Có nhất thiết tăng trưởng bằng mọi cách?

19 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 26321)
Có nhất thiết tăng trưởng bằng mọi cách?

Có nhất thiết tăng trưởng bằng mọi cách?

Vũ Hoàng, phóng viên RFA

2011-02-18

Gần đây, hàng loạt các bài phân tích về những rủi ro bên trong nền kinh tế Việt Nam, mà đáng chú ý nhất là những đánh đổi mà Việt Nam đang làm bằng mọi cách để có được sự phát triển kinh tế.

Nhưng liệu những biện pháp thúc đẩy ấy của chính phủ có thực sự đem lại kết quả như mong muốn hay không.

Với tiêu đề bài viết “Việt Nam phát triển do tín dụng” Martin Kaelble viết trên tờ Financial Times Deutschland dẫn lời Steffen Dyck nhận xét về kinh tế Việt Nam “sự mất cân đối vĩ mô đã trở nên tồi tệ trong những tháng gần đây.” Bài viết cho biết, đã có những tiềm ẩn đằng sau tốc độ tăng trưởng cao và để trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cần phải có sự phát triển kinh tế bằng mọi cách.

Cùng với ý tưởng này, gần đây tờ Wall Street Journal có bài viết “Behind firm’s default: Vietnam’s growth mania” (tạm dịch: Đằng sau sự phá sản của doanh nghiệp: Việt Nam tăng trưởng bằng mọi cách). Bài viết có nhắc đến sự vỡ nợ của tập đoàn đóng tàu Vinashin và xem đó là một trong những vấn đề trầm trọng tại Việt Nam.

Mối nguy lạm phát

Vấn đề trầm trọng được thể hiện khi Việt Nam đầu tư tràn lan cho các doanh nghiệp Nhà nước và các tập đoàn kinh tế nhằm thúc đẩy “quả đấm thép của nền kinh tế” thí dụ, Vinashin, phát triển bằng đồng vốn đi vay nước ngoài, nhưng hiệu quả từ những đồng vốn này lại rất thấp.

Một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô đánh giá tính hiệu quả sử dụng đồng vốn của nền kinh tế là ICOR (tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm) nghĩa là cần thêm bao nhiêu đồng vốn để sản xuất ra thêm một đơn vị hàng hoá. Chỉ số này càng thấp càng tốt và có thể chấp nhận được là ở mức 3. Tuy nhiên, chỉ số ICOR ở Việt Nam lại tăng dần qua thời gian và năm 2010 là ở mức hơn 8.

Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái hôm 11/2, giữa tiền đồng Việt Nam và đồng đô la Hoa Kỳ, đồng Việt Nam bị giảm giá trị (hay còn gọi là phá giá) so với đồng đô la Hoa Kỳ lên mức kỷ lục hơn 9%. Nhà phân tích nợ quốc gia Andrew Colquhoun tại Fitch Ratings nhận xét "động thái phá giá tiền đồng lần này bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thanh toán lớn cũng như tỷ lệ dự trữ ngoại tệ ở mức thấp của Việt Nam."

Theo lời ông Darius Kowalczyk, kinh tế gia và phân tích chiến lược cao cấp của ngân hàng Credit Agricole CIB tại Hồng Kông phát biểu “Dường như là Chính phủ Việt Nam đang cố gắng hỗ trợ xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng hơn là đấu tranh chống lạm phát. Điều này quả là rất ngạc nhiên bởi vì lạm phát tại Việt Nam là một vấn đề lớn.”
Với tác dụng 2 chiều, đồng bạc Việt Nam giảm giá, đồng đô la Mỹ tăng giá, điều này khiến cho số nợ quốc gia của Việt Nam trước đây nếu quy đổi ra đồng nội tệ sẽ tự động nhiều hơn. Việc này khiến cho tình hình nợ quốc tế của Việt Nam càng trở nên căng thẳng và trầm trọng.

Theo số liệu của Bộ Tài Chính đầu năm 2011, Việt nam vay nợ 25 tỷ. Với số nợ hiện tại, cho tới năm 2016 với điều kiện không vay thêm đồng nào từ nước ngoài thì mỗi năm Việt Nam phải trả 1 tỷ 700 triệu đô la nợ gốc cộng với khoản lãi là 250 triệu đô la.

Và với việc điều chỉnh tỷ giá giữa đồng VN và đô la Mỹ, số nợ này sẽ càng trở thành một gánh nặng hơn cho nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, một dấu hiệu luôn đi kèm khi nền kinh tế khi phát triển nóng như hiện tại, chính là vấn đề tăng chỉ số giá tiêu dùng hay lạm phát. Theo lời chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành thì một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát là nhà nước đẩy ra cho nền kinh tế nhiều tiền qua các việc đầu tư công, tạo ra một áp lực cho giá cả tăng lên. Ông đánh giá:

"Ở Việt Nam bây giờ, chỉ số giá tiêu dùng tăng lên quá nhiều, mà có rất nhiều lý do, có thể do lãi suất ngân hàng quá cao hoặc chi phí đầu vào của doanh nghiệp quá cao, thành thử giá thành sản phẩm cao, nên giá bán ra cao.

Hay có nhiều việc khác, chẳng hạn chính sách tài khoá, nhà nước đẩy ra cho nền kinh tế quá nhiều tiền qua các việc đầu tư công, rò rỉ tiền các việc đầu tư đấy, tạo ra một áp lực cho giá cả lên. Ngoài ra năm vừa rồi, nhà nước tăng giá xăng, dầu, điện và năm nay sẽ bắt đầu tăng nữa. Các tác nhân làm tăng chỉ số giá tiêu dùng có nhiều, chứ không chỉ có chính sách tiền tệ đẩy giá tiêu dùng lên."

Còn nhiều bất ổn

Tác giả bài viết “Việt Nam phát triển do tín dụng” cũng cho biết thêm “sự giảm giá mạnh mẽ của tiền đồng Việt Nam làm tăng lạm phát trong nước” và nhận xét “khác với các quốc gia còn lại của Châu Á vì những nơi đó lạm phát tăng là do giá thực phẩm cao, còn ở Việt Nam sự tăng giá lan rộng ở mọi sản phẩm.”

634336986626299206_250x172





Một gánh hàng rong ở Hà Nội và một cửa hàng bán tặng phẩm cho ngày Valentines hôm 13/2/2011. AFP photo


Do áp lực hạ giá tiền đồng và lạm phát tăng cũng như những mối lo ngại khác về nền kinh tế mà hãng chuyên đánh giá rủi ro đầu tư Moody đã cắt giảm số điểm này của Việt Nam từ B3 xuống B1 hồi tháng 12 năm ngoái. Theo đánh giá của Moody, những chính sách của chính phủ Việt Nam nhằm giảm bớt áp lực tiền đồng và hạn chế tăng giá tỏ ra không mấy hiệu quả.
Vậy Việt Nam cần những chính sách gì để điều chỉnh những bất ổn trong nền kinh tế như hiện tại. Ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế quốc tế Hội nhập cho rằng có thể trong ngắn hạn, mục tiêu tăng trưởng cần phải giảm xuống, phải hi sinh trong ngắn hạn để ổn định lại nền kinh tế, ông đề xuất:

"Việc bất ổn kinh tế vĩ mô, phải thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa để ổn định lại thì sẽ có những ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhất là trong ngắn hạn. Có thể mục tiêu tăng trưởng sẽ phải giảm xuống. Nhưng chính ổn định kinh tế vĩ mô này, nhìn dài hơn một chút thì đó chính là điều kiện để đảm bảo cho tăng trưởng bền vững hơn.

Cho nên nói một cách nôm na, nhiều khi mình cũng phải hi sinh tăng trưởng, chấp nhận khó khăn trong ngắn hạn để mà ổn định lại. Bởi nếu không ổn định thì nguồn lực phân bổ sẽ rất méo mó. Lạm phát cao tác động đến xã hội không tốt, nhất là những người có thu nhập thấp."

Còn ông Bùi Kiến Thành thì tập trung vào chính sách tỷ giá và kiến nghị:

"Còn về tỷ giá, cần phải điều chỉnh cho phù hợp, mà không cần phải cho đúng giá trị của đồng bạc. Phải điều chỉnh như thế nào, cho tỷ giá nào, để đem lại lợi ích nhiều nhất cho nền kinh tế trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, đặc thù của Việt Nam là vấn đề xuất khẩu.

Không phải chỉ là một vấn đề tỷ giá, tăng xuất khẩu Việt Nam có nhiều khía cạnh khác cần phải làm, tỷ giá chỉ là một vấn đề thôi. Chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để tăng xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại hối lên và như vậy đưa đến bình ổn tỷ giá."

Vậy là với một sự phát triển nóng và được xem là bằng mọi cách, Việt Nam đang phần nào tập trung tăng trưởng thiên lệch mà bỏ qua những yếu tố nền tảng cơ bản của nền kinh tế thị trường như lạm phát, giá trị tiền đồng hay những khoản nợ của chính phủ. Hi vọng rằng, bằng những biện pháp vĩ mô mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước góp ý, Việt Nam sẽ có thể vượt qua những khó khăn trước mắt và có được một sự ổn định lâu dài.

(RFA)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 2012(Xem: 25981)
Người Đức làm sao thế? Câu hỏi đó không chỉ người ngoài đang hỏi mà ngay cả người Đức cũng đang tự hỏi mình. Và mỗi người đặt ra câu hỏi trong những trưòng hợp khác nhau với những ý nghĩ trong đầu khác nhau.
23 Tháng Năm 2012(Xem: 23730)
Trung úy phi công Franz Stiegler của Luftwaffe (Không Quân Đức) đã tha mạng cho do Trung úy phi công Charles Brown cùng phi hành đoàn 10 người trên một oanh tạc cơ Hoa Kỳ đang khốn đốn trên bầu trời.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 26406)
Ai trách nhiệm về sự điên khùng này, nếu chẳng phải là giới chính trị, những người vốn sinh ra để làm những chuyện ích nước lợi dân nhưng từ lâu nhiều người cứ thích làm điều ngược lại: phản dân hại nước.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 26191)
Chính vì sự chính trị hóa và xã hội hóa niềm tin tôn giáo đã dẫn đến sự lung lay niềm tin, sự thất vọng, khiến chúng ta đang đứng trước một hiện tượng mà một tác giả nổi tiếng đã gọi là “Kết thúc của một nước Mỹ Cơ Đốc”.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25963)
Một năm sau khi Nguyễn Đức Quang qua đời, hát lại các bài ca của anh viết từ những năm chinh chiến cũ, chúng ta vẫn thấy những lời ca tha thiết của anh còn rất cần thiết cho các bạn trẻ hiện nay.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25526)
Chuyên gia Lâm Hòa Lập cũng lưu ý là các nhà lãnh đạo cộng sản có « truyền thống lâu đời sử dụng những nhân vật cải cách triệt để và những ngưòi có tư tưởng tự do về kinh tế như những con tốt trong các thủ đoạn chính trị, để rồi sau đó gạt bỏ chúng đi khi trận chiến giành quyền lực kết thúc ».
14 Tháng Tư 2012(Xem: 21567)
Trước gọng kềm của Trung Quốc ngày càng xiết chặt trên Việt Nam từ hai phía Biển Đông và sông Mêkông, một lối thoát cho Việt Nam có lẽ là tích cực tham gia vào khối Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Hoa Kỳ khuyến khích và đang trên đường hình thành?
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25286)
Vụ án này đang phơi bày sự phân hóa chủng tộc ở Mỹ vẫn còn là một vấn đề như ngưòi ta có thể đã lo sợ, thấy trước. Và khi “chủng tộc” đi vào, công lý coi chừng khó ở lại. Và khi công lý đã đi ra, thì vụ này sẽ bùng nổ như thế nào, chẳng ai đoán trước được.
25 Tháng Ba 2012(Xem: 26517)
“Thứ nhất, nhớ dùng cái đầu của mình và cố suy nghĩ lý lẽ trước khi nói ra quan điểm của mình; và thứ hai, trưóc khi nói, nhớ xem lại đồng hồ – nay là năm 2012, chẳng phải là những năm 70 đâu”. Ngưòi nhắc nhở Romney là nhà lãnh đạo nước Nga Dmitry Medvedev.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 24550)
Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468