TIẾT KIỆM HAY CHI TIÊU – ĐÓ CHƯA HẲN LÀ CÂU HỎI (Hoàng Ngọc Nguyên)

20 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 25045)
TIẾT KIỆM HAY CHI TIÊU – ĐÓ CHƯA HẲN LÀ CÂU HỎI (Hoàng Ngọc Nguyên)

TIẾT KIỆM HAY CHI TIÊU –

ĐÓ CHƯA HẲN LÀ CÂU HỎI

Hoàng Ngọc Nguyên

 Trong số những giáo sư đã dạy tôi tại Oxford University, bà Peter Ady (1914-2004) là người tôi không thể quên được. Bà là giáo sư tại St. Anne College của đại học này, được chọn làm ngưởi hướng dẫn cho chương trình post-graduate về phát triển kinh tế của tôi. Văn phòng của bà nằm trên tầng lầu ba của trường St. Anne, một trường như các trường khác ở bên Anh, trông giống như một nhà thờ thời Trung Cổ. Tôi đến gặp bà lần đẩu trễ mất 15 phút, một phần vì lạc đường, một phần vì trời tuyết. Bà cười khi thấy tôi luống cuống cởi chiếc áo khoác bám tuyết dù tôi đã rũ trước khi vào căn phòng ấm cúng, lò sưởi đốt bằng than cũa bà. Bà Ady đã xấp xỉ 60, nét mặt chưa đến nỗi già lắm nhưng tóc lại sớm bạc, nay thì tôi đã hơn tuổi bà vào lúc đó, nhưng vào lúc đó tôi chỉ đáng tuổi con thứ của bà. Nhưng bà không có gia đình. Một người đàn bà hiển hậu như thế, nhân từ như thế, nụ cười thân ái, cởi mở như thế - làm sao tôi còn sợ hãi, rụt rè trong cảm giác của một học trò lần đầu tiên đến lớp được. Tôi nhớ đến bà vì bà nói rằng bà không biết gì nhiều về Việt Nam, nhưng lại rất quen thuộc với Đông Nam Á, và nền kinh tế nông nghiệp của Miến Điện là nơi nghiên cứu của bà. Trong lần gặp gỡ đầu tiên này, bà đưa ra một danh sách dài những sách cần đọc và những bài nghiên cứu trong những tạp chí cần tham khảo. Tuy nhiên, khi tôi chào bà ra về, sau khi nhận assignment đầu tiên là viết cho bà 1.000 chữ về những vấn đề kinh tế miền Nam Việt Nam đang phải đối phó trong thời chiến, bà nói hai điều, đại để thực tế thì tôi chỉ cần nắm chắc cuốn Economics của Paul Samuelson để hiểu những “major issues” của khoa kinh tế học, và trong kinh tế, nhận diện vấn đề có thể không khó, nhưng tìm giải pháp thì khó vô cùng bởi phải đứng trước nhiều giả dụ mâu thuẫn.

Hiện nay, đứng trước những tình thế của nền kinh tế Mỹ, tôi nhớ đến bà hơn bao giờ cả.

Trong kinh tế học, có hai lĩnh vực vĩ mô (macro-economics), mà cũng có người gọi là kinh tế đại tượng, và vi mô (micro-economics). Vĩ mô là chuyện nhà nước đi tìm chính sách phát triển kinh tế, tăng trưởng “tự duy” (self-sustained growth) và toàn dụng (full employment). Vi mô là chuyện của cá nhân hay các doanh nghiệp tìm cách tồn tại và tăng trưởng – con người thì nên chi tiêu hay tiết kiệm, xí nghiệp thì nên đầu tư để phát triển trong thời vận nào… .

Từ ba năm qua, chúng ta điên đảo vì kinh tế suy thoái, có nghĩa là tăng trưởng mang dấu âm, hay đi xuống, khiến cho nạn thất nghiệp gia tăng và cứ ở mãi mức cao trên 9% (là mức đo được vào tháng giêng vửa qua, sau cả hai năm xê xích trong khoảng 9.5%). Nhà nước đã làm nhiều biện pháp vĩ mô bơm tiền vào thị trường để kích thích kinh tế, vì khi kích thích kinh tế, các doanh nghiệp có thể mướn người trở lại và đẩy mạnh sản xuất. Nhưng các doanh nghiệp thì vẫn nói rằng kích thích kinh tế bằng cách đưa tiền cho người “phi sản xuất” tiêu thì số cầu họ tạo ra không ổn định, không kéo dài, không đủ kích thích cho ngưòi ta dám mướn người và tăng sản xuất. Rõ rệt là các nhà kinh tế hoạch định công cuộc hồi phục kinh tế hiện nay rất cần nguòi dân chi tiêu để gia tăng số cầu cho người sản xuất để người sản xuất tăng sản xuất và mướn thêm người cho mục đích này. Người ta than: Người Mỹ ngày nay không còn sống như xưa theo kiểu vung tay quá trán nữa khiến cho việc chống suy thoái và duy trì hồi phục bền vững khó quá.

Nhưng người ta làm sao sống được như xưa, khi tiền túi thì làm tháng nào, ăn hết tháng đó, tải sản thì bị tiêu hao, mất mát do nhà cửa mất giá, đầu tư vào chứng khoán hay hưu bổng cũng bị thua lỗ, bốc hơi, và đã qua cái thời cứ nhắm mắt nhắm mũi “cà” các thẻ tín dụng vào máy ở các chợ, các cửa hàng ăn. Thời nay, nhắm mắt nhắm mũi cũng khó, bởi vì những tổ chức cấp thẻ tín dụng đã “sưu tra lý lịch” người được cấp thẻ, dùng thẻ còn kỹ hơn công an sưu tra lý lịch. Vả lại, lý thuyết kinh tế cũng đã chỉ ra rằng ở nhiều nước đang phát triển, có nghĩa là còn tương đối nghèo, người ta đi lên được là nhờ người dân biết tiết kiệm, tiết kiệm trở thành đầu tư khi được bỏ vào các trương mục tiết kiệm ở nhà băng và nhà băng cho các xí nghiệp vay để đầu tư vào máy móc. Thậm chí người ta còn tính rằng cứ tiết kiệm ở mức 25-30% giá trị tổng sản lượng quốc gia, thì nó sẽ mở ra cơ hội kinh tế tăng trưởng đưọc thêm 6-7% một năm, dựa trên một tỷ lệ tư bản bổ sung /sản lương (ICOR) là 4-5. Các nước châu Âu vẫn phê phán người Mỹ nặng nề: quen sống như chúa chổm chỉ có chết!

Sự mâu thuẫn chúng ta đã chứng kiến là ở chỗ đó: chính phủ thì muốn doanh nghiệp mướn nguòi và ngưòi dân chi tiêu, trong khi người dân nay đã biết sợ lại bắt đầu tiết kiệm và doanh nghiệp chằng sẵn sàng mướn ngưòi. Văn hóa kinh doanh đã thay đổi, và phải chăng bởi vì sự thay đổi này trong “lối sống Mỹ” này mà chúng ta đang vô kế khả thi.

Trong những tháng qua có những dấu hiệu đáng hy vọng là chúng ta đã thấy được ánh sáng cuối đường hầm. Nhờ những mùa mua sắm Lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh, và cũng nhờ một số người đã hoàn hồn sau cơn bão suy thoái tiêu diệt hàng triệu công việc, cho nên nhiều người đã chi tiêu trở lại, và nhờ thế mức độ tăng trưởng kinh tế đã nhích lên đến mức đáng mong đợi hơn 3%, cho dù giữ được mức này cả một năm 2011 này thì chúng ta mới dám dùng chữ “tự duy” được.

Tuy nhiên, câu hỏi mà ngưòi ta đặt ra là khi ngưòi dân thấy ngưòi khác chi tiêu thì mình cũng nhắm mắt chi tiêu theo bất kể lợi ích lâu dài của chính bản thân và lý luận vi mô phải tiết kiệm cho gia tăng tiềm lực sản xuất có hại gì cho công cuộc phát triển vĩ mô chăng.

Theo tin tức báo chí, quí tư vừa qua đã đảo ngược những tiến bộ đạt được từ năm 2007 trong gia tăng tỷ lệ tiết kiệm cá nhân, là thước đo của chính phủ nhằm vào tỷ lệ bách phân lợi tức người ta giữ lại như là tiết kiệm cach này hay cách khác. Tỷ lệ này trong tháng tám là 6%, trong tháng mười hai là 5.3%. Cần ghi lại trong thập niên qua, có lúc tỷ lệ này chưa đến được 1%, khi ngươì ta hoan hỉ vì mua nhà, bán nhà quá được!

Cái khó của nguòi dân hiện nay là ở chỗ đó. Ái quốc mà nhắm mắt chi tiêu thì chết mình, nhưng nghĩ về mình nhiều quá mà chẳng chi tiêu gì cả thì đất nước tàn mạt. Khi Ngân hàng Trung ương, hay Quỹ Dự trữ Liên bang cứ giữ mức lãi suất ngắn hạn cơ bản gần số không, điều này có nghĩa là tiết kiệm cũng chẳng giàu hơn được - vậy cứ chi tiêu đi. Trong khi đó, con người kinh tế nơi mỗi nguòi dân luôn luôn bảo: cứ chi tiêu trong tình hình bất an, bất định này, nhỡ gặp những ngày mưa gió, thì làm sao đây.

Sự khác biệt giữa nguòi Cộng Hòa và Dân Chủ hiện nay chủ yếu là ở chỗ Con Voi thì muốn chính quyền phải tạo ưu đãi (incentives) cho người kinh doanh sản xuất bằng giảm thuế và bớt dòm ngó, trong khi Con Lừa tin là phải nhằm vào người tiêu thụ. Có lẽ con nào cũng không đúng hẳn. Chúng ta đang ở trong nền kinh tế thị trường, cho nên phải nhìn đến cả hai phía ngưòi tiêu dùng và người sản xuất, và cả thị trường nội địa lẫn thị trường ngoại thương, xuất và nhập. Và khi nhìn đến hướng phải mở ra bên ngoài để tìm giải pháp, chúng ta cần hiểu chẳng có gì dễ dàng, trong tầm tay và nhanh chóng.

Báo cáo vào giữa tháng hai này cho thấy thiếu hụt ngoại thương của Mỹ trong tháng mưòi hai đã gia tăng khi giá dầu lên cao đẩy giá trị hàng nhập tăng nhanh hơn hàng xuất của Mỹ. Thiếu hụt tăng đến 5.9% trong tháng 12, đến mức 40.6 tỷ. Mỹ xuất hàng hóa và dịch vụ đến mức 163 tỉ, tăng được 1.8% và là mức tốt nhất từ tháng bảy 2008 đến nay. Doanh số máy kỹ nghệ, máy bay dân dụng và xe hơi và bộ phận rời xe hơi dẫn đầu trong sự gia tăng hàng xuất. Nhưng người Mỹ mua hàng nhập còn tăng nhanh hơn nữa. Một mức tăng 2.6% đã đưa tổng nhập cảng lên đến 203.5 tỷ, là mức cao nhất kể từ tháng mưòi năm 2008. Sự gia tăng này là do mức tăng 16.8% trong dầu nhập. Mức trung bình một thùng dầu nhập lên đến $79.78 trong tháng mười hai, là mức cao nhất kể từ nhập dầu thô đạt mức trung bình là $91.73 từ tháng mưoì năm 2008.

Thiếu hụt gia tăng là điều không hay cho kinh tế Mỹ. Khi nhập lớn hơn xuất, điều này có nghĩa công ăn việc làm sẽ đến với người nước ngoài hơn là nguòi lao động Mỹ. Rốt cuộc người tiêu thụ Mỹ nuôi công nhân ở Tàu, ở Ấn Độ… Cho cả năm 2010, thiếu hụt ngoại thương đã lên đến 497.8 tỉ, tăng đến 32.8%, là mức tăng bách phân hàng năm lớn nhất kề từ năm 2000. Ta cứ tưởng rằng nếu người Mỹ có thể mua nhiều hàng trong nước hơn mua hang nhập, và/hay là xuất được hàng nhiều hơn là phải nhập hàng, thì có lý do gì phải sợ không đấy lùi suy thoái, đầy tới phục hồi lâu dài. Nhưng muốn thế ( chi tiêu nhiều hơn cho hàng trong nước và xuất hàng ra ngoài nhiều hơn) chẳng thể kêu gọi ái quốc hay dựng lên hàng rào quan thuế. Nó đòi hỏi kinh tế Mỹ phải có sức cạnh tranh nhiều hơn, và tăng sức cạnh tranh cho một nến kinh tế là chuyện lâu dài - đầu tư vào giáo dục, môi trường, năng lượng. Nhưng nó cũng có thể có tiến triển ngắn hạn nếu chúng ta đồng tình tìm cách cắt giảm chi phí. Và khi nhìn vào cơ cấu giá thành của các doanh nghiệp ngày nay, bao nhiêu phí phạm hay lạm dụng đã kéo dài từ lâu – trong đó có lương, thưởng cho các ông giám đốc. Hay chi phí yểm trợ có tính phi sản xuất. Hay chi phí quảng cáo hay lobbying…Nếu chưa nói mức công xá kém sức cạnh tranh so với những nước khác - về lâu về dài.

Bài diễn văn “State of the Union” của ông Obama đã đụng đến hướng này và làm người ta suy nghĩ về những hy sinh mà mọi nguòi thuộc mọi cấp cần thấy khi mổ xẻ vấn đề. Nhưng là người lãnh đạo đất nước có nhiệm vụ làm cho mọi người vui lòng hơn là làm cho mọi nguòi hoảng sợ, ông Obama dĩ nhiên không nói hết. Bởi thế ông giao trọng trách nặng nề này cho người viết và ông ta nhờ thế mới có chuyện nói!

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Ba 2022(Xem: 3104)
"Các vị sứ giả có nhiệm vụ phát ngôn thông điệp ‘‘chiến tranh chỉ là sự điên cuồng’’. Đây là việc làm chưa từng có. Ngài tuyên bố đất nước Ukraine đang bị hủy diệt và kêu gọi các bên ngưng giao tranh, thiết lập hành lang nhân đạo."
05 Tháng Ba 2022(Xem: 3355)
"Hiện nay thật khó để dự đoán cuộc chiến tại Ukraine cuối cùng sẽ diễn tiến như thế nào. Tin tức từ chiến trường, nền ngoại giao bị tắt tiếng, sự thống khổ của những người dân bị mất nhà cửa, tất cả có thể đã quá choáng ngợp."
03 Tháng Ba 2022(Xem: 3133)
‘Người Nga có muốn chiến tranh không?’ Cháu luôn nghĩ là “Không.” Bởi một bạo chúa không phải là cả nước Nga, cả dân tộc Nga. Misha Đoàn
28 Tháng Hai 2022(Xem: 3181)
"Biết được quả “bom nguyên tử SWIFT” được cấu thành ra sao và hoạt động thế nào sẽ hiểu vì sao ngay khi vừa xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine đã có hơn 20 quốc gia kêu gọi áp dụng biện pháp mạnh này để đối phó với hành động hung hãn của Nga."
27 Tháng Hai 2022(Xem: 3334)
"Sau Ukraine, xu thế Ác thắng Thiện sẽ tiếp diễn tại những “điểm nóng” khác trên thế giới, với Đài Loan và Biển Đông là các nạn nhân được xếp ưu tiên trong danh sách những mục tiêu cần thanh toán của Trung Quốc. "
14 Tháng Hai 2022(Xem: 3377)
"Thiệt hại kinh tế sẽ rất nghiêm trọng, thiệt hại nhân đạo là vô cùng tàn khốc. Tuy nhiên, Nga vẫn tăng cường lực lượng bao vây Ukraine, và phương Tây tiếp tục đe dọa hậu quả nghiêm trọng nếu họ bước một chân qua biên giới."
11 Tháng Hai 2022(Xem: 3224)
"Nhân dịp tưởng niệm hai năm biến cố 39 người Việt, nhập cư bất hợp pháp vào Anh, bị thiệt mạng hồi tháng 10/2019, Đài RFA thực hiện loạt bài phóng sự như là một chứng tích của lịch sử Việt Nam hiện đại, ghi chép lại các cuộc hành trình của những ‘thùng nhân’ Việt đến Châu Âu."
08 Tháng Hai 2022(Xem: 3344)
"Dù Tập Cận Bình và Vladimir Putin đã trình diễn màn thắm tình đoàn kết trong dịp khai mạc Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh, nhưng không có nghĩa là Bắc Kinh đứng về phía Matxcơva một cách mù quáng trong hồ sơ Ukraina."
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3495)
"Thủ tướng Chu Ân Lai, một con người học thức uyên thâm đã biết quá rõ về lịch sử nhà Hán cũng như những triều đại khác nên rất khâm phục khí phách của người Việt. Liệu câu chuyện bóng đá ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần có được giới chức TQ suy nghĩ?"
03 Tháng Hai 2022(Xem: 3323)
"Từ hai năm qua, thế giới đã và đang trải qua một cơn đại dịch khủng khiếp làm thế giới điêu đứng, khoảng 5.5 triệu người chết, nhiều nền kinh tế kiệt quệ, nhiều công ty kỹ nghệ và gia đình bị phá sản, nhóm người cực nghèo tăng thêm khoảng 120 triệu, nhưng thế giới lại tăng thêm 493 tỉ phú trong đó có ít nhứt 9 tỉ phú làm giàu nhờ thuốc chủng COVID. "
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468