Nhân loại đang vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên (RFI)

29 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 26579)
Nhân loại đang vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên (RFI)

Nhân loại đang làm khánh kiệt tài nguyên thiên nhiên

image001_30 

 









Nhân loại vắt cạn tài nguyên, thải rác ngày càng nhiều

REUTERS/China Daily

Lê Phước

« Cân đối giữa tăng trưởng và bảo tồn hành tinh qua việc biết sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững » : đó là cảnh báo của Liên Hiệp Quốc về nguy cơ thiếu năng lượng trong tương lai do sự khai thác quá mức của con người.

Le Figaro phản ánh sự kiện này qua bài viết « Nhân Loại đang vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên ».

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEF), trong 40 năm nữa, khoảng 9 tỷ người trên Trái Đất sẽ tiêu thụ 140 tỷ tấn khoáng sản, dầu hỏa, gổ, hoa màu. Tức là, mỗi năm, một người trên hành tinh sẽ tiêu thụ đến 16 tấn tài nguyên thiên nhiên. Báo cáo cũng nhấn mạnh, giới chức chính trị và phần đông dân chúng không nhận thức rõ được sự hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên.

Để tránh lâm cảnh thiếu hụt và những căn thẳng xã hội, địa chính trị do tình trạng thiếu tài nguyên gây ra, báo cáo cho rằng, thế giới nên phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững này đòi hỏi phải đầu tư qui mô trong lĩnh vực công nghệ, tài chính và xã hội.

Một khó khăn to lớn mà báo cáo đặt chú ý, đó là sự chênh lệch trong tiêu thụ nguyên liệu giữa người dân các nước. Chẳng hạn như, một người ở nước công nghiệp phát triển mỗi năm tiệu thụ trung bình 16 tấn, gấp 4 lần so với người Ấn Độ.

Giữa các nước giàu, sự chênh lệch của rất lớn. Ở Mỹ và Auxtralia, mức tiêu thụ trung bình của mỗi người là 40 tấn/năm, trong khi con số này ở Pháp và Đức chỉ có 15 tấn.

Tuy nhiên những con số này là tương đối. Chẳng hạn như, khi người ta khai thác được một tấn đồng ở Chilê, người ta cứ cho là người dân Chilê tiêu thụ 1 tấn này, dù đôi khi nó được sử dụng để tạo ra sản phẩm bán ở Trung Quốc hay Châu Âu.

Báo cáo vẫn khẳng định, thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ bị cạn kiệt tài nguyên. Theo tính toán, từ đây đến năm 2050, dù cho các nước giàu có giảm được phân nữa mức tiêu thụ tài nguyên trên đầu người (tức xuống còn 8 tấn/người/năm), và dù các nước đang phát triển không vượt qua ngưỡng giới hạn này, thì mức tiêu thụ tài nguyên cũng sẽ lên đến 70 tỷ tấn, tức tăng 40% so với hiện tại.

Điều này rất bất lợi, vì nó kéo theo sự gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gây bất lợi cho quá trình đấu tranh chống hiện tượng nóng lên của khí hậu.

Bên cạnh viễn cảnh mù mịch nêu trên, báo cáo cũng chỉ ra một số vùng sáng cho phép con người được quyền hy vọng. Đầu tiên phải kể đến là hiện tượng đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên thế giới. Cùng với hiện tượng đô thị hóa, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẽ tốt hơn : Một vùng tập trung nhiều dân cư sẽ tiết kiệm được nhiều nguyên liệu xây dựng, tiết kiệm được năng lượng và các phương tiện vận tải.

Một lí do lạc quan nữa mà cáo cáo đưa ra là việc các nước mới nổi sẽ đốt cháy một số giai đoạn trong quá trình phát triển để tiếp cận trực tiếp với công nghệ tiên tiến, những mô hình tiết kiệm nguyên liệu hiện đại.

Tiết kiệm năng lượng nhờ công nghệ mới

Chủ đề này cũng được nhật báo Le Monde phản ánh với nhận định tương tự « Tăng trưởng thế giới làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ».

Sau khi tóm lược báo cáo của UNEF, Le Monde chú ý đến giải pháp cho những khó khăn mà báo cáo đặt ra. Tờ báo dẫn lại nhận định của ông Mark Swilling thuộc Đại học Stellenbosh, Nam Phi, một thành viên của bảng báo cáo nói trên.

Theo ông này, chìa khóa của vấn đề chính là con người phải tạo ra được những công nghệ tiết kiệm tài nguyên hơn.

Nạn đói ở Bắc Triều Tiên và những toan tính chính trị

Với nhận định « Bắc Triều Tiên : Nạn thiếu lương thực và ván bài chính trị », Le Monde phân tích những khó khăn mà nước này đang đối mặt cùng với những toan tính của các nước có liên quan.

Chuyến thăm hai miền Triều Tiên vừa qua của cựu tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter không mang lại kết quả như mong đợi. Phái đoàn hùng hậu của ông Carter chỉ được tiếp kiến ông Kim Yong-nam, chủ tịch Quốc hội Bắc Triều Tiên. Tại Séoul, tổng thống Hàn Quốc cũng không tiếp phái đoàn này, và cho rằng, thông điệp về việc sẳn sàng đàm phán của ông Kim Jong-il do phái đoàn mang đến là « vô nghĩa ».

Thế nhưng, Le Monde cho rằng, ít ra chuyến đi của ông Carter cũng có một thu hoạch, đó là cho thấy chính sách cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên mà tổng thống Lee Myung-Bak theo đuổi từ năm 2008 và được tổng thống Obama ủng hộ, đang rơi vào một ngõ cụt về an ninh và nhân đạo.

Việc gián đoạn các đàm phán liên Triều và việc Seoul ngưng cứu trợ miền Bắc đã làm cho quan hệ hai miền rơi vào căng thẳng, và là nguyên nhân của những rắc rối hồi năm 2010 : Vụ tàu Cheonan bị đánh chìm với 46 người chết và vụ pháo kích vào đảo Yongpyong làm 4 người chết.

Dựa vào kết quả cuộc điều tra quốc tế theo đó, thủ phạm đắm chìm tàu Cheonan là Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc đặt điều kiện tiên quyết trước khi tiến hành mọi cuộc đàm phán là : Bắc Triều Tiên phải xin lỗi về vụ việc. Trong khi đó, Bình nhưỡng phủ nhận mọi trách nhiệm liên quan.

Căn thẳng trên bán đảo Triều Tiên và sự « sa lầy » của các các cuộc đàm phán về hạt nhân là những vấn đề có tính chất dài hơi. Trong khi đó, một vấn đề đang đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách, đó là tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở miền Bắc. Thế nhưng, theo Le Monde, sự cứu trợ của thế giới đã bị đình hoãn do những lý do chính trị. Đến nỗi ông Carter phải thốt lên « Việc Mỹ và Hàn Quốc đình hoãn cứu trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên vì lý do chính trị là một việc làm vi phạm nhân quyền ».

Le Monde cho biết, vấn đề mà ông Carter nêu ra ở trên không phải là không có. Dù không nghiêm trọng như những năm 1990 (1 triệu người chết đói), nhưng tình trạng thiếu lương thực tại Bắc Triều Tiên là đáng báo động. Thực trạng này cũng đã được ghi nhận trong báo cáo thực địa hồi tháng 3 của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP). Nguyên nhân chính của hiện trạng là do nước này phải đối mặt với mùa đông lạnh nhất kể từ 60 năm nay, lũ lụt và dịch bệnh.

Ước tính, có 6 triệu người (tức ¼ dân số Bắc Triều Tiên) đã rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng kinh niên.

Toan tính chính trị trước thảm họa nhân đạo đã xãy ra trong nạn đói giai đoạn 1994-1997. Khi đó, người ta cứ tranh luận xung quanh mức độ cụ thể của tình trạng thiếu lương thực tại Bắc Triều Tiên, thêm vào đó là những ý đồ chính trị. Seoul đã chóp lấy cơ hội đó trong ý đồ lật đổ chế độ Bình Nhưỡng. Tất cả những việc trên đã làm cho tình hình nghiêm trọng thêm. Le Monde cho biết, bên cạnh việc quy trách nhiệm cho chính phủ miền Bắc, nhiều chuyên gia danh tiếng cũng đã lên án thái độ chờ thời của một số nước.

Le Monde dẫn lại quan điểm của tờ New York Times cho rằng : « Hàn Quốc đã tăng cường mức độ đối đầu với Bắc Triều Tiên và từ chối giúp đở nước này. Dù vậy, tổng thống Obama cũng không có lý do gì để phạm lại sai lầm của Hàn Quốc. Tự tách mình ra xa không phải là giải pháp ». Nhắc lại nạn đói năm 1990, tờ báo Hoa Kỳ này khẳng định : « Dù chế độ Bình Nhưỡng có làm người ta chán ngán đến đâu đi nữa thì người ta cũng không được phép để cho thảm họa trên tái diễn ».

Nhiều người còn nghi ngại về mức độ nghiêm trọng thật sự của tình trạng thiếu lương lực tại Bắc Triều Tiên và khả năng hàng cứu trợ được đưa đến tận tay người bị nạn. Thế nhưng, nếu mãi chờ đợi bằng chứng xác thực, mọi việc sẽ trở nên quá trễ.

Theo nhiều tổ chức hoạt động tại hiện trường, có thể tiến hành xác minh vụ việc. Dù rằng biện pháp xác minh không cho kết quả tuyệt đối, nhưng nếu không chấp nhận mức tương đối thì sẽ không cứu trợ lương thực được cho người dân Bắc Triều Tiên.

Cái chết của Ben Laden tiếp tục gây sóng gió cho quan hệ Pakistan-Mỹ

Cái chết của Ben Laden khônh chỉ gây tổn hại cho Al Qaida, mà còn đe dọa đến quan hệ giữa Pakistan và Mỹ. Liên quan đến chủ đề này, Liberation đăng bài phỏng vấn ông Ahmed Rashid, chuyên gia về phong trào Taliban và Al-Qaida. Bài viết chạy tựa «Tình trạng khẩn cấp: Pakistan đang trong ngõ cụt» .

Quan hệ giữa Pakistan với CIA đã rất khó khăn. Thế nhưng, vụ quân đội Mỹ tập kích và hạ Ben Laden trên lãnh thổ của Pakistan đã như thêm dầu vào lửa. Chính phủ Islamabad tố cáo Mỹ vi phạm chủ quyền quốc gia. Trong khi đó, tại Washington, cả người Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đều rất phản cảm đối với Pakistan, và họ muốn ngừng trợ giúp quân sự cho nước này.

Nên nhớ rằng, mức hổ trợ của Mỹ dành cho Pakistan lên đến khoảng 3 tỷ đô la mỗi năm. Pakistan lại đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Điện và xăng dầu thiếu hụt nghiêm trọng, nạn thất nghiệp đang hoành hành. Đất nước đang rất cần tiền trợ giúp. Nếu Mỹ ngừng trợ giúp, thì Liên Hiệp Châu Ấu cũng sẽ làm theo. Như thế, Pakistan sẽ lâm nguy.

Tuy vậy, Mỹ cũng sẽ bị thiệt nếu ngừng trợ giúp, do điều đó sẽ làm gia tăng tâm lý chống Mỹ trong dân chúng Pakistan.

Trả lời cho câu hỏi làm cách nào Pakistan thoát khỏi khủng hoảng hiện tại, ông Rashid cho rằng, nên tiến hành một cuộc điều tra dân sự về vụ kiện Abbottabad, vì đến hiện tại chi tiết của vụ tập kích của Mỹ còn khá mù mờ.

Nhiều câu hỏi lớn đặt ra : Làm thế nào trực thăng Mỹ có thế bay gần một tiếng đồng hồ trên không phận của Pakistan mà không hề gặp chướng ngại nào ? Tại sao máy bay Pakistan không cất cánh khẩn cấp ? Nếu quân đội Pakistan trong sạch thật sự, thì họ nên cho điều tra mọi việc rõ ràng.

Tín ngưỡng đã được nối mạng!

Internet không chỉ hữu ích cho cuộc sống thế tục mà còn đắc dụng cho các tôn giáo, đó là phân tích của nhật báo Le Monde trong bài viết « Tại sao tôn giáo đầu tư cho Internet ? ».

Thời đại ngày nay, nhờ vào những tiện ích của công nghệ thông tin, người ta có thể tiếp cận với tôn giáo từ xa : Gửi thông điệp đến bức tường Than Khóc ở Jerusalem, dựng bàn thờ phật khắp nơi trên thế giới, hay xác định vị trí và tìm đường đến đền thờ Hồi giáo gần nhất. Ngoài ra, việc thực hành tín ngưỡng trên mạng cũng đã trở nên phổ biến, chẳng hạn như tín đồ có thể cầu nguyện trong một trò chơi điện tử ở đó các đền thờ được trang trí đầy hoa, mở rộng cửa đón người tìm về cuộc sống tâm linh.

Các giáo phái nhỏ và các tôn giáo lớn đã biết tận dụng sức mạnh Internet để truyền đạo. Kinh thánh đã được đưa lên mạng, và hàng ngàn tín đồ đã tải về điện thoại di dộng của mình.

Một tín đồ Công giáo tâm sự : « Với công nghệ hiện đại, tôi có thể truy cập thông tin về Công giáo ngay trên xe lửa. Như vậy, Internet đã cho phép tín đồ tham gia vào cộng đồng tôn giáo của mình mọi lúc mọi nơi.

Bên cạnh đó, nhờ vào hệ thống mạng, mọi người có thể tìm hiểu về tôn giáo bằng cách đặt những câu hỏi tế nhị nhất. Nhiều thiếu nữ ngại không dám đến đền thờ Hồi Giáo thì cũng có thể hành đạo trước màn hình vi tính. Như vậy, từ lâu, các diễn đàn tôn giáo trên mạng đã trở thành những nơi thu hút tín đồ mới.

Trang nhất báo Pháp ngày 14/5/2011 

Nhật báo Le Monde chạy tít lớn trên trang nhất « Tăng trưởng phục hồi nhanh tại Pháp và Đức ». Tờ báo cho biết, ba tháng đầu năm 2011, GDP của Pháp đã tăng 1%, mức cao nhất kể từ năm 2006, trong khi đó ở Đức là 1,5%.

Le Figaro cũng thông tin về sự việc này với bài viết « Sự phục hồi của nền kinh tế Pháp ». Bài viết nhận định, với mức tăng trưởng 1% hiện tại, dự báo 2% cho cả năm là hoàn toàn khả dĩ.

Trang nhất Liberation dành ưu tiên cho bài « Tại sao họ tìm đến với Đảng Mặt Trận Quốc gia ». Tờ báo cho hay, Đảng cực hữu này đang ngày càng thu hút sự ủng hộ của nhiều người ngoài những cử tri truyền thống.

Lễ Thiên Nhiên diễn ra tại Pháp từ 18 đến 22 tháng 5, từ năm năm nay, lễ này là cơ hội tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên cho mọi người. Đó là thông tin được phản ánh trên trang nhất của nhật báo La Croix.

(Nguồn: viet.rfi.fr)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Năm 2010(Xem: 38056)
Chúng ta lâu nay quả có lo ngại rằng với ảnh hưởng của truyền thông “qui ước” của Mỹ cũng như của những nhà nghiên cứu có tính “kinh điển” của Mỹ, những thế hệ sau này, người Mỹ và người Mỹ gốc Việt, sẽ nhìn lại cuộc chiến “chẳng ra sao cả”. Năm nay với nhưng tác giả như Rufus Phillips, Sol Sanders, Richard Botkin…, chúng ta có thể bắt đầu hy vọng: viễn ảnh chẳng đến nỗi đáng quá lo như thế. Hoàng Ngọc Nguyên
23 Tháng Tư 2010(Xem: 83965)
Quần đảo Hoàng Sa ở giữa vĩ tuyến 16 và 17, ngoài khơi ranh giới khi trước giửa Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa, nghĩa là rất xa bờ biển Trung Quốc ... Quần đảo Trường Sa lại còn xa Trung Quốc hơn nhiều, ở tận vĩ tuyến 12, ngang tầm vớl hạ lưu sông Cửu Long (Mékong) ở miền nam Việt Nam... GS Nguyễn Phú Đức
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468