Nếu Phillip Roesler còn ở Việt Nam... (RFA)

22 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 29683)
Nếu Phillip Roesler còn ở Việt Nam... (RFA)

Nếu Phillip Roesler còn ở Việt Nam...

Hà Giang, thông tín viên RFA

Truyền thông quốc tế mấy ngày hôm nay xôn xao vì tin ông Phillip Roesler, 36 tuổi, người Đức gốc Việt Nam đã được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Bộ Y Tế của Cộng Hòa Liên Bang Đức.

image001_22 









Ông Phillip Roesler. Photo courtesy of Wikipedia

 

Tin ông được cử làm Bộ Trưởng là một ngạc nhiên ngoài dự đoán của giới phân tích ở ngay tại thủ đô Bá Linh. Cũng là một tin làm người Việt khắp nơi trên thế giới hãnh diện, và làm dư luận trong nứơc xót xa.

Ngạc nhiên thú vị

Không riêng tại Bá Linh, thủ đô của nước Đức, mà dư luận nhiều nơi trên thế giới, mấy ngày nay ngạc nhiên về một tin ngoài dự đoán của mọi người, là ông Philipp Roesler, thành viên của Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP)- người Đức gốc Việt, hiện đang là bộ trưởng kinh tế, lao động và giao thông tại tiểu bang Niedersachsen, vừa đựơc bổ nhiệm để trờ thành bộ trưởng y tế trong tân nội các của chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Dù đã từ lâu đựơc xem là một ngôi sao nổi bật, và là niềm kỳ vọng của đảng Dân Chủ Tự Do, chính ông Roesler và ngay cả nội bộ đảng cũng tỏ ra rất ngạc nhiên khi ông được cử làm bộ trưởng y tế liên bang, vì đây là một bộ hiện đang đương đầu với nhiều rất khó khăn.

Giới phân tích cho rằng sở dĩ ông đựơc bổ nhiệm là vì trong suốt thời gian thương thảo rất gắt gao về việc thành lập tân nội các giữa các liên minh, kéo dài hơn 3 tuần lễ, ông Philipp Roesler đã chứng tỏ khả năng của mình bằng cách luôn tỏ ra rất thông minh, thực tế, ôn hòa, có cái nhìn thấu đáo cùng tài ứng khẩu về nhiều đề tái, nhất là về y tế. Ông Roesler còn được cho là người có tài khôi hài, khéo léo xoa dịu được những căng thẳng trong các cuộc thảo luận.

Trong vai trò bộ trưởng y tế. ở tuổi 36, ông Phillip Roesler là người Bộ Trưởng trẻ nhất nước Đức, và là người Bộ trưởng đầu tiên không phải là người gốc Đức, là bộ trưởng đầu tiên người gốc Á Châu, và còn là là ngừơi gốc Việt Nam..

Ông Röesler sinh năm 1973 ở Khánh Hòa, ông là một đứa trẻ sống ở viện mồ côi, và vào lúc mới có 9 tháng tuổi, đã được cha mẹ nuôi đưa về Đức. Có nguồn tin cũng cho rằng cha mẹ ông đã bị bị pháo kích chết và người hàng xóm đã bỏ ông vào viện mồ côi tại Khánh Hòa, Nha Trang.

Niềm kiêu hãnh

Đối với người Việt Nam sống rải rác khắp nơi trên thế giới, thì câu chuyện “đứa trẻ mồ côi Việt Nam thành ông Bộ Trưởng nước Đức” là một niềm hãnh diện vô biên.

Nhiều diễn đàn điện tử đã đưa tin này với những tựa như: “Niềm hãnh diện chung của người Việt Nam. Nhiều video clips về những cuộc phỏng vấn hay tin tức về ông đã được đưa lên trang mạng You Tube với những tựa bắt đầu với hai chữ “Việt Nam pride” (dịch là niềm kiêu hãnh của Việt Nam).

Từ Đức, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Ngọc Hùng, phát biểu:

“Ở tại Đức thì người ta kỳ thị lắm. Một người trẻ, đồng thời là một người không phải là người Đức, mà họ còn đạt được địa vị đó. Những người da trắng khác cũng không đạt được những địa vị như ông Roesler này.

Người trước ông làm chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ tiểu bang đã nói rằng ông Roesler là người suy nghĩ và có lối giải quyết rất nhanh. Và ông luôn luôn tìm được một lối giải quỵết tốt đẹp nhất và nhanh nhất. Ông không bao giờ bí ở trường hợp nào cả.”

Người Việt hải ngọai còn quý mến ông Roesler về việc dù ông tuy đã được nuôi dưỡng như một người Đức từ nhỏ, đã không quên nguồn gốc của mình là một người Việt Nam, và là một nạn nhân chiến tranh.

Cựu đại tá CSVN, ông Bùi Tín, hiện đang sống ở Pháp, kể:

 “Khi ông ông Roesler trờ thành một người nổi tiếng ở Cộng Hòa Liên Bang Đức ông có dự định tham dự buổi khai trương tượng đài thuyển nhân ở Hamburg đó. Thì sứ quán VN tại Berlin đã liên hệ với ông, và gần như là hăm dọa và can ngăn thuyết phục ông ấy là không nên đến tham dự buổi khai trương đó, nhưng chính ông đã đến dự, và một tay cầm lá cờ Đức, một tay cầm lá cờ VNCH mà bà con thuyền nhân mang theo, và chụp hình chung với bà con.

Ông ta nói là sứ quán VN đã làm những cái chuyện vô duyên là định ép ông không dự khai mạc tượng đài như thế. Rồi còn yêu cầu chính quyền địa phương là bỏ cái chữ ghi ở trên bệ là “thuyền nhân Việt Nam”, thế nhưng mà chính quyền địa phương họ không nghe theo.”

Diễn đàn X-Càfe cũng có nhiều bloggers bình phẩm về sự kiện sứ quán VN không muốn cho ông Roesler tham dự buổi lễ khánh thành tượng đài thuyền nhân tại Hamburg.

Nếu cón ở Việt Nam…

Nhưng dường như xen lẫn trong niềm hãnh diện dân tộc và nỗi vui mừng cho sự thăng tiến của ông Roeler, người ta có một chút ngậm ngùi, và những quan tâm sâu xa hơn.

Và tại Việt Nam, ông Hà Văn Thịnh – thuộc Đại học Khoa học Huế, trong bài có tựa “Nghĩ Về Phillip Roesler” được đăng trên trang mạng BauxiteInfo viết:

“Nếu vẫn còn ở Khánh Hòa, hiện tại của Roesler (tạm đặt tên là Đức) là điều ai cũng biết: Chẳng bao giờ anh trở thành một trí thức được trọng vọng chứ đừng nói là có thể làm Bộ trưởng! Cơ chế Việt Nam từ xưa đến nay chỉ cơ cấu chức Bộ trưởng cho tầng lớp con ông cháu cha.”

Ông Bùi Tín chia sẻ nhận định của Ông Hà Văn Thịnh:

“Tôi nghĩ là nó gợi cho ta rất nhiều suy nghĩ, là chỉ có dưới một chế độ dân chủ, dân chủ thực sự cơ, tài năng mới được biểu lộ ra, và mọi công dân mới được bình đảng, và người ta lựa chọn đúng là những nhân tài tinh hoa nhất của đất nước.

Tôi nghĩ là nếu mà ông Roesler còn ở Việt Nam, thì bây giờ ông ấy còn gay go điêu đứng lắm. Trẻ mồ côi thì khó mà có thể học hành đựơc tấn tới, và dù học hành giỏi đến đâu đi nữa, cũng khó có thể ở vào một chức vụ cao được.”

Ông Hà Văn Thịnh đặt vấn đề:

“Tại sao không thấy lớp trẻ đang giỏi giang hơn và họ phải được trọng dụng hơn? Phải chăng vì nghĩ rằng mình càng ngồi trên cái ghế quyền lực lâu bao nhiêu thì bổng lộc còn nhiều chừng đó, bất kể cộng đồng, dân tộc, tuổi tác, năng lực.

Một trong những nỗi đau lớn nhất của thực trạng cán bộ của ta hiện nay là vô khối người không đủ năng lực, thiển đức, kém tài lại giành được những vị trí thơm thảo để tha hồ thao túng, trục lợi cá nhân.”

Nếu còn ở Việt Nam, thì liệu ông Roesler sẽ có cơ hội làm bộ trưởng không? Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hùng phát biểu:

“Nếu ông Phillip Roesler ở VN, không những ông không thể trở thành Bộ Trưởng, mà còn bị cấm hành nghề, và bị kết án vi phạm điều luật 88 của bộ luật hình sự là tuyên truyền chống đối nhà nứơc CHXHCNVN bởi vì ông là thành viên của đảng Tự Do Dân Chủ, chứ không phải là thành viên của đảng CSVN.”

Một người ký tên Nguyễn Quang Lập viết trong diễn đàn X-Càfe:

“Nói thật giá nước ta có vài mươi anh như Philipp Roesler , kẹt lắm thì năm bảy anh cũng được, giữ những vị trí quan trọng thì đất nước mình chắc sẽ khá lên nhiều. Một ông nhà văn nói chơi vui, nói lãnh đạo nước mình không có ai để mình gọi bằng thằng cả, toàn phải gọi bằng anh bằng ông bằng cụ, chán mớ đời.”

Theo ông Hà Văn Thịnh thì sự kiện ông Roesler đựơc làm Bộ Trưởng còn làm nổi bật lên niềm đau xót về nền giáo dục Việt Nam. Cũng trong bài “Nghĩ Về Phillip Roesler”, ông viết:

“Bộ GD-ĐT có cảm thấy buồn không khi con nuôi, nhận tại Khánh Hòa, bỗng chốc, “tự nhiên” trở thành Bộ trưởng của nước Đức lừng danh? Riêng tôi, đau và xót bởi tôi biết chắc rằng trí tuệ người Việt Nam không kém nhưng nghèo và hèn, dốt và nát bởi nền giáo dục này kém cỏi.

Hai không rồi bốn không; những lời có cánh. Vậy mà, đọc chép vẫn hoàn đọc chép. Nói mà không có chế tài thì nói để làm gì?

Tôi thấy thật tội nghiệp cho ngài Bộ trưởng. Khi lên chức vụ đó mà không được quyền thay bất kỳ ai của cơ chế cũ, giàn khung cũ thì làm sao có thể thay đổi? Nếu muốn có một nền giáo dục với hai vạn Tiến sĩ thật thì làm sao có thể khi 33% TS hiện nay chỉ là giấy như chính ông Bành Tiến Long, Thứ trưởng, đã thừa nhận với báo chí?

Thay một cái cũ bằng một cái mới giả tưởng bằng chính những con người kém cỏi cỡ ấy, thiển cận cỡ ấy, bảo thủ đến mức ấy, sợ mất bổng lộc đến chừng ấy? Vô khả thi!”

Sự kiện ông Phillip Roesler, 36 tuổi, một người mồ côi không phải dân bản xứ đã được cử làm Bộ Trưởng Bộ Y Tế của nước Đức đã khiến nhiều trí thức Việt Nam suy nghĩ.

Điều gì đã ngăn cản không cho nước Việt Nam có những người lãnh đạo trẻ như ông Phillip Roesler? Và phải làm gì để tuổi trẻ Việt Nam có thực tài có đựơc cơ hội lãnh đạo đất nước.?

Chúng tôi xin mượn lời phát biểu của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hùng thay cho lời kết:

“Sự kiên của ông Roesler tại Đức đã cho biết rằng Việt Nam cần phải thay đổi. Tại vì trong một chế độ độc tài, thì con ngừơi không thể phát triển được như vậy. Ông Roesler ông ấy ở Đức thì ông ấy mới đựơc phát triển như vậy, còn nếu ông ấy ở Việt Nam, thì chắc chắn ông ấy không được như vậy. Cái nguyên nhân của sự chậm phát triển là do độc tài. Độc tài cản trở sự phát triển về mọi mặt.”

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 22758)
Các điểm cần biết về biến động Tháng 1/2011 tại Ai Cập Phạm Văn Bân Dưới đây l à những vấn đề then chốt trong mối tương quan Mỹ-Ai Cập, được rút ra từ các báo cá o được công bố tuần này bởi Jeremy Sharp, chuyên viên của Sở Dịch Vụ Nghiên Cứu Quốc Hội, và bởi Jon Alterman, Giám Đốc chương trình Trung Đông thuộc Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế tại Washington.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26787)
MỘT TẤN BI KỊCH CÓ HẬU Hoàng Ngọc Nguyên Những con ngư ời lý tưởng đang mong đợi nhờ một bi kịch này mà ngôi nhà nước Mỹ sẽ là một thay vì phân hóa, rã rời. Người ta cũng dè dặt vừa kêu gọi vừa tin tưởng trước nỗi đau buồn củ a đất nước, con người sẽ có ý thức hơn về nhu cầu phải có lý lẽ (common sense) v à lễ độ trong cuộc sống xã hội để có thể gần nhau hơn và lâu dài hơn – không chỉ trong những lúc đau buồn, tang khó.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26199)
MỘT NĂM TRÔI QUA, MỘT THẬP NIÊN CHẤM DỨT, NHỮNG GÌ CÒN ĐỌNG LẠI Hoàng Ngọc Nguyên Có thể xem đó là thông lệ nhìn lại năm qua và thập niên qua đã trôi theo dòng đời như một giấc mơ. Tuy nhiên, cũng có lẽ ít có một khoảng thời gian nào trong đời lại có những tác động mạnh mẽ trong tâm tư và cuộc sống của chúng ta đến như 10 năm đã qua.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 26724)
LỜI NG ƯỜI RA ĐI Hoàng Ngọc Nguyên Hôm nay là ngày cuối của Arnold Schwarzennegger ở Sacramento. Ngày mai đây, ông sẽ trở lại làm thường dân – như chúng ta. Nhìn lại đoạn đường bảy năm vừa qua, ông nói rằng ông vẫn xứng đáng để được nguời ta gọi là “Terminator” - Người Sát Thủ - vai trò quen thuộc của ông trong điện ảnh trước khi ông bước vào đời thực với trách nhiệm thống đốc ...
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 25639)
CALIFORNIA 2010 TRONG TRÍ NHỚ Hoàng Ngọc Nguyên Mỗi cộng đồng có một cách riêng nhìn lại địa phương của mình. Người Việt chúng ta ở California chẳng hạn, sẽ không nhìn 10 sự kiện lớn nhất trong năm hoàn toàn giống như người Mễ, ngưới da đen, người da trắng… Nhưng cũng dĩ nhiên sẽ có sự trùng hợp.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 24228)
CUỐI NĂ M BÌNH LUẬN CHUYỆN SANG NĂM Hoàng Ngọ c Nguyên Một ngườ i bình luận dè dặt hẳn phải nói: tình hình bây giờ khá hơn trước và hy vọng không bằng tình hình trong tương lai. Có lẽ đó là điếu ít nhất một người dè dặt có thể nói và ghi phát biều của mình vào sử sách.
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 27154)
Loạt bài đặc biệt 7 tỷ người Robert Kun zig Dịch và cước chú: Phạm Văn Bân, 12-21-2010 Cuộc tranh luận xuất hiện trong sự phát sinh của chủ trương báo động dân số, ở ngay chính cá nhân Giáo Sĩ Thomas Malthus. Vào cuối cuốn sách, trong đó ông lập khuôn khổ cho một luật cứng rắn rằng sự gia tăng dân số không được kiểm soát sẽ dẫn đến nạn đói...
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 25431)
THẤT NGH IỆP - TRỢ CẤP- GIẢM THUẾ Hoàng Ngọc Nguyên Đối với ngưòi dân, một hai tuần qua là một thời gian chẳng lành, tuy là người ta đã qua mùa Lễ Tạ Ơn, môt phần vì những tin không hay từ thị trường lao động bay tới, một phần vì sự leo thang trong chiến dịch khủng bố người dân. Hiện nay ai cũng lo lắng, ưu tư về vấn đề công ăn việc làm, ngay cả những ngưòi hiện không bị thất nghiệp.
25 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26272)
XÔN XAO MỘT MÙA GIÁNG SINH Hoàng Ngọc Nguyên Nếu ta hỏi những người một thời đã từng lớn lên ở quê nhà trước năm 1975 Mùa Giáng Sinh nào trong đời lắng đọng nhất trong ký ức của họ, chúng ta chắc chắn sẽ ghi nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau tùy hoàn cảnh riêng của mỗi người. Nhưng có lẽ hai câu trả lời thường gặp nhất phải là Nô-en năm 1972 và Nô-en năm 1975.
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21171)
Về mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường Mai Thái Lĩnh Trong phạm vi của bài viết này, tôi chỉ tập trung vào một số chi tiết có liên quan đến cuộc đời hoạt động của Phan Châu Trinh - nhất là mối quan hệ giữa nhà dân chủ yêu nước này với nhà yêu nước Phan Văn Trường nhằm giúp cho độc giả có được cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về một trào lưu đã có ảnh hưởng nhất định đến lịch sử của nước ta trong thế kỷ 20, nhưng những di sản để lại vẫn còn có ảnh hưởng kéo dài qua thế kỷ 21.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468