Nội bộ Tòa Bạch Ốc dưới nhãn quan của Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld

13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 22530)
Nội bộ Tòa Bạch Ốc dưới nhãn quan của Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld

Nội bộ Tòa Bạch Ốc dưới nhãn quan của Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld

Lời người dịch

634332141578359328_262x394Donald Rumsfeld (1932 - còn sống) là một chính trị gia kỳ cựu của Mỹ, thường được xem là phe diều hâu, [1] và dưới đây là các điểm mốc chính trong cuộc đời của ông:

*Từ 1954-1975: phi công và huấn luyện viên phi hành cho Hải quân Mỹ. Đắc cử dân biểu Illinois trong bốn nhiệm kỳ: 1962, 1964, 1966 và 1968.

*Tháng 11-1975 đến tháng 1-1977: Bộ Trưởng Quốc Phòng dưới thời Tổng Thống Gerald Ford.

*Từ 1977-2000: hoạt động trong thế giới kinh doanh, và đảm nhận nhiều chức vụ rất quan trọng trong lãnh vực này.

*Tháng 1-2001 đến tháng 12-2006: Bộ Trưởng Quốc Phòng dưới thời Tổng Thống George W. Bush.

Dưới tựa đề Nội bộ Tòa Bạch Ốc dưới nhãn quan của cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld (Inside the White House: The Rumsfeld View), tờ nhật báo Wall Street Journal, ấn bản điện tử, tóm lược một số nét chính của cuốn hồi ký Known and Unknown của ông Donald Rumsfeld vào ngày 7 tháng 2,2011. Ngoài ra, Ms. Kimberly Strassel viết cho báo Journal's Potomac Watch, đã thực hiện một buổi phỏng vấn với ông Donald Rumsfeld về cuốn hồi ký, vào ngày 4 tháng 2, 2011.

Dưới đây là bản dịch của bài điểm sách và phỏng vấn nêu trên. Nguyên bản tiếng Anh và hình ảnh nằm sau phần tiếng Việt.

California, Feb. 11, 2011

Phạm Văn Bân

Fan Wen Bin

范文彬

1. Nội bộ Tòa Bạch Ốc dưới nhãn quan của cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Donald Rumsfeld

Sau đây là các đoạn trích - được viết nghiêng - từ cuốn sách mới của cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld, "Được Biết và Không Được Biết," do Penguin Group xuất bản.

Trong phần trích đầu tiên, được chọn lựa bởi Gerald F. Seib, Trưởng Văn Phòng Washington của The Wall Street Journal, Ông Rumsfeld viết rằng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Condoleezza Rice đã cố gắng sử dụng chức vụ của mình để "giảm khoảng cách" khác biệt giữa các cố vấn chính sách ngoại giao và Tổng Thống George W. Bush, đây là một phần trong phong cách điều hành tổng quát mà ông không thấy hài lòng:

Phương thức giảm khoảng cách này có thể tạm thời xoa dịu những viên chức cao cấp của [Hội Đồng An Ninh Quốc Gia - National Security Council, viết tắt là NSC], nhưng cũng dẫn đến bất mãn bởi vì các khác biệt căn bản vẫn không được nêu ra và không được giải quyết bởi tổng thống. Thật vậy, một hậu quả đáng tiếc là khi các vấn đề quan trọng và gây tranh cãi không được giải quyết một cách kịp thời thì đôi khi dẫn đến tranh luận trên báo chí bởi những viên chức cấp dưới không nêu tên và bất mãn. Tôi nghi đây là trường hợp xảy ra khi Tổng Thống được yêu cầu làm một quyết định rõ ràng. Nếu lệnh được đưa ra từ Tổng Thống thì hầu hết các viên chức của bộ sẽ công nhận và thực hiện, ngay cả nếu lệnh đó không được họ đề nghị.

Tôi có những vấn đề khác đối với sự quản trị trong thủ tục NSC của Bà Rice. Những thay đổi thường xuyên vào giờ chót về giờ họp và về chủ đề đã gây khó khăn cho những người tham dự buổi họp để chuẩn bị, và thậm chí còn khó khăn hơn cho những phòng, ban NSC để quản trị, để sắp xếp lại chương trình nghị sự của họ. Các nhân viên NSC thường bê trễ trong việc gửi giấy tờ sắp đặt các vấn đề để thảo luận cho người tham dự buổi họp. Lúc kết thúc các buổi họp của NSC, khi quyết định đã được làm thì trên lý thuyết, các nhân viên NSC được xem như phải viết một bản tóm tắt kết luận. Khi tôi thấy các bản tóm tắt thì chúng thường sơ sài và không nhất thiết phù hợp với những hồi tưởng của tôi. Kể từ khi xảy ra vụ bê bối Iran-Contra của chính quyền Reagan, nhân viên NSC nhạy cảm đối với các văn bản và hồ sơ được ghi chép khiến một tổng thống hay các cố vấn của ông có thể bị liên lụy. Bà Rice và các bạn đồng sự dường như quan tâm đến việc tránh né những hồ sơ chi tiết mà người khác có thể khai thác. Điều này xảy ra khiến phải hy sinh việc cho phép các cơ quan điều hành có liên quan để biết chính xác những gì đã được thảo luận và quyết định tại các buổi họp NSC. Đôi khi, những người tham dự rời buổi họp với những quan điểm khác nhau về những gì đã được quyết định và những bước tiếp theo nên làm ra sao; do hậu quả đó, đã không cản trở các viên chức CIA, Ngoại Giao, hay Quốc Phòng khi họ trở về văn phòng của họ và và làm những gì mà họ nghĩ là tốt nhất.

Trong một công văn Tháng 8-2002 gửi tới Bà Rice, tôi nêu lên vấn đề thiếu nghị quyết này. Tôi viết, "Đôi khi xảy ra một việc nào đó được cho rằng "đã được quyết định" bởi vì nó không khêu ra phản đối. Đây không phải là một biện pháp tốt. Không điều nào được xem là đã được quyết định trừ khi chúng ta đồng ý một cách minh bạch với nghị quyết đó." Bà Rice bắt đầu đặt một ghi chú ở cuối những dự thảo công văn nghị quyết: "Nếu không có phản đối được nêu ra trước một kỳ hạn tối hậu thì công văn này sẽ được xem là chấp thuận bởi các viên chức cao cấp." Điều này cũng không thực tế. [Ngoại Trưởng Colin] Powell và tôi thường xuyên công du. Tôi không muốn có người khác giả sử rằng tôi đồng ý với một điều gì đó, đơn giản chỉ vì tôi không bắt kịp kỳ hạn tối hậu được tùy ý đặt ra."

Ông Rumsfeld tiết lộ rằng, trong diễn biến đi đến chiến tranh tại Iraq, ông Bush không bao giờ hỏi bộ trưởng quốc phòng rằng bộ trưởng nghĩ cuộc xâm lăng là một ý tưởng thỏa đáng hay không.

Trong khi Tổng Thống Bush và tôi đã có nhiều buổi thảo luận về việc chuẩn bị chiến tranh, tôi không nhớ có bao giờ ông hỏi tôi rằng việc tiến hành chiến tranh với Iraq là một quyết định đúng hay không. Tổng Thống là người chịu trách nhiệm trong quyết định rất khó khăn để ủy nhiệm các lực lượng Mỹ. Tôi không suy diễn về quá trình suy nghĩ đã đưa ông đến quyết định tối hậu và cần thiết được đơn lẻ của ông. Tất cả chúng tôi đều nghe cùng những sự tình giống nhau từ buổi họp này qua buổi họp nọ, và từ buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đó qua buổi họp kia, suy đi tính lại những gì chúng tôi biết về chế độ Iraq và những gì mà giới tình báo nghĩ về khả năng và ý định của Iraq.

Mặc dù có khác biệt giữa chúng tôi, nhưng không có khác biệt ở thực chất hay ở tầm mức chiến lược về việc cho phép hay không cho phép chế độ Saddam Hussein tiếp tục nắm quyền. Trong các cuộc họp NSC mà tôi có mặt, không một người nào tuyên bố hay bóng gió nói rằng họ phản đối, hoặc ngay cả lưỡng lự, về quyết định của Tổng Thống. Tôi tán đồng điều mà TT. Bush giả sử, tôi cũng vậy, rằng mỗi một người chúng ta đã đi đến cùng một kết luận.

Khi việc chiếm đóng Iraq trở nên tồi tệ, có những chuyện nổi lên rằng Bà Rice sẽ lãnh nhiệm vụ quản trị Iraq trong thời hậu chiến và giám sát L. Paul Bremer, Trưởng Liên Minh Quản Trị Hành Chính Lâm Thời (Coalition Provisional Authority), thay vì Ngũ Giác Đài:

Những tin tức về kế hoạch quản trị mới của Bà Rice cũng lặp đi lặp lại một tin đồn vô căn cứ [2] nhưng được tin một cách rộng rãi rằng Bộ Ngoại Giao đã bị cản trở trong kế hoạch hậu chiến. Đó là những câu chuyện mang dấu vết rõ ràng của các phụ tá hàng đầu của Powell.

Tôi có khát vọng cho Bộ Ngoại Giao chấp nhận nhiều trách nhiệm hơn tại Iraq và sẽ là Bộ cuối cùng để kết thúc. Khi chúng tôi yêu cầu Bộ Ngoại Giao gửi chuyên viên đến Iraq thì họ không đáp ứng được phần hạn của họ. Khi chúng tôi yêu cầu hỗ trợ cho các nhóm tái thiết tại Afghanistan và Iraq, họ khó nhọc để tham gia vào. Khi Bộ Ngoại Giao phụ trách huấn luyện cảnh sát Iraq, họ không hoàn thành nhiệm vụ đó. Tướng Powell tham dự các buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và cao cấp về Iraq và được chia sẻ tin tức trong mỗi một quyết định trọng đại. Điều bí ẩn là tại sao các viên chức Bộ Ngoại Giao cảm thấy họ đã không được tham gia trong công việc. Tôi nghi rằng hoặc là Hội Đồng An Ninh Quốc Gia hoặc là Bộ Ngoại Giao thực sự muốn chịu trách nhiệm về chính sách Iraq của chính quyền Bush, và tôi hoàn toàn nhận thức rằng Bà Rice và NSC đã không thể trông nom chính sách đó.

Ngày 6 tháng 10, 2003, tôi gửi một công văn đến Tổng Thống với bản sao đến Phó Tổng Thống Cheney và [Trưởng Ban Tham Mưu Tòa Bạch Ốc - White House Chief of Staff] Andy Card. Tôi viết, "Trong báo cáo ngày Thứ Hai, Condi thực sự thông báo rằng Tổng Thống quan tâm về các nỗ lực ổn định Iraq trong thời hậu chiến và rằng, do đó, Tổng Thống yêu cầu Condi Rice và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đảm nhận trách nhiệm về Iraq trong thời hậu chiến." Tôi đề nghị rằng mối tương quan báo cáo của Bremer phải được chính thức chuyển từ Bộ Quốc Phòng qua NSC hoặc Bộ Ngoại Giao.

Tôi cũng lưu ý thêm rằng tôi đã nói với ông Bremer trong nhiều tháng trước đó rằng tôi sẽ vui thích hơn nếu ông về làm cho Tổng Thống, Bà Rice, hay Tướng Powell. Tôi viết, "Ông Bremer hoàn toàn nhận thức được sự sẵn lòng của tôi để cho mối tương quan làm việc này được điều chỉnh, theo như hoàn cảnh đã chín muồi hiện nay." Không ai chấp thuận đề nghị của tôi. Trong thực tế, ngay sau đó, Bà Rice đảo ngược lại chính mình, hiển nhiên là do yêu cầu của tổng thống, và thông báo với báo chí rằng, trái với thông báo trước đây của Bà, không có thay đổi nào trong chính sách Iraq của chính quyền Bush.


Một tuần sau, sau buổi họp cao cấp vào ngày 14 tháng 10,2003, Bà Rice yêu cầu gặp riêng tôi. Bà xin lỗi về sự ưu phiền trong vụ Iraq và nói rằng Bà đang nỗ lực sửa sai việc này.

Tôi nói xen vào, "Bà thất bại rồi. Lẽ ra Bà đã có thể nói điều gì đó trong buổi họp NSC ngay trước mặt tổng thống và các viên chức cao cấp."

Bà trả lời, "Don, ông đã gây lỗi lầm trong sự nghiệp rất lâu dài của ông."

"Đúng, nhưng tôi đã cố gắng xóa các lỗi lầm này."

Sau khi bộc lộ các vụ ngược đãi (sỉ nhục) tại căn cứ giam giữ Abu Ghraib của quân đội, ông Rumsfeld viết rằng ông đề nghị xin từ chức vì việc đó:

Tuần lễ vừa qua quá sức đau đớn bởi vì vụ bê bối gây thiệt hại rất nhiều cho lực lượng võ trang và đất nước chúng ta. Thông thường tôi hăng hái khi bị áp lực, nhưng bây giờ tôi không còn hăng nữa. Abu Ghraib đe dọa tiêu hủy Bộ Quốc Phòng, phá nát công tác xuất sắc mà hàng ngàn người thực hiện mỗi ngày. Ủy Ban Quốc Gia Đảng Dân Chủ (Democratic National Committee) đã sử dụng Abu Ghraib để gây quỹ cho các cuộc vận động của họ.

Ngày Chúa Nhật đó - Ngày Lễ Mẫu Thân - các con tôi gọi điện thoại và nói rằng chúng ủng hộ tôi bất kể tôi quyết định như thế nào. Phó Tổng Thống Cheney nói rằng "với Iraq trong một điều kiện khó khăn như thế, tổng thống muốn tôi ở Bộ Quốc Phòng. Ông thúc giục qua một cú gọi điện thoại: "Ông phải ở lại."

Sau đó tôi nhớ lại một đoạn của hơn một nửa thế kỷ trước. Tháng 4,1952, khi tôi đang học môn khoa học hải quân ở đại học, chiếc tàu khu trục Hải quân Mỹ USS Hobson tấn công hàng không mẫu hạm USS Wasp trong đêm tối. Chiếc Hobson chìm xuống đáy biển Đại Tây Dương với 176 người trên đó. Sĩ quan chỉ huy, Trung Tướng WJ Tierney chết chìm theo tàu. Một ủy ban điều tra của Hải quân cuối cùng kết luận rằng Tierney chịu trách nhiệm về vụ xung đột đó. Không phải là điều dễ dàng để đòi hỏi phẩm chất trách nhiệm đối với một sĩ quan chỉ huy đã qua đời. Tuy nhiên, có một truyền thống trên biển và trong Hải quân của chúng tôi là có thẩm quyền thì phải có trách nhiệm và phẩm chất trách nhiệm. Đáng tiếc là truyền thống đáng kính của Hải quân dường như không được nắm bắt ở cùng một mức độ trong các dịch vụ quân sự khác. Trường hợp của chiếc Hobson nói lên rất nhiều về mối tương quan lãnh đạo - và hậu quả của nó.
Vào ngày 10 tháng 5,
2004, Tổng Thống Bush đến Ngũ Giác Đài để họp ngắn gọn về Iraq. Cuối buổi họp, tôi yêu cầu Tổng Thống cho tôi gặp riêng có được hay không. Khi chúng tôi ngồi vào bàn tròn trong văn phòng nhìn ra Lối Vào Mé Sông của Ngũ Giác Đài, tôi đưa cho ông một bức thư từ chức thứ hai. Thư viết, "Bằng lá thư này tôi xin từ chức làm Bộ Trưởng Quốc Phòng. Tôi đã kết luận rằng thiệt hại, từ các hành vi ngược đãi đã xảy ra dưới sự giám sát của tôi, bởi những cá nhân mà cuối cùng tôi phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ, có thể được đáp ứng tốt nhất bằng sự từ chức của tôi." Khi đọc lá thư của tôi, ông Bush yên lặng.

Tôi nài nỉ, "Thưa Tổng Thống, Bộ Quốc Phòng sẽ khá hơn nếu tôi từ chức."

Ông trả lời, "Điều đó không đúng." và vất lá thư trở lại cho tôi.

Tôi nói với Tổng Thống rằng tâm trí của tôi đã được khẳng định rồi. Tuy nhiên, ông khăng khăng rằng ông muốn có thời gian để suy nghĩ và để tham khảo với những người khác. Ngày hôm sau, Phó Tổng Thống Cheney đến Ngũ Giác Đài. Ông nói, "Don, tuần lễ này 35 năm trước đây, tôi đã đến làm việc cho ông, và về việc này, ông sai rồi."

Cuối cùng, ông Bush từ chối chấp thuận đơn xin từ chức của tôi.

2. Một mảnh lịch sử của Rumsfeld

Trong buổi phỏng vấn ngày 4 tháng 2, 2011, Cựu Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng giải thích các mối hận thù ở Washington [3] gây tổn hại cho chính sách Iraq như thế nào, và tại sao lượn sóng này lại kém chí tử hơn là bạn nghĩ.

KIMBERLEY A. STRASSEL

"Tôi đã đọc các sách của những người khác về những điều tôi đã tham gia vào ... và tôi nghĩ rằng, "Trời ơi, đó không phải là quan điểm của tôi." Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld mỉm cười trong buổi phỏng vấn vào thứ Sáu tuần trước. "Tôi nhớ tôi nói chuyện với [cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao] George Shultz và ông nói, "Don, đó là cách thức sự việc xảy ra. Mỗi người đều có một mảnh lịch sử của họ và ngày nào đó, ông cần viết mảnh của ông để nó thành một phần trong hồ sơ."

 634332144368892229_400x267

 Getty Images

Lịch sử, hãy hội ngộ với quan điểm của ông Rumsfeld. Ngày hôm nay, với sự phát hành cuốn "Được Biết và Không Được Biết" - cuốn hồi ký của ông lão 78 tuổi trong hai nhiệm kỳ làm Bộ Trưởng Quốc Phòng dưới thời George W. Bush và Gerald Ford, những năm trong chính quyền Nixon và ba nhiệm kỳ dân biểu Illinois - "Rummy" cung hiến mảnh lịch sử của ông. Xứng đáng là một người đã tốn nhiều thập niên gây tranh luận ở Washington, cuốn hồi ký xã hội của ông viết thẳng thắn và hầu chắc khêu dậy cảm hứng la hét cho một số người.

Các người thường chỉ trích Rumsfeld (kể cả một số trong vòng gia đình Bush) đang gấp rút phân loại cuốn hồi ký như là một bản tường thuật dùng để "phục thù," nhưng đó là một phán xét có thể tiên liệu được (và chán ngắt). Trung tâm điểm của cuốn sách của ông Rumsfeld là một chỉ trích quan trọng về chính quyền Bush đã bị hầu hết bỏ quên trong các cuộc tranh luận về Iraq. Cho đến nay, thông qua hoài nghi của những đầu óc chiến lược và bớt quan liêu thì phần tường thuật nổi bật là một tổng thống cao bồi và nhóm người tân bảo thủ chủ nghĩa của ông tiến hành chiến tranh mà không chuẩn bị thỏa đáng và xử sự một cách khinh suất.

Những gì ông Rumsfeld cung cấp là một bảng liệt kê sự kiện vượt lên trên mức tin cậy bình thường bởi vì ông là người quy trách nhiệm của một số cá nhân đối với sự thất bại trong công tác. Ông mô tả một Tòa Bạch Ốc với các vấn đề nội bộ, trong đó trung tâm là một Hội Đồng An Ninh Quốc Gia được giám sát bởi Condoleezza Rice trong nhiệm kỳ đầu của ông Bush. Ông Rumsfeld lập luận rằng phong cách quản trị của Bà Rice dẫn đến sự do dự bất quyết, từ đó dẫn đến thiếu sót một kế hoạch chặt chẽ trong thời hậu xâm chiếm, đến sự chuyển giao quyền lực bê trễ cho Iraq, và đến một cuộc nổi dậy căm hờn. Nếu không có gì khác, phong cách này cho sử gia một giá trị nào đó để suy gẫm khi họ làm một lượng giá trung thực cho những năm của Tổng Thống Bush.

Ông Rumsfeld nói với tôi rằng ông xem cuốn sách 815 trang của ông như là một "đóng góp vào hồ sơ lịch sử," không phải một hồi ký để tiết lộ các tin tức bê bối hay thân mật [4] thoáng nhẹ của giới Washington. Trong hơn 40 năm phục vụ công chúng, ông giữ hồ sơ đầy đủ về các lá phiếu của ông, các buổi họp với các Tổng Thống, và hơn 20,000 công văn (được biết dưới tên "hoa tuyết") mà ông bối rối ở Ngũ Giác Đài trong nhiệm kỳ thứ hai làm Bộ Trưởng Quốc Phòng. Ông Rumsfeld sử dụng chúng như là nguồn tài liệu chủ yếu, trong đó liệt kê hơn 1,300 ghi chú. Ông cũng điện tử hóa chúng để độc giả và sử gia có thể tham khảo bằng chứng nhận ngay từ nguồn gốc đầu tiên tại: www.rumsfeld.com.

Và đúng vậy, ông nhất tâm có ý định sử dụng tài liệu này để thay đổi quan điểm lịch sử của các tranh luận trong quá khứ, trong đó có một số tranh luận khá xa xưa. Một thí dụ: Cuốn sách ghi chép một "huyền thoại đặc biệt khăng khăng không chịu xin lỗi ...": cáo buộc rằng trong chức vụ Trưởng Ban Tham Mưu Tòa Bạch Ốc (White House chief of staff), ông Rumsfeld thúc đẩy Tổng Thống Ford bổ nhiệm George H.W. Bush làm giám đốc CIA, để khu trừ một đối thủ. Ông Rumsfeld trích dẫn công văn mà ông cung cấp cho tổng thống - "thể theo yêu cầu [của Ford]"- lượng giá thực lực của các ứng cử viên CIA. Trong thực tế, công văn cho thấy ông đã đặt ông Bush cha "dưới tiêu chuẩn" - nghĩa là không phải là một "tiến cử ưu tiên nhất" (Ui da!).

Ông Rumsfeld dành riêng một chương đầu để ngẫm nghĩ về mục đích của Hội Đồng An Ninh Quốc gia (National Security Council - NSC), kèm theo phán xét của ông là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Condoleezza Rice đã công tác kém cỏi trong việc loan báo và việc tranh luận của những bất đồng có thật giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng. Ông Rumsfeld viết, "Các đối chọi giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng không có gì mới, nhưng "đặc điểm đáng chú ý nhất" về mặt quản trị của Bà Rice là sự hết lòng cam kết, bất cứ lúc nào có thể được, 'giảm khoảng cách' khác biệt giữa các cơ quan, thay vì mang những khác biệt đó cho Tổng Thống quyết định."

"Condi Rice là một người rất hoàn hảo," ông nói trong buổi phỏng vấn của chúng tôi, và "Bà có một nền tảng học thuật. Pha trộn sự việc và triển hoãn sự việc thì không sao trong thế giới học thuật. Bà phát triển một mối tương quan rất mạnh với tổng thống, đó là điều tối quan trọng. Nhưng một trong những khía cạnh tiêu cực của phong cách mà sự việc được điều hành - và tôi sẽ không dùng chữ 'được điều hành gây nguy hại' - là sự việc đã bị triển hoãn, và tổng thống không được cung cấp, trong một cách dứt khoát, các chọn lựa mà ông có thể chọn lựa trong số đó." 

Cuốn hồi ký kể lại các trường hợp đáng chú ý khi mâu thuẫn nêu trên diễn ra, nhưng không có trường hợp nào gây nhiều hậu quả bằng kế hoạch hỗn loạn cho Iraq trong thời hậu chiến. Trước đó, Bộ Quốc Phòng tiếp tục con đường "làm những gì chúng ta đã làm ở Afghanistan" - nơi mà một đại hội đồng [5] bộ lạc đã nhanh chóng chọn lựa [6] Hamid Karzai lãnh đạo. "Mục đích là chuyển động một cách nhanh chóng để có một khuôn mặt Iraq cho mối tương quan lãnh đạo tại Iraq, do phản đối sự chiếm đóng của ngoại quốc." Sự nhượng bộ trước đó của ông Rumsfeld từ các buổi họp NSC là "Tổng Thống đã đồng ý."

Tuy nhiên, Colin Powell của Bộ Ngoại Giao cương quyết phản đối. Đó là vì nghi ngờ việc cho phép các người Iraq lưu vong giúp cầm quyền, nói rằng họ sẽ phá hoại "tính hợp pháp." Đó cũng vì không tin tưởng rằng một sự liên hiệp phân chia quyền lực Mỹ-Iraq sẽ tác động hữu hiệu. Đó là những khác biệt rõ ràng và có thực, nhưng theo lời của ông Rumsfeld thì bà Rice đã để cho bế tắc kéo dài.

Kết quả là một thời kỳ nhiếp chính lâu dài và tổn thương, với Paul Bremer làm Trưởng Liên Minh Quản Trị Hành Chính Lâm Thời (Coalition Provisional Authority) [7]- sự kiện mà ông Rumsfeld tin rằng đã giúp khích lệ sự nổi dậy ban đầu ở Iraq. Ông Bremer, người đã thiết lập hàng quán tại một trong những cung điện sang trọng của Saddam, tiếp tục triển hoãn việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp Iraq. Thay vào đó, ông bổ nhiệm một "hội đồng chính quyền" của người Iraq nhưng khước từ giao phó bất cứ trách nhiệm nào cho họ. Kết quả: bê trễ trong các cuộc bầu cử và trong việc xây dựng các tổ chức trong thời hậu Saddam.

"Tốt hơn hết là bạn luôn luôn có tổng thống nhìn vào mỗi chọn lựa, cả thuận lẫn nghịch, và làm quyết định trong số đó, hơn là cố gắng để hợp nhất các chọn lựa," ông Rumsfeld nói, nhất là khi ở vị trí bị "mâu thuẫn ở một mức độ nhất định."

Ông Rumsfeld cũng bắt lỗi văn hóa Washington ngày nay [8], với một quốc hội quá hung hãn và có nhiều "hội tranh tụng" hơn. Ông Rumsfeld nhớ lại trong những năm Washington trước đó của ông, Henry Kissinger viết biên bản rõ ràng, phác họa "những điểm thuận và nghịch" cho tổng thống. Nhưng trong NSC thời nay, có một sự miễn cưỡng để viết xuống các sự việc - e rằng chúng bị mang vào một cuộc điều tra.

Sự thiếu sót của việc làm quyết định rõ ràng cũng dẫn đến thẩm quyền mơ hồ, mà Bộ Ngoại Giao của ông Powell sử dụng để dành ưu thế trong những trận chiến dành quyền lực [9]. Bà Rice cũng sử dụng kiểu này, vào cuối năm 2003, để dành quyền kiểm soát cá nhân nhiều hơn đối với các hoạt động trong thời hậu chiến thông qua "Nhóm Ổn Định Iraq" của mình - một công tác mà ông Rumsfeld viết rằng bà Rice và ban tham mưu của Bà không có "hứng thú hoặc khả năng."

Một cách chính thức thì ông Bremer báo cáo (trực thuộc) cho ông Rumsfeld. Ông Rumsfeld nói, "Nhưng ông Bremer tự xem mình là người của tổng thống, có nguồn gốc trong Bộ Ngoại Giao và mối tương quan với Condi Rice." Do đó, ông Bremer chọn lựa phương hướng mà ông ưa thích, điều mà ông Rumsfeld mô tả là tương đương với việc có "bốn hoặc tám bàn tay trên tay lái." [10] Các vấn đề tối quan trọng bị lần lữa - như Mỹ nên hỗ trợ ai, ai nên nắm quyền, làm thế nào để nhanh chóng chuyển giao quyền lực. Tôi hỏi ông Rumsfeld tại sao ông không đơn giản sa thải ông Bremer. Ông nói rằng ông không thể. Ông Bremer là "một đặc sứ của tổng thống" và phục vụ trong sự vui thích của ông Bush.

Ông Rumsfeld hơi che đỡ cho tổng thống trong cuốn sách. Ông Rumsfeld nhấn mạnh, "Khi các lựa chọn được mang đến trình tổng thống thì ông hoàn toàn sẵn sàng để làm quyết định." Sau đó, một lần nữa, cuốn sách nói rõ rằng Ông Bush đã nhận thức được những xung đột tồi tệ giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng. Và ông Bush không tránh né trách nhiệm trong vị trí là người lãnh đạo thời chiến và là lãnh đạo của bà Rice.

Ông Rumsfeld ít thẳng thừng về những sai lầm của riêng Bộ mình, mặc dù ông rụt rè đề cập. Một câu hỏi là tại sao phải mất quá lâu để thay thế các tướng George Casey và John Abizaid, là hai người theo dõi sự nổi dậy Iraq tăng trưởng. Cuốn hồi ký của ông Rumsfeld ghi rằng không ai trong NSC hoặc Hội Đồng Liên Quân Tham Mưu Trưởng (Joint Chiefs) đề nghị họ phải bị thay thế vào mùa Thu năm 2006, tức là những tháng cuối khi ông Rumsfeld còn tại chức. Tuy nhiên, ông thừa nhận có một chuyến viếng thăm vào tháng Chín, 2006 của vị tướng về hưu Jack Keane, một kiến trúc sư then chốt của đợt sóng, và là người đã khuyến cáo rằng hai vị tướng này không "ý thức một cách đầy đủ mức độ nghiêm trọng của tình huống." Khi tôi hỏi ông Rumsfeld có phải vì họ bị bỏ lại ở Iraq quá lâu không, ông thừa nhận: "Nhìn lại, bà có thể giải thích như vậy."

Ông không muốn thừa nhận rằng ông chậm trễ giải quyết cuộc nổi dậy tại Iraq. Ông nói, đó không bao giờ là một cuộc nổi dậy, nhưng đúng hơn nó "tiến triển dưới nhiều hình dạng khác nhau." Làn sóng đầu tiên, ông nói, là "Saddam và đảng Baathists cố gắng để lấy lại quyền lực" được yểm trợ bởi những "tội phạm" mà Saddam phóng thích khỏi ngục tù. Sau đó là làn sóng khủng bố - "được tạo tiện lợi thông qua Damascus"- đến để chiến đấu chống Mỹ. Al Qaeda gia nhập cuộc xung đột, cũng như có một cuộc nổi dậy của người Shiite dưới sự lãnh đạo của Moqtada al-Sadr và quân đội Mahdi của ông. "Chúng tôi không thể thua trận ở Iraq, nhưng chúng tôi không thể đánh bại họ bằng quân sự," ông nói. "Bởi vì không có ai để đánh bại. Đó là một tình huống không đối xứng hoàn toàn khác thường."

Do đó, ông Rumsfeld có một quan điểm không chính thống về tầm quan trọng của đợt sóng của Tổng Thống Bush, bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm 2007. Ông lý luận rằng vào năm 2006, trong thực tế, sự tình đang được cải thiện. Phong trào Tỉnh Thức Anbar [11] - mà ông Rumsfeld công nhận là bắt đầu từ vào mùa Thu năm 2006 - "đã thuyết phục nhiều người Sunni rằng họ không muốn bị liên kết với al Qaeda," và "chính phủ Iraq đã phát triển năng lực để đương đầu với những nhóm cực đoan" với sự trợ giúp của các lực lượng an ninh Iraq nay đã trở nên "rất có khả năng."

Ông lý luận rằng do đó, thế lực của đợt sóng Tổng Thống Bush đạt được tác động "tâm lý" như bất cứ điều gì khác. "Quyết định của tổng thống đốc thúc các quan điểm tại Iraq, cho biết: "Hãy nhìn xem, nếu bạn nghĩ Iraq sẽ rơi vào tay phiến quân, bạn lầm rồi.'" Ông Rumsfeld lý luận rằng sự kiện của lời tuyên bố rất hệ trọng, tương tự như sự gia tăng quân số "một cách chiến thuật hoặc chiến lược."

Mặc dù bị nhiều người xem như là "mũi nhọn xung kích" của "nghị trình tự do" của ông Bush, ông Rumsfeld cũng bày tỏ sự nghi ngại về việc "kiến thiết quốc gia." Ông không đồng ý với "quy tắc Pottery Barn" [12]- được gán ghép cho ông Powell - rằng "nếu bạn đập bể nó, bạn phải sở hữu nó," bởi vì ông lý luận là Iraq đã bị đập vỡ dưới thời Saddam. Trong khi ông thừa nhận rằng Mỹ có nghĩa vụ an ninh đối với Iraq, nhưng ông bày tỏ sự khó chịu đối với những lời hứa rộng rãi của Tổng Thống Bush về dân chủ, và ông lo lắng rằng nhiều quốc gia quá thường xuyên tỏ ra ỷ lại vào Mỹ.

Đây là một phần của câu trả lời của ông khi tôi hỏi những gì đã sai lầm (tái diễn) tại Afghanistan. Ông lưu ý rằng "những tín đồ Hồi giáo" trung kiên không chỉ đơn giản "biến mất." "Chúng tôi đã cho họ một cơ hội, một cơ hội tốt, để thiết kế một quốc gia có thể có một hình thức an ninh mà Taliban đã không cho phép. Dân chúng Afghanistan phải quyết định."

Những nhà phê bình về ông Rumsfeld thấy cay đắng vì cuốn hồi ký của ông đã không đi theo con đường thương mại hiển nhiên, cung ứng một lời xin lỗi trân trọng về vai trò của ông trong các cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, độc giả có thể cám ơn khi tự thấy mình đang sở hữu một cuốn hồi ký nghiêm chỉnh, xứng đáng lưu giữ với truyền thống Washington xưa của Dean Acheson hay Henry Kissinger. Các sử gia cũng có thể làm như vậy.

Hết

Inside the White House: The Rumsfeld View

Following are excerpts from former Defense Secretary Donald Rumsfeld's new book, "Known and Unknown," published by Penguin Group.

In the first extract, selected by The Wall Street Journal's Washington Bureau Chief Gerald F. Seib, Mr. Rumsfeld writes that National Security Adviser Condoleezza Rice attempted to use her post to "bridge" differences among foreign-policy advisers to President George W. Bush, part of an overall operating style he found unsatisfying:

634332146844148577_262x174 

Mr. Rumsfeld was elected to the U.S. House of Representatives for Illinois in 1962.

This bridging approach could temporarily mollify the [National Security Council] principals, but it also led to discontent, since fundamental differences remained unaddressed and unresolved by the president. Indeed, an unfortunate consequence was that when important and controversial issues did not get resolved in a timely manner, they sometimes ended up being argued in the press by unnamed, unhappy lower-level officials. I doubt this would have been the case had the President been asked to make a clear-cut decision. If given an order from the President, most department officials would have then saluted and carried it out, even if it had not been their recommendation.

I had other issues with Rice's management of the NSC process. Often meetings were not well organized. Frequent last-minute changes to the times of meetings and to the subject matter made it difficult for the participants to prepare, and even more difficult, with departments of their own to manage, to rearrange their full schedules. The NSC staff often was late in sending participants papers for meetings that set out the issues to be discussed. At the conclusion of NSC meetings when decisions were taken, members of the NSC staff were theoretically supposed to write a summary of conclusions. When I saw them, they were often sketchy and didn't always fit with my recollections. Ever since the Iran-Contra scandal of the Reagan administration, NSC staffs have been sensitive to written notes and records that could implicate a president or his advisers. Rice and her colleagues seemed concerned about avoiding detailed records that others might exploit. This came at the expense of enabling the relevant executive agencies to know precisely what had been discussed and decided at the NSC meetings. Attendees from time to time left meetings with differing views of what was decided and what the next steps should be, which freed CIA, State, or Defense officials to go back and do what they thought best.

In one August 2002 memo to Rice, I raised this lack of resolution. "It sometimes happens that a matter mentioned at a meeting is said to have been 'decided' because it elicited no objection," I wrote. "That is not a good practice. Nothing should be deemed decided unless we expressly agree to decide it." Rice started putting a note at the bottom of draft decision memos: "If no objections are raised by a specific deadline, the memo will be considered approved by the principals." That, too, was impractical. [Secretary of State Colin] Powell and I were frequently traveling. I did not want to have others assume I agreed with something simply because I missed an arbitrary deadline.

634332148179666923_400x267
 Associated Press

Former Defense Secretary Donald Rumsfeld, right, with President George W. Bush at the October 2006 dedication ceremony for the U.S. Air Force Memorial in Arlington, Va.

Mr. Rumsfeld discloses that, in the run-up to the war in Iraq, Mr. Bush never asked his defense chief whether he thought the invasion a good idea:

While President Bush and I had many discussions about the war preparations, I do not recall his ever asking me if I thought going to war with Iraq was the right decision. The President was the one charged with the tough choice to commit U.S. forces. I did not speculate on the thought process that brought him to his ultimate, necessarily lonely decision. We were all hearing the same things in briefing after briefing, and one National Security Council meeting after another, mulling over what we knew of the Iraqi regime and what the intelligence community believed about its capabilities and intentions.

Though there were differences among us, they were not differences at the substantive or strategic levels of whether or not to allow Saddam Hussein's regime to remain in power. Not one person in NSC meetings at which I was present stated or hinted that they were opposed to, or even hesitant, about the president's decision. I took it that Bush assumed, as I did, that each of us had reached the same conclusion.

As the occupation of Iraq turned ugly, stories emerged that Ms. Rice was going to take over management of postwar Iraq and oversight of Coalition Provisional Authority chief L. Paul Bremer from the Pentagon :

634332149820009804_400x267

The news stories about Rice's new management plan also repeated the widely believed canard that the State Department had been cut out of postwar planning. The stories bore the unmistakable fingerprints of Powell's top aides.

I had been eager for the State Department to accept more responsibility in Iraq and would have been the last person to shut them out. When we asked the State Department to send experts to Iraq, they failed to meet their quotas. When we asked for support for reconstruction teams in Afghanistan and Iraq, they struggled to fill them. When the State Department was in charge of training the Iraqi police, it did not get the job done. Powell was in National Security Council meetings and principals meetings on Iraq and shared in every major decision. It was a mystery as to what these State Department officials felt they were not involved in. I was skeptical that either the National Security Council or the State Department truly wanted to be accountable for the administration's Iraq policy, and I was all too aware that Rice and the NSC were not able to manage it.

On Oct. 6, 2003, I sent a memo to the president with copies to Vice President Cheney and [White House Chief of Staff] Andy Card. "In Monday's paper," I wrote, "Condi, in effect, announced that the President is concerned about the post-war Iraq stabilization efforts and that, as a result, he has asked Condi Rice and the National Security Council to assume responsibility for post-war Iraq." I recommended that Bremer's reporting relationship be formally moved from Defense to the NSC or state.

I further noted that I had told Bremer months earlier that I would prefer to have him report to the president, Rice, or Powell. "[H]e is fully aware of my willingness to have this reporting relationship adjusted now that the circumstances there have matured," I wrote. No one took up my offer. In fact, Rice shortly thereafter reversed herself, apparently at the president's insistence, and informed the press that, contrary to her previous announcement, nothing about the administration's Iraq policy had changed.

One week later, after a principals meeting on Oct. 14, 2003, Rice asked to see me privately. She apologized for the flap over Iraq and said that she was doing everything to correct it.

I interjected, "You're failing. You could have said something in the NSC meeting in front of the president and the principals."

"Don, you've made mistakes in your long career," she replied.

"Yes, but I've tried to clean them up."

634332150381922791_400x267

Former Defense Secretary Donald Rumsfeld meets soldiers at the Abu Ghraib prison on the outskirts of Baghdad in May 2004. In his new memoir, Rumsfeld discloses that he attempted to resign after the scandal over the abuse of prisoners there.

After the disclosure of abuses at the military's Abu Ghraib detention facility, Mr. Rumsfeld writes that he offered his resignation in response:

The previous week had been excruciating because the scandal was so damaging to our armed forces and the country. I generally thrived under pressure, but I wasn't thriving now. Abu Ghraib was threatening to consume the Defense Department, eclipsing the fine work thousands of service-men and -women did every day. The Democratic National Committee was already using Abu Ghraib to raise funds for its campaigns.

That Sunday—Mother's Day—our children called and told me they were with me no matter what I decided. Vice President Cheney said that with Iraq in such a difficult condition, the president wanted me at the Defense Department. "You have to stay," he urged in a phone call.

I was later reminded of an episode more than a half century earlier. In April 1952, when I was studying naval science in college, the U.S. Navy destroyer USS Hobson struck the aircraft carrier USS Wasp in the dark of night. The Hobson sank to the Atlantic seafloor with 176 men aboard. The commanding officer, Lieutenant Commander W. J. Tierney, went down with the vessel. A Navy board of inquiry ultimately concluded that Tierney was to be held responsible for the incident. It could not have been easy to demand accountability from a commanding officer who lost his life. Nevertheless, there is a tradition on the sea and in our Navy that with authority comes responsibility and accountability. The Navy's venerable tradition regrettably seemed not to have taken hold to the same extent in the other military services. The case of the Hobson said a lot about leadership—and its consequences.

On May 10, 2004, President Bush came to the Pentagon for a briefing on Iraq. At the end of the briefing, I asked the President if I could see him alone. As we sat at the round table in my office overlooking the Pentagon's River Entrance, I handed him a second letter of resignation. "By this letter I am resigning as secretary of defense," it read. "I have concluded that the damage from the acts of abuse that happened on my watch, by individuals for whose conduct I am ultimately responsible, can best be responded to by my resignation." As he read my letter, Bush was quiet.

"Mr. President, the Department of Defense will be better off if I resign," I insisted.

"That's not true," he responded, tossing the letter across the table back to me.

I told the president my mind was made up. Nonetheless, he insisted that he wanted some time to think about it and to consult with others. The next day, Vice President Cheney came to the Pentagon. "Don, 35 years ago this week, I went to work for you," he said, "and on this one you're wrong."

In the end, Bush refused to accept my resignation.

Adapted from Known and Unknown: A Memoir by Donald Rumsfeld, with permission from Sentinel, a member of The Penguin Group, USA. Copyright 2011, Donald Rumsfeld.

Rumsfeld's 'Slice of History'

In an interview, the former secretary of defense explains how Washington feuds harmed Iraq policy, and why the surge was less vital than you think.

By KIMBERLEY A. STRASSEL

'I'd read other folks' books about things I'd been involved in . . . and I'd think, 'My goodness, that's not my perspective,'" chuckles former Secretary of Defense Donald Rumsfeld in an interview last Friday. "I remember talking to [former Secretary of State] George Shultz and he said, 'Don, that's the way it is. Everyone has their slice of history and you need to write yours one day so that it is part of the records.'"

History, meet Mr. Rumsfeld's view. With today's release of "Known and Unknown"—the 78-year-old's memoir of his tenure as defense secretary under George W. Bush and Gerald Ford, his years in the Nixon administration and his three terms as an Illinois congressman—"Rummy" is offering his slice of history. As befits a man who has spent decades provoking Washington debate, his chronicle is direct and likely to inspire some shouting.

The usual Rumsfeld critics (including some in the Bush family circle) are rushing to categorize it as a "score-settling" account, but that's a predictable (and tedious) judgment. At the heart of Mr. Rumsfeld's book is an important critique of the Bush administration that has been largely missing from the debate over Iraq. The dominant narrative to date has been that a cowboy president and his posse of neocons went to war without adequate preparation and ran roughshod over doubts by more sober bureaucratic and strategic minds.

What Mr. Rumsfeld offers is a far more believable account of events, one that holds individuals responsible for failures of execution. He describes a White House with internal problems, at the heart of which was a National Security Council overseen in Mr. Bush's first term by Condoleezza Rice. Ms. Rice's style of management, argues Mr. Rumsfeld, led to indecision, which in turn led to the lack of a coherent post-invasion plan, to a sluggish transfer of power to Iraqis, and to a festering insurgency. If nothing else, this gives historians something valuable to ponder as they work on an honest appraisal of the Bush years.

Mr. Rumsfeld tells me that he sees his 815-page volume as a "contribution to the historic record"—not some breezy Washington tell-all. In his more than 40 years of public service, he kept extensive records of his votes, his meetings with presidents, and the more than 20,000 memos (known as "snowflakes") he flurried on the Pentagon during his second run as defense secretary. Mr. Rumsfeld uses them as primary sources, which accounts for the book's more than 1,300 end notes. He's also digitized them so readers and historians can consult the evidence first-hand at www.rumsfeld.com.

And yes, he has every intention of using this material to change history's view of past controversies—some that go way back. One example: The book notes a "particularly stubborn . . . myth": the charge that, as White House chief of staff, Mr. Rumsfeld pushed President Ford to appoint George H.W. Bush as CIA director, in order to banish a rival. Mr. Rumsfeld cites the memo he provided the president—"at [Ford's] request"—evaluating the strength of CIA candidates. It shows that, in fact, he placed the elder Mr. Bush "below the line" on his list—meaning, he was not a "top recommendation" (ouch).

Mr. Rumsfeld devotes an early chapter to his meditations on the purpose of the National Security Council (NSC), accompanied by his judgment that National Security Adviser Condoleezza Rice did a poor job of airing and debating substantive disagreements between the State and Defense departments. Rivalries between State and Defense are nothing new, yet Ms. Rice's most "notable feature" of management, writes Mr. Rumsfeld, "was her commitment, whenever possible, to 'bridging' differences between the agencies, rather than bringing those differences to the President for decisions."

"Condi Rice is a very accomplished human being," he says in our interview, and "she had an academic background. Blending things and delaying things is okay in the academic world. She developed a very strong relationship with the president, which is critically important. And yet one of the adverse aspects of the way things functioned—and I wouldn't use the word 'dysfunction'—is that things did get delayed, and the president didn't get served up, in a crisp way, options that he could choose among."

The memoir relates notable instances when this dynamic played out, but none with more consequence than the muddled plan for postwar Iraq. The Defense Department pushed early on "to do what we'd done in Afghanistan"—where a tribal loya jirga had quickly anointed Hamid Karzai as leader. "The goal was to move quickly to have an Iraqi face on the leadership in the country, as opposed to a foreign occupation." Mr. Rumsfeld's early takeaway from NSC meetings was that "the president agreed."

Yet Colin Powell's State Department was adamantly opposed. It was suspicious of allowing Iraqi exiles to help govern, claiming they'd undermine "legitimacy." It also didn't believe a joint U.S.-Iraqi power-sharing agreement would work. These were clear, substantive policy differences, yet in Mr. Rumsfeld's telling, Ms. Rice allowed the impasse to drag on.

The result was the long, damaging regency of Paul Bremer as the head of the Coalition Provisional Authority—which Mr. Rumsfeld believes helped inspire the initial Iraq insurgency. Mr. Bremer, who set up shop in one of Saddam's opulent palaces, continued to postpone the creation of an Iraqi transitional government. He instead appointed a "governing council" of Iraqis but refused to give even them any responsibility. The result: delays in elections and in building post-Saddam institutions.

"You are always better having a president look at each option, at the pros and cons, and make a decision among them, than trying to merge them," says Mr. Rumsfeld, especially when positions are "contradictory to a certain extent."

Mr. Rumsfeld also faults today's Washington culture, with a hyperaggressive Congress and more "litigious society." During his earlier Washington years, recalls Mr. Rumsfeld, Henry Kissinger wrote clear memoranda outlining "the pros and cons" for the president. But in the modern NSC there's a reluctance to write things down—lest it land in an investigation.

The lack of clear decision-making also led to blurred authority, which Mr. Powell's State Department used to get the upper hand in turf battles. Ms. Rice used it too, in late 2003, to wrest more personal control over postwar operations via her "Iraqi Stabilization Group"—a job for which Mr. Rumsfeld writes that Ms. Rice and her staff did not have "the interest or skill."

Officially, Mr. Bremer reported to Mr. Rumsfeld. But he "viewed himself as the president's man, had a background in the State Department, and a relationship with Condi Rice," says Mr. Rumsfeld. So Mr. Bremer chose what guidance he preferred, which Mr. Rumsfeld describes as the equivalent of having "four or eight hands on the steering wheel." Critical issues—whom the U.S. should support, who should have power, how quickly to turn over authority—lingered. I ask Mr. Rumsfeld why he didn't simply fire Mr. Bremer. He says he couldn't. Mr. Bremer was "a presidential envoy" and served at Mr. Bush's pleasure.

Mr. Rumsfeld somewhat shields the president in his book. When the president was brought options, insists Mr. Rumsfeld, "he was perfectly willing" to make decisions. Then again, the book makes clear that Mr. Bush was aware of the ugly conflicts between State and Defense. And there's no getting around Mr. Bush's responsibility as wartime manager and Ms. Rice's boss.

Mr. Rumsfeld is less blunt about his own department's mistakes, though he does sidle into them. One question is why it took so long to replace Gens. George Casey and John Abizaid, on whose watch the Iraqi insurgency grew. Mr. Rumsfeld's memoir notes that no one on the NSC or the Joint Chiefs had recommended they be removed by the autumn of 2006, Mr. Rumsfeld's last months on the job. Yet he does acknowledge a visit in September of 2006 from retired Gen. Jack Keane, a key architect of the surge, who warned that the two generals were not "sufficiently aware of the gravity of the situation." When I ask Mr. Rumsfeld if they were indeed left in Iraq too long, he concedes: "In retrospect, you could make that case."

He isn't as willing to acknowledge that he was slow to address Iraq's insurgency. It was never one insurgency, he says, but rather it "evolved, and took different shapes." The first wave, he says, was "Saddam and his Baathists attempting to regain power" aided by "criminals" whom Saddam had released from jail. Then came the influx of terrorists—"facilitated through Damascus"—coming to fight against Americans. Al Qaeda joined the fray, as did a Shiite uprising under Moqtada al-Sadr and his Mahdi Army. "We couldn't lose any battles over there, but we couldn't beat them militarily," he says. "Because there was no one to beat. It was a totally unconventional asymmetrical circumstance."

Mr. Rumsfeld thus takes an unorthodox view of the significance of President Bush's surge, which began to take effect in early 2007. He argues that by 2006 things were, in fact, improving in Iraq. The Anbar Awakening—which Mr. Rumsfeld credits as beginning in the fall of 2006—"had convinced a lot of Sunnis they didn't want to be associated with al Qaeda," and "the government of Iraq was evolving the ability to take on some of the radicals" with the help of Iraqi security forces that had become "very capable."

As a result, he argues, the force of President Bush's surge was as much "psychological" as anything else. "The president's decision galvanized the opinion in Iraq. It said: 'Look, if you think it is going to go to the insurgents, you are wrong.'" The fact of the statement, argues Mr. Rumsfeld, mattered as much as did the increase of troops "tactically or strategically."

Though viewed by many as the spear of Mr. Bush's "freedom agenda," Mr. Rumsfeld also expresses misgivings about "nation-building." He disagrees with the "Pottery Barn rule"—attributed to Mr. Powell—that "if you break it, you own it," arguing Iraq was already broken under Saddam. While he acknowledges that the U.S. had security obligations to Iraq, he expresses discomfort with Mr. Bush's broad promises for democracy, and he worries that countries too frequently develop an overreliance on the U.S.

This is part of his answer when I ask what went wrong (again) in Afghanistan. He notes that committed "Islamists" don't just "disappear." "We've given them a chance, a good chance, to fashion a country that can have the kind of security that the Taliban didn't permit. The Afghan people have to decide."

Mr. Rumsfeld's critics are bitter that his memoir didn't go the obvious commercial route, serving up a grand apology for his role in the wars. Yet readers might be appreciative to find themselves in possession of a serious memoir, more in keeping with the older Washington tradition of Dean Acheson or Henry Kissinger. As might the historians.



[1] Năm 1971 Tổng Thống Nixon được ghi nhận là người nói về Rumsfeld như sau: "ít nhất Rummy đủ cứng cỏi" và "Nó là một thằng nhỏ cộc cằn, độc ác. Các bạn có thể chắc chắn về điều đó." (In 1971 Nixon was recorded saying about Rumsfeld "at least Rummy is tough enough" and "He's a ruthless little bastard. You can be sure of that.)

[2] "một tin đồn vô căn cứ" dịch chữ canard: a false or unfounded report or story; especially: a fabricated report or a groundless rumor or belief. Tiếng canard xuất phát từ tiếng Pháp, nghĩa đen là con vịt (ở đây có thể dịch là tin vịt hay tin vịt trời) do việc người Pháp bán một nửa con vịt như bán nguyên con để lừa bịp.

[3] Washington: đề cập đến guồng máy chính quyền, gồm có các bộ trong chính phủ Mỹ, hoặc quốc hội Mỹ, hoặc cả chính phủ và quốc hội (lưỡng viện).

[4] "hồi ký để tiết lộ các tin tức bê bối hay thân thiện" dịch chữ tell-all : Informal: A publication, such as a biography or memoir, that reveals intimate or scandalous information.

[5] "đại hội đồng" dịch chữ Loya Jirga (ký âm tiếng Pashto).

[6] "chọn lựa" dịch chữ anoint: nghĩa đen: xoa dầu, xức dầu - nghĩa bóng: select/ pick out/ choose by or as if by divine intervention.

[7] chức vụ này có thể hiểu giống như chức quan Thái Thú của Tàu qua Việt Nam đô hộ vào thời xa xưa.

[8] Xem cước chú số 1

[9] "trận chiến dành quyền lực" dịch chữ turf battles: cuộc tranh cãi, chiến đấu để dành quyền lực hoặc khu vực ảnh hưởng giữa hai nhóm.

[10] "bốn hoặc tám bàn tay trên tay lái" dịch thành ngữ four or eight hands on the steering wheel, ý muốn nói lắm thầy, thối ma. Thành ngữ đồng nghĩa: Too many cooks in the kitchen or Too many cooks spoil the broth/soup

[11] Phong trào Tỉnh Thức Anbar (Anbar Awakening movement), còn được biết dưới tên Chương trình Những người con Iraq (Sons of Iraq program) khởi sự bởi các bộ lạc Sunni ở tỉnh Anbar, rồi chỉ trong vòng một năm, biến thành một lực lượng vũ trang đặc biệt (ad-hoc armed force) khắp nước Iraq. Lúc đầu, lính của phong trào này do Mỹ trả lương hoàn toàn. Tuy nhiên, sự lớn mạnh nhanh chóng của phong trào cũng đưa đến một số lo ngại rằng al-Qaeda có thể xâm nhập vào.

[12] Quy tắc Pottery Barn dùng để chỉ một chính sách "bạn đập bể nó, bạn phải sở hữu nó" của một gian hàng bán lẻ, nghĩa là họ quy trách nhiệm cho khách hàng nếu khách gây thiệt hại, đổ vỡ cho hàng hóa trưng bày trong tiệm. Chính sách này gán ghép sai lầm cho hệ thống bán trang thiết bị nhà cửa Pottery Barn ở Mỹ. Nó được trích dẫn rộng rãi bởi giới truyền thông vào tháng Tư, 2004 sau khi được được đề cập trong cuốn sách Kế hoạch tấn công của ký giả tờ Washington Post là Bob Woodward. Theo Woodward, Ngoại Trưởng Mỹ Colin Powell đã trích dẫn quy tắc này khi khuyến cáo Tổng Thống George W. Bush, vào mùa Hè, 2002, về những hậu quả của biện pháp quân sự tại Iraq.

Ngoại Trưởng Colin Powell dẫn quy tắc "Pottery Barn." Ông nói với Tổng Thống, "Tổng Thống sẽ là sở hữu chủ vẻ vang của 25 triệu người. Tổng Thống sẽ sở hữu tất cả hy vọng, nguyện vọng, và vấn đề. Tổng Thống sẽ sở hữu tất cả điều đó." Một cách riêng tư, Powell và [Thứ Trưởng Ngoại Giao Richard] Armitage gọi đó là quy tắc Pottery Barn "bạn đập bể nó, bạn phải sở hữu nó" (trang 150)

The Pottery Barn rule refers to a "you break it, you own it" policy of a retail store that holds a customer responsible for damage done to displayed merchandise. The policy was erroneously attributed to Pottery Barn, a chain of home furnishing stores in the United States. It was widely quoted by news media in April 2004 after being prominently mentioned in the book Plan of Attack by Washington Post journalist Bob Woodward. According to Woodward, United States secretary of state Colin Powell cited this rule when warning President George W. Bush, in the summer of 2002, of the consequences of military action in Iraq.

Secretary of State Colin Powell has quoted the "Pottery Barn rule."" 'You are going to be the proud owner of 25 million people,' he told the president. 'You will own all their hopes, aspirations, and problems. You'll own it all.' Privately, Powell and [Deputy Secretary of State Richard] Armitage called this the Pottery Barn rule: You break it, you own it." (page 150)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 22762)
Các điểm cần biết về biến động Tháng 1/2011 tại Ai Cập Phạm Văn Bân Dưới đây l à những vấn đề then chốt trong mối tương quan Mỹ-Ai Cập, được rút ra từ các báo cá o được công bố tuần này bởi Jeremy Sharp, chuyên viên của Sở Dịch Vụ Nghiên Cứu Quốc Hội, và bởi Jon Alterman, Giám Đốc chương trình Trung Đông thuộc Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế tại Washington.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26790)
MỘT TẤN BI KỊCH CÓ HẬU Hoàng Ngọc Nguyên Những con ngư ời lý tưởng đang mong đợi nhờ một bi kịch này mà ngôi nhà nước Mỹ sẽ là một thay vì phân hóa, rã rời. Người ta cũng dè dặt vừa kêu gọi vừa tin tưởng trước nỗi đau buồn củ a đất nước, con người sẽ có ý thức hơn về nhu cầu phải có lý lẽ (common sense) v à lễ độ trong cuộc sống xã hội để có thể gần nhau hơn và lâu dài hơn – không chỉ trong những lúc đau buồn, tang khó.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26202)
MỘT NĂM TRÔI QUA, MỘT THẬP NIÊN CHẤM DỨT, NHỮNG GÌ CÒN ĐỌNG LẠI Hoàng Ngọc Nguyên Có thể xem đó là thông lệ nhìn lại năm qua và thập niên qua đã trôi theo dòng đời như một giấc mơ. Tuy nhiên, cũng có lẽ ít có một khoảng thời gian nào trong đời lại có những tác động mạnh mẽ trong tâm tư và cuộc sống của chúng ta đến như 10 năm đã qua.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 26725)
LỜI NG ƯỜI RA ĐI Hoàng Ngọc Nguyên Hôm nay là ngày cuối của Arnold Schwarzennegger ở Sacramento. Ngày mai đây, ông sẽ trở lại làm thường dân – như chúng ta. Nhìn lại đoạn đường bảy năm vừa qua, ông nói rằng ông vẫn xứng đáng để được nguời ta gọi là “Terminator” - Người Sát Thủ - vai trò quen thuộc của ông trong điện ảnh trước khi ông bước vào đời thực với trách nhiệm thống đốc ...
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 25640)
CALIFORNIA 2010 TRONG TRÍ NHỚ Hoàng Ngọc Nguyên Mỗi cộng đồng có một cách riêng nhìn lại địa phương của mình. Người Việt chúng ta ở California chẳng hạn, sẽ không nhìn 10 sự kiện lớn nhất trong năm hoàn toàn giống như người Mễ, ngưới da đen, người da trắng… Nhưng cũng dĩ nhiên sẽ có sự trùng hợp.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 24228)
CUỐI NĂ M BÌNH LUẬN CHUYỆN SANG NĂM Hoàng Ngọ c Nguyên Một ngườ i bình luận dè dặt hẳn phải nói: tình hình bây giờ khá hơn trước và hy vọng không bằng tình hình trong tương lai. Có lẽ đó là điếu ít nhất một người dè dặt có thể nói và ghi phát biều của mình vào sử sách.
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 27156)
Loạt bài đặc biệt 7 tỷ người Robert Kun zig Dịch và cước chú: Phạm Văn Bân, 12-21-2010 Cuộc tranh luận xuất hiện trong sự phát sinh của chủ trương báo động dân số, ở ngay chính cá nhân Giáo Sĩ Thomas Malthus. Vào cuối cuốn sách, trong đó ông lập khuôn khổ cho một luật cứng rắn rằng sự gia tăng dân số không được kiểm soát sẽ dẫn đến nạn đói...
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 25432)
THẤT NGH IỆP - TRỢ CẤP- GIẢM THUẾ Hoàng Ngọc Nguyên Đối với ngưòi dân, một hai tuần qua là một thời gian chẳng lành, tuy là người ta đã qua mùa Lễ Tạ Ơn, môt phần vì những tin không hay từ thị trường lao động bay tới, một phần vì sự leo thang trong chiến dịch khủng bố người dân. Hiện nay ai cũng lo lắng, ưu tư về vấn đề công ăn việc làm, ngay cả những ngưòi hiện không bị thất nghiệp.
25 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26274)
XÔN XAO MỘT MÙA GIÁNG SINH Hoàng Ngọc Nguyên Nếu ta hỏi những người một thời đã từng lớn lên ở quê nhà trước năm 1975 Mùa Giáng Sinh nào trong đời lắng đọng nhất trong ký ức của họ, chúng ta chắc chắn sẽ ghi nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau tùy hoàn cảnh riêng của mỗi người. Nhưng có lẽ hai câu trả lời thường gặp nhất phải là Nô-en năm 1972 và Nô-en năm 1975.
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21174)
Về mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường Mai Thái Lĩnh Trong phạm vi của bài viết này, tôi chỉ tập trung vào một số chi tiết có liên quan đến cuộc đời hoạt động của Phan Châu Trinh - nhất là mối quan hệ giữa nhà dân chủ yêu nước này với nhà yêu nước Phan Văn Trường nhằm giúp cho độc giả có được cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về một trào lưu đã có ảnh hưởng nhất định đến lịch sử của nước ta trong thế kỷ 20, nhưng những di sản để lại vẫn còn có ảnh hưởng kéo dài qua thế kỷ 21.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468