Bốt, Miến Điện, Lào và Đông Timor bị xếp vào nhóm PMA, tức là có mức thu nhập bình quân mỗi người dân không quá 745 đôla mỗi năm.

Sau 5 ngày hội nghị tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc hồi tuần trước (13/05/2011), các nhà lãnh đạo nhóm 48 nước có mức thu nhập bình quân thấp nhất thế giới phối hợp với các nhà tài trợ đưa ra một chương trình hành động nhiều cao vọng. Đó là nỗ lực tài trợ cho 900 triệu dân có mức thu nhập dưới 745 đôla/năm sớm thoát ra cảnh nghèo khó vào năm 2020, tức là vào thời điểm hội nghị PMA lần tới.

Để thực hiện mục tiêu này, Chương trình hành động tập trung vào « nâng cao khả năng sản xuất, giảm nạn đói,cải tiến hệ thống cung cấp nước sạch ». Các quốc gia tài trợ một lần nữa cam kết sẽ dành từ 0,15% đến 0,20% GDP để chi viện cho nhóm PMA.

Tuy nhiên qua nhiều hội nghị, các lời hứa này không bao giờ được thực hiện.

Theo ông Louis Michel, nghị viên châu Âu và cũng là cựu Ủy viên châu Âu về phát triển, các quốc gia giàu hay lấy lý do nầy lý do nọ để không tháo khoán. Do vậy, hội đồng cố vấn do Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lập ra, trong đó có nghị viên Louis Michel, đề nghị không viện trợ theo dự án như chủ trương cố hữu, mà viện trợ qua ngân sách.Tiền viện trợ tập trung cải thiện khả năng lãnh đạo của chính quyền địa phương, cho phép người dân tham gia xây dựng tương lai của chính họ.

Ý kiến này đã không được hội nghị tán đồng.

Từ khi Liên Hiệp Quốc đặt ra khái niệm PMA, các nước phát triển chậm nhất vào năm 1971, cho đến nay chỉ có ba nước nhỏ là Boswana, Cap-Verdas và Maldives, thoát khỏi tình trạng này.

Theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, có nhiều hy vọng ba đảo quốc nhỏ Samoa, Tuvala và Vanuatu sẽ có khả năng vượt khỏi ngưỡng PMA trong năm năm tới đây.

Còn ba nước có dầu hỏa là Angola, Guinea Xích Đạo và Đông Timor, cùng với Bangladesh và Nepal có thể thực hiện được mục tiêu này vào năm 2020.

Trong khối Asean, ngoài Đông Timor và Miến Điện còn có hai nước Đông Dương là Lào và Cam Bốt chưa thấy lối ra.

Thông tín viên Phạm Phan từ Phnom Penh phác họa bức tranh kém phát triển của xứ Chùa Tháp. Đằng sau những đoàn xe hơi đắt tiền, những ngôi nhà cao tầng và biệt thự nguy nga, là hàng triệu dân lầm than chạy gạo từng bữa.

Đời sống người nghèo ở Cam Bốt

1/ Cam Bốt nằm trong danh sách 48 nước có thu nhập bình quân dưới 750 đôla mỗi năm, tức là nước kém phát triển cần được quốc tế giúp đỡ đặc biệt. Tại chỗ anh thấy hư thực như thế nào ?

Người ta so sánh về hai hình ảnh bắt gặp được trên phương tiện thông tin đại chúng, những chiếc xe hơi tại Cam Bốt, đặc biệt tại thủ đô Phnom Penh, có nhiều kiểu dáng hiện đại, đẹp, mắc tiền, trong khi đó, những chiếc xe kiểu xưa cũ, thô kệch thời cuối thập niên 1960 vẫn còn chạy trên đường phố thủ đô La Habana, dù Cuba theo đuổi con đường Xã Hội Chủ Nghĩa “giàu mạnh” từ năm 1959.


 image002_14









Xe hơi do một công nhân Cam Bốt lắp ráp

RFI/Phạm Phan

Chủ nhân các chiếc xe bóng láng, mắc tiền có thể là chủ doanh nghiệp, giới chức ngành ngoại giao nước ngoài đang sống tại Phnom Penh, giới chức cấp cao trong chính quyền…Cũng cần phải nói quốc gia này có tiếng là thị trường tiêu thụ xe hơi bị ăn cắp hay bị đụng, sau đó được sửa chữa, sơn mới rồi bán lại cho người tiêu thụ.

Có một sĩ quan quân cảnh người Khmer gốc Hoa, sở hữu căn nhà phố 3 tầng nằm ở khu đất giá trị, gia đình ông có 3 chiếc xe hơi, riêng bản thân ông lái chiếc Prado màu đen đi làm mỗi ngày, đứa con gái nhỏ dưới 20 tuổi tự lái chiếc Toyota màu trắng sữa đi học. Người dân láng giềng tự hỏi, lương sĩ quan quân cảnh được nhà nước Cam Bốt trả bao nhiêu một tháng? Tất nhiên không hơn 100 Mỹ Kim. Như vậy, số tài sản ông này có được là do đâu? của ông bà tiên tổ để lại chăng? dân biết cha mẹ ông này chỉ có cuộc sống đủ ăn. Như vậy, ông sĩ quan quân cảnh này phải có công việc kinh doanh thêm ngoài giờ làm việc hoặc có hành vi bất chính như tham nhũng hoặc ăn cắp của công.

Cuộc sống như gia đình người sĩ quan nói trên đây không phải là thông thường cho mọi người dân trong xã hội, trái lại nó chỉ dành riêng cho người có chức có quyền “biết” cách làm giàu cho riêng họ.

Nhiều xe hơi ngó mới tinh chạy dập dìu trên đường phố Phnom Penh. Tất nhiên, đó chỉ là những nét bên ngoài của xứ Chùa Tháp, còn đại đa số người dân ở nông thôn hay thành thị vẫn có cuộc sống khó khăn. Riêng công nhân làm cho các công ty nước ngoài phần lớn là ngành may mặc có thể lãnh đồng lương khoảng 70 Mỹ Kim/tháng.

2/ Mức thu nhập được gọi là khá đối với những người có "may mắn" có việc làm , 60 đôla, thì đời sống của họ ra sao?

Lương trung bình của binh lính, cảnh sát, công chức, giáo viên bậc trung học chỉ có từ 50 đến 60 Mỹ Kim mỗi tháng. Có cảnh sát viên buổi sáng đi làm cố cong lưng đạp chiếc xe đạp trên đường phố vì sợ trễ giờ. Có giáo viên khi đến trường phải mở cái sạp bán hàng ở góc sân trường để kiếm thêm thu nhập, có khi buộc học sinh mua thứ này thứ nọ của cô thầy để kiếm thêm đồng tiền xoay xở cho cuộc sống gia đình.

Còn những công nhân ngành may mặc đa số là gái ở nông thôn ra thành thị kiếm việc làm, vì thế phải mướn phòng trú ngụ, để giảm bớt tiền mướn nhà, 4, 5 chị em hùn tiền lại mướn nhà. Ngoài chi phí ăn uống hàng ngày, còn phải cố gắng dành dụm gởi về quê giúp gia đình. Nhất là dịp Tết vào tháng 4 hay lễ Chhum (tháng 10, cúng ông bà tổ tiên), công nhân được nghỉ phép về quê thăm gia đình, lúc này cần tiền để mua đồ biếu thân nhân họ hàng, ít lắm phải có vài thùng mì ăn liền, một hộp bánh mứt, nhiều nữa thì có 1 thùng nước ngọt đóng lon, 10 hay 20 ký gạo.

Giá một ký thịt heo hiện nay là trên 22.000 Riel, như vậy trên 5 Mỹ Kim/một ký, dân đang có chiều hướng quay qua ăn thịt gà, khoảng 18.000 Riel/một ký. Với giá cả như vậy, và lương tháng chỉ có 60 Mỹ Kim, muốn ăn thịt heo chỉ mua một lần vài trăm gram mà thôi, thường thì phải mua cá khô loại rẻ hay cá tươi lớn bằng ngón tay trỏ. Những gia đình quân nhân công chức, giáo viên nghèo mà con đông thì khốn khổ do vì phải xoay xở với vật giá cứ leo thang theo thời gian.

Trong hoàn cảnh này đẻ con ít thì tốt, nhưng Cam Bốt đất rộng người thưa, nhà nước chủ trương dân phải sinh sản nhiều mới có đủ nhân lực bảo vệ quốc gia. Nhưng đẻ nhiều mà không kiếm đủ gạo ăn là một cái khổ.

Các gia đình ở thành phố có thể gởi con đi học ở trường công để giảm bớt chi phí, nhưng việc học hành ở trường công lại kém hiệu quả, vì thầy cô không dạy hết lòng cũng vì lương tháng ít quá không đủ sống để tải đạo.

Vấn đề y tế là một khó khăn kinh niên ở xứ Chùa Tháp. Người dân có thể vào nhà thương thí chữa trị, nhưng tại đây không được chăm sóc tử tế như ở các bịnh viên tư. Điều nữa, thuốc men trị liệu khi mua tại cơ sở dược phẩm tư nhân thì nhiều và đúng thuốc. Bác sĩ, y tá trong bịnh viện nhà nước bị dân than phiền là chỉ nghĩ đến đồng tiền, ít khi nghĩ đến lương tâm, tất nhiên không phải đa số. Còn tại cơ sở y tế tư, bác sĩ, y tá có thói quen nghề nghiệp là “nuôi bịnh” kiếm tiền lời. Giới bác sĩ tại Cam Bốt giàu có, dù có tay nghề nhưng thường bị bịnh nhân chê trách, vì thế dân Cam Bốt cố kiếm tiền đi Việt Nam trị bịnh. Hiện nay chính quyền Việt Nam – Cam Bốt hợp tác xây nhà thương mang tên Chợ Rẫy 2 nằm trên Quốc Lộ 1 hướng về Việt Nam, cách trung tâm Phnom Penh khoảng 10 km. Vài năm tới đây, khi hoàn thành, bịnh nhân người Khmer khỏi phải đi Việt Nam chữa trị nữa.

3/ Trong hoàn cảnh lo cơm hàng ngày không đủ, người dân bình thường có thể hy vọng ... con cái của họ lấy sự học để tiến thân, có đời sống lương thiện tại xứ chùa Tháp ?

Phú quý sinh lễ nghĩa” dù không tuyệt đối nhưng đời sống khó khăn, con cái người nghèo khó theo đuổi việc học đến nơi đến chốn. Và khi không có cái ăn, con người dễ rơi vào hoàn cảnh làm bậy. Tuy nhiên, con cháu nhà giàu tại Phnom Penh khi được cha mẹ lo cho vào làm chỗ công quyền cũng tập tành ăn hối hối lộ như cha mẹ mình để làm giàu.

Chúng tôi biết một gia đình có hai anh em, sống trên lầu 3 một chung cư gồm nhiều người nghèo. Người anh đi bán xăng, nhớt, đầu tóc mặt mày lấm lem hàng ngày, nhưng cố nuôi đưa em trai ăn học để lấy xong bằng tốt nghiệp đại học công lập. Hai anh em hiền lành, chăm chỉ làm ăn, học hành, chỉ biết sống đời lương thiện.

Xã hội Cam Bốt ít chú trọng đến nhân tài xã hội, người xin vào các cơ quan công quyền thường phải lo lót tiền, nếu không, thì phải có cha mẹ, bà con làm lớn đỡ đầu mới vươn lên được. Trường hợp một thanh niên có chí, có khả năng, rất khó tiến thân.

4/ Chính phủ có biện pháp nào cụ thể hay chỉ có tuyên bố chung chung mỗi lần có hội nghị quốc tế về nghèo khó ? Trung bình người dân có độ bao nhiêu tiền để sống và để sống đầy đủ phải cần bao nhiêu ?

Tất nhiên dưới sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ, hay văn phòng đại diện các định chế quốc tế, chính quyền từ nhiều năm qua đã thi hành nhiều biện pháp giúp đỡ người nghèo như cứu trợ gạo, tương trợ khi có thiên tai, hướng dẫn nghề nghiệp để thanh niên nam nữ có cơ hội kiếm công ăn việc làm ... Điều quan trọng là cơ chế điều hành phải trong sạch. Trong một chế độ mà người lãnh đạo chuyên quyền thì việc giúp dân (dù tiền giúp là tiền nước ngoài viện trợ) cũng là cách ban ơn, ban phúc, và dân phải mang ơn người lãnh đạo hay đảng cầm quyền, chứ tư nhân không làm thay được, vì sẽ bị cơ quan an ninh ghép vào tội danh “gây rối trật tự công cộng” hay “xâm phạm lợi ích nhà nước”.

Có một số ít nam nữ còn trẻ, nói được Anh Ngữ, và trúng tuyển, đã vào làm trong các cơ quan phi chính phủ hay văn phòng định chế quốc tế hoặc trong các tòa đại sứ. Số người này có lương tháng từ 200 đến 400 Mỹ Kim. Đời sống tại Cam Bốt hiện tại, nếu có được 150 Mỹ Kim một tháng thì tạm đủ sống. Với số tiền này, một ngày ăn uống dè sẻn độ 8.000 Riel (tương đương khoảng 2 Mỹ Kim), thì một tháng còn lại 90 Mỹ Kim để chi phí thuốc men khi ốm đau, hay may mặc, chi phí đi lại, trang trải cho gia đình …

Theo báo cáo của LHQ, đời sống dân Cam Bốt hiện nay thấp kém hơn người Việt. Tuy nhiên, theo các chương trình trên đài truyền hình VTV1, VTV3 coi được tại Phnom Penh thì người Việt cũng còn là đối tượng cần được “Xóa đói giảm nghèo”. Trong phóng sự về đời sống khu xóm ở cầu Chữ Y, quận Tám – Sài Gòn cho khán giả thấy rõ, nhà cửa dân là nhà sàn cất dọc trên hai bờ con kinh có giòng nước đen đặc sủi bọt bên dưới, do vì tất cả chất thải hàng ngày của cư dân đều trút đổ xuống kinh. Môi trường bị ô nhiễm nặng vẫn chưa có biện pháp thay đổi, đời sống người dân ở khu vực này còn lâu mới thoát khỏi cảnh nghèo túng. Tất nhiên đây không phải là một địa điểm riêng biệt ở Việt Nam ngày nay.

Phạm Phan/Phnom Penh/RFI

(Nguồn: viet.rfi.fr)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 22777)
Các điểm cần biết về biến động Tháng 1/2011 tại Ai Cập Phạm Văn Bân Dưới đây l à những vấn đề then chốt trong mối tương quan Mỹ-Ai Cập, được rút ra từ các báo cá o được công bố tuần này bởi Jeremy Sharp, chuyên viên của Sở Dịch Vụ Nghiên Cứu Quốc Hội, và bởi Jon Alterman, Giám Đốc chương trình Trung Đông thuộc Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế tại Washington.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26795)
MỘT TẤN BI KỊCH CÓ HẬU Hoàng Ngọc Nguyên Những con ngư ời lý tưởng đang mong đợi nhờ một bi kịch này mà ngôi nhà nước Mỹ sẽ là một thay vì phân hóa, rã rời. Người ta cũng dè dặt vừa kêu gọi vừa tin tưởng trước nỗi đau buồn củ a đất nước, con người sẽ có ý thức hơn về nhu cầu phải có lý lẽ (common sense) v à lễ độ trong cuộc sống xã hội để có thể gần nhau hơn và lâu dài hơn – không chỉ trong những lúc đau buồn, tang khó.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26212)
MỘT NĂM TRÔI QUA, MỘT THẬP NIÊN CHẤM DỨT, NHỮNG GÌ CÒN ĐỌNG LẠI Hoàng Ngọc Nguyên Có thể xem đó là thông lệ nhìn lại năm qua và thập niên qua đã trôi theo dòng đời như một giấc mơ. Tuy nhiên, cũng có lẽ ít có một khoảng thời gian nào trong đời lại có những tác động mạnh mẽ trong tâm tư và cuộc sống của chúng ta đến như 10 năm đã qua.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 26731)
LỜI NG ƯỜI RA ĐI Hoàng Ngọc Nguyên Hôm nay là ngày cuối của Arnold Schwarzennegger ở Sacramento. Ngày mai đây, ông sẽ trở lại làm thường dân – như chúng ta. Nhìn lại đoạn đường bảy năm vừa qua, ông nói rằng ông vẫn xứng đáng để được nguời ta gọi là “Terminator” - Người Sát Thủ - vai trò quen thuộc của ông trong điện ảnh trước khi ông bước vào đời thực với trách nhiệm thống đốc ...
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 25643)
CALIFORNIA 2010 TRONG TRÍ NHỚ Hoàng Ngọc Nguyên Mỗi cộng đồng có một cách riêng nhìn lại địa phương của mình. Người Việt chúng ta ở California chẳng hạn, sẽ không nhìn 10 sự kiện lớn nhất trong năm hoàn toàn giống như người Mễ, ngưới da đen, người da trắng… Nhưng cũng dĩ nhiên sẽ có sự trùng hợp.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 24234)
CUỐI NĂ M BÌNH LUẬN CHUYỆN SANG NĂM Hoàng Ngọ c Nguyên Một ngườ i bình luận dè dặt hẳn phải nói: tình hình bây giờ khá hơn trước và hy vọng không bằng tình hình trong tương lai. Có lẽ đó là điếu ít nhất một người dè dặt có thể nói và ghi phát biều của mình vào sử sách.
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 27159)
Loạt bài đặc biệt 7 tỷ người Robert Kun zig Dịch và cước chú: Phạm Văn Bân, 12-21-2010 Cuộc tranh luận xuất hiện trong sự phát sinh của chủ trương báo động dân số, ở ngay chính cá nhân Giáo Sĩ Thomas Malthus. Vào cuối cuốn sách, trong đó ông lập khuôn khổ cho một luật cứng rắn rằng sự gia tăng dân số không được kiểm soát sẽ dẫn đến nạn đói...
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 25436)
THẤT NGH IỆP - TRỢ CẤP- GIẢM THUẾ Hoàng Ngọc Nguyên Đối với ngưòi dân, một hai tuần qua là một thời gian chẳng lành, tuy là người ta đã qua mùa Lễ Tạ Ơn, môt phần vì những tin không hay từ thị trường lao động bay tới, một phần vì sự leo thang trong chiến dịch khủng bố người dân. Hiện nay ai cũng lo lắng, ưu tư về vấn đề công ăn việc làm, ngay cả những ngưòi hiện không bị thất nghiệp.
25 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26275)
XÔN XAO MỘT MÙA GIÁNG SINH Hoàng Ngọc Nguyên Nếu ta hỏi những người một thời đã từng lớn lên ở quê nhà trước năm 1975 Mùa Giáng Sinh nào trong đời lắng đọng nhất trong ký ức của họ, chúng ta chắc chắn sẽ ghi nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau tùy hoàn cảnh riêng của mỗi người. Nhưng có lẽ hai câu trả lời thường gặp nhất phải là Nô-en năm 1972 và Nô-en năm 1975.
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21185)
Về mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường Mai Thái Lĩnh Trong phạm vi của bài viết này, tôi chỉ tập trung vào một số chi tiết có liên quan đến cuộc đời hoạt động của Phan Châu Trinh - nhất là mối quan hệ giữa nhà dân chủ yêu nước này với nhà yêu nước Phan Văn Trường nhằm giúp cho độc giả có được cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về một trào lưu đã có ảnh hưởng nhất định đến lịch sử của nước ta trong thế kỷ 20, nhưng những di sản để lại vẫn còn có ảnh hưởng kéo dài qua thế kỷ 21.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468