“Xin Đừng Cho Con Ăn Mặc Như Thứ Rác Rưởi” (HNN)

29 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 28611)
“Xin Đừng Cho Con Ăn Mặc Như Thứ Rác Rưởi” (HNN)

 “XIN ĐỪNG CHO CON ĂN MẶC NHƯ THỨ RÁC RƯỞI”

Hoàng Ngọc Nguyên

image001_5

Trong tuần này, một bỉnh bút người Mỹ, ông L.Z. Granderson, đã viết trên CNN một bài nhận định có tựa đề: “Parents, don’t dress your girls like tramps” (Các bậc cha mẹ, xin đừng trang phục cho con gái của mình giống như đượi). Bài báo này chỉ trong vài ngày đã được hơn 500 người phản hồi. Dư luận nói chung giật mình trước những hình ảnh có thực mà ngưòi ta không để ý hay có thấy nhưng chỉ xem thường hay chép miệng. Người ta không khỏi nhìn đến quan điểm về “giá trị gia đình” (family values) của bà “Tổng thống tương lai” Sarah Palin khi liên tưởng đến hình ảnh Bristol Palin trên sàn nhảy “Dancing with the Stars”. Hay người Việt chắc chắn phải nghĩ tới những ca sĩ thời nay, kể cả nữ MC của chúng ta, xuất hiện trong những shows ca nhạc vẫn tự vinh danh là bảo tồn “văn hóa dân tộc”, nhưng cũng đi vào nề nếp trang phục mà ngay những ngưòi đứng đường cũng thấy đỏ mặt. Vấn đề là con nguòi ta ai cũng cần được tôn trọng và giữ sự tự trọng. Nếu chỉ vì là “single moms” mà tự cho mình quyền không tôn trọng chính mình, thì làm sao đòi hỏi ở nguòi khác sự tôn trọng tối thiểu dành cho mình. Và từ đó, người ta còn thấy vấn đề quan trọng hơn nữa là giáo dục con cái. Những suy nghĩ xuất phát từ bài báo này.

Trong thời gian gần đây, người ta bàn nhiều về vấn đề cha mẹ phải dạy con cái như thế nào, nhất là con gái, để cho chúng có thể là những thành phần “tích cực” trong gia đình và vươn lên trong xã hội sau này - một xã hội ngày càng khó khăn hơn, chọn lọc hơn, thách đố hơn, chẳng dễ dàng cho việc hiện thực “The American Dream”, cũng như phơi bày ngày càng lộ liễu niềm tin hoang tưởng về “American exceptionalism” (sự độc đáo, ngoại lệ của người Mỹ). Chúng ta đều hiểu rằng khi dư luận bàn về vấn đề gì, thì đó chính là lĩnh vực có vấn đề ở Mỹ. Trong những năm gần đây, ngưòi ta nói nhiều về hiện trạng giáo dục ở Mỹ. Người ta nhìn từ trên xuống, rồi nhìn từ dưới lên, và nhìn ngang ở giữa, rồi nhìn trò, nhìn thầy, và nhìn đầu tư của xã hội cho giáo dục, định hướng giáo dục, nội dung giáo dục… dường như đâu đâu cũng có vấn đề. Và rồi vấn đề cuối cùng dường như được nhận diện ở giáo dục gia đình.

 Đây là điều không cần bàn cãi, vì ở xã hội nào nguòi ta cũng đồng ý con người bắt đầu từ chính mình và gia đình, và có nhiều điều không cần bàn cãi đã không được giải quyết chỉ vì lý do không cần bàn cãi, đâm ra chúng ta đã để cho nhiều vấn đề không được giải quyết một cách tai hại, vì nó là chướng ngại trên hành trình đi tới của con nguòi, của xã hội. Ví dụ như vấn đề giáo dục con trẻ trong gia đình chẳng hạn. Mặt biểu hiện rõ nhất là chuyện con nít cứ xách súng vào trường. Chuyện học sinh hiếp đáp nhau trong trường. Chuyện con nít bỏ nhà ra đi. Chuyện lạm dụng cell phone, computer để “khám phá” thế giới của người lớn…

May thay, gần đây có nhiều ngưòi khơi mào cuộc tranh luận này, và đáng để ý nhất là người mở cuộc tiến công là một phụ nữ mà tên tuổi nay đã trở thành quen thuộc với tất cả chúng ta. Đó là bà Amy Chua, giáo sư luật tại Đại học Yale, người gốc Tàu, đã viết hai cuốn sách chính trị nổi tiếng “World on Fire: How Exporting Free Market Democracy Breeds Ethnic Hatred and Global Instablity” và “Day of Empire: How Hyperpowers Rise to Global Donminance – and Why They Fall”, và nay càng nổi tiếng hơn nữa với một cuốn sách in chưa ráo mực “Battle Hymn of the Tiger Mother”. Danh tiếng của bà “Hổ Mẫu” này nay vang như cồn, đến mức người ta nay quên cả câu nói quen thuộc “hổ phụ sinh hổ tử” mà chỉ nói “hổ mẫu sinh hổ nữ”.

 Bà Chua, lấy chồng Mỹ, gia đình “thượng lưu, quyền quí”, có hai cô con gái Sophia và Louisa, đã nổi tiếng về những điều răn của bà với hai cô con gái: “Đây là một số điều những con gái của tôi không hề được phép làm: ngủ ở nhà bạn bè; tụ họp chơi đùa; tham gia diễn kịch trong trường; than phiền vì không được tham dự kịch; xem truyền hình hay chơi game trên computer; lựa chọn hoạt động ngoại khóa cho chính mình; được điểm trong trưòng học dưới điểm A; không phải là học sinh số một trong tất cả mọi môn ngoại trừ thể dục và kịch nghệ; chơi bất cứ nhạc cụ nào ngoài dương cầm hay vĩ cầm; không chịu chơi dương cầm hay vĩ cầm.

Ngưòi ta có thể có nhiều điều phê bình bà. Rõ ràng là nếu ai cũng bắt con mình đứng hạng nhất trong lớp cả thì ai đứng hạng nhì, ai đứng hạng bét. Điều này khiến cho trẻ con có thể tập tính xấu ngay từ hồi nhỏ: căng thẳng, đố kỵ, cạnh tranh, phá hoại, thủ đoạn, và gian dối… Những điều người ta phê phán bà, điều nào cũng có thể đúng. Bà không thoát được “di sản văn hóa phong kiến” của ngưòi Trung Quốc, trong đó cha mẹ có quyền hạn tuyệt đối, độc đoán đối với con, như “công an khu vực” đối với dân trong một chế độ công sản. Phải chăng bà quên rằng bà đang ở Mỹ với một nền văn hóa xã hội có bản chất hoàn toàn khác biệt, một nền văn hóa phương tây có tính cá nhân chủ nghĩa của người da trắng. Đông là đông, tây là tây, đông tây chỉ có thể gặp gỡ trên sân trung lập mà thôi, làm sao chuyện này có thể xảy ra ở một nơi không thể chấp nhận “the clash of civilizations” (sự xung đột giữa các nến văn minh) được. Đem một cây quít chỉ trồng được ở một vùng nhiệt đới như Bình Dương mà cắm ở một vùng hàn đới như Salt Lake cCity, làm sao nó mọc lên ra trái mà ăn được. 

Thực ra, giữa gia đình Mỹ và gia đình người Hoa có những khác biệt khá sâu sắc, chưa nói đến gia đình bà Amy Chua, Mỹ không ra Mỹ Hoa không ra Hoa, chẳng có tính cách tiêu biểu mấy cho Mỹ hay Hoa ngày xưa và ngày nay. Gia đình người Hoa thời xưa đông con, lam lũ, nheo nhóc, con cái chia sẻ, cùng gánh sự khó khăn, chật vật của cha mẹ cho nên tập được thói quen sống “cù đáy” và trong khuôn khổ gia đình từ nhỏ. Gia đình đông đúc, nhờ kỷ luật mà giữ được trật tự. Hiện nay, dưói chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc, cái văn hóa này cũng thay đồi nhiều. Người ta không đông con nữa, sẽ trở nên lúng túng. Vừa muốn lèo lái, hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiền con - mụn con duy nhất mà nhà nước cho – theo ý muốn của mình đề nó nối dõi tông đường theo kế hoạch của mình, lại vừa phải sợ con, chiều con vì có mỗi một mụn con duy nhất. Vả lại, ngưòi mẹ ở bên Tàu làm sao so sánh được với bà Amy Chua: làm sao học hành bằng bà, giàu có như bà, thoải mái nhàn hạ mà lo cho con cái như bà. Gia cảnh ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, làm sao mà bắt được con học dương cầm, vĩ cầm như bà Amy Chua – họa may học đờn mandoline hay harmonica thì có.

Hoàn cảnh ở bên Mỹ thì ta đã biết cha mẹ không đụng đến con cái, hay không được đụng đến con cái. Truyền thống dân chủ, tự do, tự lập trong gia đình người “Mỹ thật” làm cho cha mẹ và con cái phía nào cũng được tự do, chằng ai trách nhiệm gì nhiều với ai. Amy Chua không phải là nguòi mẹ Mỹ tiêu biểu. Người mẹ Mỹ tiêu biểu ít học hơn thế, ít thành công hơn thế, hoàn cảnh gia đình ít ổn định hơn, hoàn cảnh kinh tế có thể bấp bênh hơn nhiều. Ta cũng chớ quên rằng bà không có con trai, có nghĩa là vẫn thiếu những kinh nghiệm của một ngưòi mẹ có con trai. Nếu bà có con trai, mà bà “thương cho roi, cho vọt” với con trai ở Mỹ thì còn lâu!

Nhưng như đã nói, bà Amy Chua vẫn đáng ca ngợi vì bà làm cho chúng ta thấy có vấn đề. Vấn đề này được tranh luận như thế nào là chuyện khác. Và bà làm cho ngưòi ta thấy rằng quả đúng như lời ông Granderson nói: Xin đừng cho con gái mình ăn mặc giống như một số ca sĩ thời nay - một số nhưng không ít. Kiếm được một người như Thái Hiền thật rất khó.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2010(Xem: 34989)
Niềm Đau Chôn Dấu Trong khi còn nhiều kết luận có thể nói thêm từ tình trạng hiện nay, có một điều chắc chắn: sự bế tắc hiện nay của Mỹ không thuần là bế tắc kinh tế. Do đó giải đáp cũng không thể là thuần kinh tế. Sự tìm kiếm chỉ mới bắt đầu, nếu người ta đủ can đảm nhìn nhận phải bắt đầu tìm kiếm. Hoàng Ngọc Nguyên
14 Tháng Tám 2010(Xem: 33947)
MỸ DÁM RA ĐI HAY CHĂNG? Và chúng ta, người Việt đang sống ở đất khách, quê người, chăc chắn phải có giây phút chạnh lòng: chẳng hiểu được cách đây 40 năm, khi các bên trong cuộc chiến tranh Việt Nam tới tấp đưa ra những “giải pháp hòa bình”, có ai ở Mỹ đặt câu hỏi “What happens if we leave South Vietnam” hay không? Hoàng Ngọc Nguyên
04 Tháng Tám 2010(Xem: 26861)
Ph ầ n B : Xã hội dân sự quốc tế Từ xã hội dân sự quốc gia đến xã hội dân sự quốc tế Mở ra ở đây những trang đầu của hồ sơ xã hội dân sự quốc tế chính là để trước hết chúng ta lấy lại giờ, không phải giờ của những năm 1945, hay 1954, 1975 mà giờ những năm 2000. Gs. Trần Thanh Hiệp
25 Tháng Bảy 2010(Xem: 32603)
Con n gười ta sinh ra người làm nghề này, ngưòi làm nghề khác. Và chẳng có nghề gì xấu. Cũng như chẳng ai chọn cha mẹ mà sinh ra, cũng chẳng ai chọn việc làm mà sáp vào. Đừng quá tự tin và lạc quan mà nghĩ rằng con người có thể chủ động t ất c ả - nhất là cuộc đời mình. Hoàng Ngọc N guyên
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 29755)
Xã Hội Dân Sự Việt Nam & Xã Hội Dân Sự Quốc Tế Lời giới thiệu : Mấy năm gần đây nhiều nguồn dư luận, ở trong cũng như ở ngoài nước, đều cho rằng hình thành và phát triển một «xã hội dân sự» ở Việt Nam là một trong những bước mở đường dân chủ hóa không thể không có. Thành ngữ xã hội dân sự là thuật ngữ rất mới trong ngôn ngữ chính trị Việt Nam, được dùng để chuyển tải vào tiếng Việt những thành ngữ tiếng Pháp ‘société civile’ và tiếng Anh ‘civil society’. Gs. Trần Thanh Hiệp & Lê Đình Thông, Ph.D.
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 31911)
Lịch Sử Đang Rảo Bước Trong Vùng Đông Nam Á Rõ ràng Lịch Sử đang rảo bước đi nhanh trong vùng này. Nhịp gia tốc làm chóng mặt này khác hẳn với mức chậm chạp, trì trệ của biến thiên chính trị trong thời chiến tranh lạnh ... Gs. Vương Văn Bắc
01 Tháng Sáu 2010(Xem: 33430)
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng chuyên về khoa kinh tế học, nhưng có lẽ vì hai khoa kinh tế và kinh doanh có liên quan, cho nên xem chừng ông cũng rành về kinh doanh, nhất là kinh doanh thực hành. Hoàng Ngọc Nguyên
17 Tháng Năm 2010(Xem: 32050)
Tôi biết giữa những cuộc bàn luận sôi nổi về: dự án đầu tư, phát triển khu vực, khế ước, doanh lợi, hoa hồng v.v..những ý kiến trên đây có thể trái mùa và lạc điệu. Nhưng thiết tưởng việc phục hưng những giá trị đạo đức truyền thống cũng là việc cần, và trong những giá trị đó chắc phải có đức chung thủy. Gs Vương Văn Bắc
08 Tháng Năm 2010(Xem: 34512)
Nhìn lại cái dịp “35 năm nhìn lại” tuần qua, chúng ta dường như đã đạt được một số kết luận về quá khứ để cho tương lai thấy nhẹ nhàng hơn. Hoàng Ngọc Nguyên
08 Tháng Năm 2010(Xem: 34017)
T hầy xưa bạn cũ ngàn nhung nhớ Tỉnh giấc mơ xưa nối nhịp cầu Tháng tư năm Mão* buồn muôn thuở Bách niên chi kế vạn sầu đau. Lê Đình Thông
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468