MỘT THỜI THÁCH ĐỐ

05 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 26402)
MỘT THỜI THÁCH ĐỐ

MỘT THỜI THÁCH ĐỐ

(Tự Phỏng vấn Hoàng Ngọc Nguyên)

Lời nói đầu: Trước những dấu hiệu khủng hoảng nghiêm trọng trong mục phỏng vấn của cac đài tây, đài Anh, đài Mỹ, chẳng biết phỏng vấn gì, phỏng vấn ai, và ai phỏng vấn, hình thức tự phỏng vấn ra đời, có thể được xem là một phát minh mới trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21. … Tự phỏng vấn là phương pháp viết báo hiện đại nhất, không phải là vì người ta thích được phỏng vấn mà đợi mãi chẳng ai phỏng vấn mình. Quan trọng hơn, người viết muốn trình bày tóm gọn những điều mình muốn chuyển đến độc giả, muốn trọn quyền đặt những câu hỏi theo cách thuận lợi nhất, phù hợp cho câu trả lời đã có sẵn trong đầu, và trả lời có thể vắn tắt mà không sợ bị mang tiếng thiếu sâu, không rộng. Hơn nữa, có gì sướng hơn cho người viết khi bắt đấu bằng câu hỏi gì cũng được, và cám ơn để kết thúc lúc nào cũng xong!

Chúng ta vừa giã từ một thập niên cùng chia tay với năm cuối cùng của thập niên đó. Cuộc phỏng vấn hôm nay sẽ xoay quanh chuyện thập niên đầu tiên này của thế kỷ 21, và chuyện về năm đánh dấu sự kết thúc của thập niên đó. Trước hết, về cái mười năm này. Ông có những ấn tượng gì về thời gian dài đăng đẳng đó?

Nói vắn tắt, chẳng có thập niên nào trong thời đã qua mà ta đã biết có một tác dụng “khai quang” như thập niên chúng ta vừa sống qua. Nói cho văn chương, chữ nghĩa một tí, thì đó là một thập niên “khai tâm, khai trí”. Nói theo một kiểu nói nào đó, thì “sáng mắt, sáng lòng”. Nói thẳng, đó là một thập niên khiến cho người ta phải mở mắt trước nhiều chuyện. Chẳng hạn như thế giới ngày nay và một trật tự mới đang hình thành. Hay sức mạnh của nước Mỹ. Hay những chuyện chính trị và quản lý ở nước này – mà nay chúng ta đều có thể biết rõ hơn cả chuyện của chế độ có tên là Cộng Sản ở Việt Nam.

Trên bình diện thế giới, cái gì đáng cho chúng ta xoe tròn cặp mắt nhất?

Năm 1990, chế độ Cộng Sản sụp đổ hàng loạt ở các nước châu Âu và cuối cùng ở Liên xô. Chúng ta thở phào. Và người ta mơ tưởng một thế giới mới với vai trò bá chủ của nước Mỹ chẳng còn nước nào có thể thách đố. Chúng ta cứ nhìn mặt mũi hí hửng của chủ Nhân Nhà Trắng thì thấy rõ. Thế nhưng cái “hiểm họa” ta tạm gọi là thế lực Hồi giáo quốc tế quá khích xem ra còn nguy hiểm hơn, khó chịu hơn sư thách đố của Cộng Sản Quốc tế trước đây trong thế kỷ 20. Chúng ta hãy cố sống cho đến hết thế kỷ 21 này để chứng nghiệm điều này: thế kỷ 20 là tai họa của loài người Cộng Sản. Thế kỷ 21, tai họa là Hồi giáo. Người Hồi giáo đã không che dấu sự cảnh báo của họ bằng cuộc tấn công lịch sử ngày 11-9-2001 vào Twin Tower ở New York.

Tại sao Hồi giáo đợi đến thế kỷ 21 này mới tác oai tác quái?

Trong thế kỷ 20, Hồi giáo thù ghét tư bản vì vấn đề Do Thái, nhưng lại sợ và biết rằng chẳng bao giờ chơi được với Cộng Sản vốn là một tôn giáo chủ trương vô thần, và tính lì và liều còn dữ hơn người Hồi giáo. Nay thì họ thấy Cộng Sản đã trở thành lịch sử, cho nên để đất trống vô kể khắp nơi mà người Hồi giáo nay có thể giành dân, lấn đất. Ngoài ra, họ cũng thấy có những chỗ yếu trong những nước tự do dân chủ Tây phương. Bởi thế mà chúng ta thấy nay họ có mặt khắp nơi, đe dọa khắp nơi không chỉ ở Trung Đông mà lan ra ở châu Phi, châu Á và xâm nhập vào cả nước nước phương tây ở Âu và Mỹ dưới dạng “tỵ nạn chính trị” nhưng lại không chịu gỡ mạng che mặt vì họ sợ người ta biết họ là ai– Làm sao trước kia Cộng Sản Quốc tế làm được như vậy?

Hoa Kỳ với tính cách là một nước “lãnh đạo thế giới” phải làm gì đây trước sự đe dọa toàn cầu đó?

Làm gì thì làm nhưng Hoa Kỳ đừng làm theo kiểu ông Bush. Vì đường lối hoang tưởng và thiển cận đó mà Hoa Kỳ bị quần thào ở chiến tranh Iraq, chiến tranh Afghanistan, bám theo một “đồng minh” kinh khiếp gấp mấy lần kẻ thù là Pakistan, bị Iran giỡn mặt hoài hoài mà phải ngoảnh mặt làm ngơ, vô phương trong cuộc tranh chấp giữa Israel và Palestine… Trong thế giới Hồi giáo, có những nước ôn hòa, có những nước quá khích, có những nước cực kỳ lạc hậu. Xung đột giáo phái trong nội bộ từng nước và giữa các nước với nhau. Chúng ta cần “thư thả” để xem những nước Hồi giáo giải quyết như thế nào chuyện nội bộ của họ. Đoàn kết như những nước Cộng Sản còn không tránh được lẽ sinh tử, huống gì mấy nước Hồi giáo chẳng có lý lẽ, ý thức hệ gì cả. Cứ xem tình hình Iran trong năm 2009, tình hình Tunisia trong tháng giêng năm nay hay ngay cả tình hình bầu cử ở Iraq và Afghanistan. Người dân ở những nơi đó không chịu mãi sự chà đạp lên những giá trị dân quyền và nhân quyền đâu - miễn là họ hiểu đó là những giá trị có thực. Nhưng cũng chẳng nên quên Hồi giáo là một tôn giáo cho nên sự mê tín của người dân khó bảo hơn sự cuồng tín một thời nơi người Cộng Sản.

Ngoài câu chuyện Hồi Giáo, trật tự thế giới ngày nay còn có gì đáng nói?

Trong thập niên cuối của thế kỷ trước, chúng ta vẫn có ý xem thường hai nước Nga và Tàu. Thập niên này nhắc nhờ chúng ta rằng Nga và Tàu vẫn là hai thế lực đáng sợ như chúng ta đã từng sợ trong cuộc chiến tranh lạnh. Ai làm gì được Nga khi họ ra tay với Georgia năm 2008 và kềm chế Ukraine như mấy năm qua. Ai đụng đến được Miến Điện hay Bắc Triều Tiên khi hai nước này vẫn dưới chiếc dù của Thiên triều Bắc Kinh .

Nga và Tàu như thế thì thế giới này làm sao yên được?

Thế giới có bao giờ mà yên, nhưng chẳng đáng lo. Ngày xưa ngườì ta lo Liên Xô và Trung Cộng vì hai nươc này đều là chuyên chính vô sản. Nay thì trong 100 người giàu nhất thế giới có biết bao nhiêu người có tên như Vladimir,Leonid, hay con cháu của Lưu Bị, Tôn Quyền, Tào Tháo. Thời xưa người ta lì và liều vì “chẳng có gì đế mất”. Nay họ còn giữ của hơn cả chúng ta. Nên nhớ Trung Quốc nay có nền kinh tế lớn hàng thứ hai trên thế giới, qua mặt cả Nhật Bản. Nga thì từ lâu đã ở trong khối G8. Vả lạị, cũng nhờ thế giới “đại đồng”, toàn cầu hóa, người ta mới lên được. Phá nó đi, bán hàng cho ai. Vả lại, có dịp nhìn ra thế giới, cho nên người Nga người Tàu ngày nay cũng đã bớt sợ mà tập tành tranh đấu biều tình cho bằng người.

Vậy thì Mỹ đứng đâu trong thế giới đó?

Đứng đâu thì đứng, nhưng đừng đứng đầu. Đừng nên ra mặt lãnh tụ. Thế giới ngày nay là thế giới đa cực. Làm lãnh tụ người ta vừa ghét, mình lại bị lợi dụng. Gởi quân ra nước ngoài, vừa bị mang tiếng, vừa chết chẳng ai thương. Viện trợ thả giàn khắp toàn cầu, người ta chẳng hiểu ngay cả người nghèo ở Mỹ cũng đang chết đói như chơi, mà chỉ nhún vai “đây là cơm thừa canh cặn của đế quốc”.

Nhờ đâu ta học được những bài học này?

Đó là nhờ sự sai lầm, thất bại trong những chính sách đối nội của Mỹ làm nổi bật sự thất bại trong chính sách đối ngoại.

Có phải ý ông muốn nói về chính sách di dân của Mỹ?

Không phải đâu. Không phải đâu. Trước đây ai cũng ca bài ca “nước Mỹ là nước của di dân”, “Sức mạnh của nước Mỹ là ở nơì người di dân”. Một điều mà thập niên này cho thấy, gánh nặng khiến cho Mỹ khó cất chân bước tới trước là vấn đề di dân. Nhưng đây là vấn đề phức tạp, lâu dài khi hai khối di dân lớn nhất là người Latino và người da đen chưa xác định được một hướng phát trỉển tích cực và xây dựng cho cộng đồng thiều số của họ và hơn 10 triệu di dân lậu có thể sẽ sớm thành 15-20 triệu nếu cuộc chiến tranh ma túy ở bên Mễ có những địa đạo Củ Chi dẫn vào Mỹ. .

Hay là vấn đề giáo dục?

Giáo dục là vấn đề bách niên chi kế. Cũng may mà nay người ta đã thấy những mặt giới hạn của giáo dục Mỹ mà chính sách “No Child Left Behind” (Chẳng để trẻ nào thụt lùi) của ông Bush chỉ khiến cho mọi người cùng phải đi chậm lại - nhất là thầy cô có người còn không nhớ được hàng đẳng thức đáng nhớ..

Thế thì vấn đề y tế?

Với những quan điểm về dinh dưỡng, hôn nhân, tình dục của người Mỹ “đa văn hóa” hiện nay thì có chế độ y tế nào lo nỗi, nhất là khi cả một nửa nuớc không có quan điểm “y tế đại chúng” và cho rằng chính quyền phải “tôn trọng tự do” của người dân trong việc mua hay không mua bảo hiểm, người nghèo không có bảo hiểm thì ráng chịu, và bà Michelle Obama bị bà Sarah Palin trong người thoảng ra mùi trà Loughner ở Tucson chỉ trích là xía vô chuyện gia đình người dân khi bà Đệ nhất Phu nhân lỡ lời khuyên cha mẹ người da đen phải thay đổi cách ăn uống của con cái để chống bệnh obesity (mập) và diabetes (tiểu đường) là hai căn bệnh nguy hiểm nhất và làm cho nước Mỹ cạn kiệt, lụn bại ngân sách nhất.

Như thế, ông cứ nóì thẳng ra đi, what’s wrong with our domestic policies?

Đã hỏi thì tôi phải nói. Đó là chuyện ảo tưởng của người lãnh đạo về sự giàu mạnh muôn kiếp của người Mỹ. Về niềm tin nước Mỹ “exceptional”. Vấn đề ở Mỹ là phải bảo đảm lâu dài cho người ta phải có công ăn việc làm ổn định, lâu dài vững chắc, và bởi thề phải luôn luôn cảnh giác về tương quan kinh tế Mỹ với thị trường toàn cầu, với mức lợi từc, lương bổng toàn cầu, về nợ nần của Mỹ, về cán cân thanh toán quốc tế… Thế nhưng một mặt thì chi bạt mạng cho “cuộc chiến tranh 3.000 tỷ đô la” làm ngân sách cạn kiệt, một mặt thì mở ra chính sách “hữu sản hóa người dân” bằng cách khuyến khích bừa bãi cho người ta cứ mua nhà đi, trả được hay không tính sau, thế nào cũng có lời vì giá nhà cứ lên mãi. Các công ty tài chánh cũng nhảy vào a tòng với chính sách lừa bịp về mãi lực mua nhà của người dân này. Hai thị trường tài chánh và nhà cửa sụp đổ đồng thời, kết quả là suy thoái, là phục hồi mãi nhưng vẫn chưa bức đi được trong mức tăng trưởng, và do đó nạn thất nghiệp kinh khủng, chính thức thì 9.,4%, 15 trỉệu dân, nhưng tổng cộng vừa chính thức vừa chui (bán thời gian, ít giờ, không có benefits) có cả 27 triệu người - tức đến 15-15, 6% lực lượng lao động.

Tình hình này kéo dài cả hơn ba năm nay, không lẽ nước Mỹ mạt vận?

Hỏi chưa hẳn đã là trả lời. Đường đi khó đúng là khó vì ngăn sông cách núi mà chẳng phải vì lòng người ngại núi e sông. Chẳng ai biết chắc phải đi vòng vo theo con đường nào. Ngườì Dân Chủ thì nhìn điềm xuất phát từ mức cầu của thị trường, tức là tạo mãi lực cho người dân, tức là chính sách kích thích, giảm thuế cho người nghèo, tăng trợ cấp cho người khó, và do đó cho máy in tiền chạy công suất tối đa 24 giờ một ngày. Người Cộng Hòa thì nhìn về người tư bản, chủ tư liệu sản xuất. Phải khuyến khích cho người ta tăng sản xuất và mướn người bằng cách giảm thuế cho người ta, và đừng kiểm soát. Ai làm bậy thì ráng chịu, phải ra tòa ở tù nếu bị khám phá. Ai đúng ai sai? Theo positive economics, chẳng ai đúng, và ai cũng có phần sai cả. Vấn đề là phải nhìn rộng hơn cả thế giới, nhưng người Mỹ ít khi thèm biết thế giới. Vấn đề là phải nhìn một chương trình 5-10 năm. Nhưng ông tổng thống Mỹ thường nhìn không quá bốn năm! Bây giờ ai cũng nói phải ít nhất 4-5 năm thì mới mong tỷ lệ thất nghiệp xuống mức “đỡ hơn” lá 6-7%! Nhưng hiện nay ai cũng sợ thời gian.

Than ôi. Chẳng lẽ chúng ta ngồi khoanh tay chịu chết hay vưọt biên trở lại Việt Nam, là chuyện còn ghê gớm hơn nữa, hay sao?

Công dân Mỹ có hơn 300 triệu người đều có nguồn gốc vượt biên. Họ bỏ quá khứ để đến đây không phải để khoanh tay. Cùng tất biến. Biến tất thông. Năm qua chúng ta thấy người ta đối xử với nhau trên các diễn đàn chính trị một cách khá ngạo ngược, chẳng có lý lẽ, chẳng có lễ độ. Chẳng thầy đâu L’âge de raison. Common sense (lý lẽ) và civility (sự lễ độ, lịch sự) thành những món hàng xa xỉ trong khi người Mỹ vì tình thế suy thoái lại ngày càng tiết kiệm. Thế nhưng trong mùa Giáng Sinh vừa qua, người ta thấy có một ít lý lẽ và một ít lễ nghĩa thì chuyện đất nước nhúc nhích ngay. Ông Obama ký hàng loạt luật về giảm thuế, gia hạn lợi ích thất nghiệp, bãi bỏ chế độ “đừng hỏi, đừng khai” với người đồng tính trong quân đội, thông qua hiệp định hạn chế vũ khí hạt nhân với Nga… Và qua vụ nổ súng ở Tucson, Arizona, ngày 8-1 vừa qua, chúng ta lại có thêm bài học. Nếu chẳng giáo dục và tập làm quen với lý lẽ và lễ nghĩa đất nước này sẽ thành một nhà thương điên Biên Hoà hay Chợ Quán, nhưng còn nguy hiểm hơn Chợ Quán và Biên Hoà ở chỗ mọi người điên đều sổng chuồng, có cả hàng chục triệu người, ai cũng thủ một cây súng trong người, nơi cấp phép mang súng là Tối cao Pháp viện nước Mỹ. Chính vì cái không lý không lẽ và không lễ này mà quỹ hưu bổng của công chức, quỹ An sinh Xã hội cùa người dân thường… đều giống như của chùa, cạn kiệt, làm như chính phủ rừng biết gì vế quản lý, phải chờ những người từng học Cao học Quốc gia Hành chánh ở Saigon qua dắt đường dẫn lối.

Điều thay đổi gì rốt cuộc đáng đế ý nhất và phải quan tâm đến nhiều nhất để cho nước Mỹ còn là nước Mỹ?

Tuy đươc mệnh danh là thiên đàng phi xã hội chủ nghĩa, người ta, già trẻ lớn bé, đều thấy bấp bênh, lo sợ, nổi giận - nhất là những người già, những người sinh năm Bính Tuất Ốc Thượng Tổ Kim Tứ Cục nay được thẻ Medicare nhưng chẳng hiểu có cần mua Advantage Plan hay Supplement hay không.

Ông cứ nói mãi những chuyện thay đổi. Có cái gì ông quan sát thấy chẳng có gì biến chuyên trong thập niên qua hay không?

Có chứ. Đảng Cộng Sản Việt Nam! Sông có thể cạn, núi có thể mòn… Nhưng người ta đến lúc nào đây mới hiểu phải có thay đổi?

Cuộc phỏng vấn đã dài, chúng tôi xin cám ơn thời giờ của ông!

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Ba 2022(Xem: 3108)
"Các vị sứ giả có nhiệm vụ phát ngôn thông điệp ‘‘chiến tranh chỉ là sự điên cuồng’’. Đây là việc làm chưa từng có. Ngài tuyên bố đất nước Ukraine đang bị hủy diệt và kêu gọi các bên ngưng giao tranh, thiết lập hành lang nhân đạo."
05 Tháng Ba 2022(Xem: 3362)
"Hiện nay thật khó để dự đoán cuộc chiến tại Ukraine cuối cùng sẽ diễn tiến như thế nào. Tin tức từ chiến trường, nền ngoại giao bị tắt tiếng, sự thống khổ của những người dân bị mất nhà cửa, tất cả có thể đã quá choáng ngợp."
03 Tháng Ba 2022(Xem: 3191)
‘Người Nga có muốn chiến tranh không?’ Cháu luôn nghĩ là “Không.” Bởi một bạo chúa không phải là cả nước Nga, cả dân tộc Nga. Misha Đoàn
28 Tháng Hai 2022(Xem: 3186)
"Biết được quả “bom nguyên tử SWIFT” được cấu thành ra sao và hoạt động thế nào sẽ hiểu vì sao ngay khi vừa xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine đã có hơn 20 quốc gia kêu gọi áp dụng biện pháp mạnh này để đối phó với hành động hung hãn của Nga."
27 Tháng Hai 2022(Xem: 3389)
"Sau Ukraine, xu thế Ác thắng Thiện sẽ tiếp diễn tại những “điểm nóng” khác trên thế giới, với Đài Loan và Biển Đông là các nạn nhân được xếp ưu tiên trong danh sách những mục tiêu cần thanh toán của Trung Quốc. "
14 Tháng Hai 2022(Xem: 3432)
"Thiệt hại kinh tế sẽ rất nghiêm trọng, thiệt hại nhân đạo là vô cùng tàn khốc. Tuy nhiên, Nga vẫn tăng cường lực lượng bao vây Ukraine, và phương Tây tiếp tục đe dọa hậu quả nghiêm trọng nếu họ bước một chân qua biên giới."
11 Tháng Hai 2022(Xem: 3280)
"Nhân dịp tưởng niệm hai năm biến cố 39 người Việt, nhập cư bất hợp pháp vào Anh, bị thiệt mạng hồi tháng 10/2019, Đài RFA thực hiện loạt bài phóng sự như là một chứng tích của lịch sử Việt Nam hiện đại, ghi chép lại các cuộc hành trình của những ‘thùng nhân’ Việt đến Châu Âu."
08 Tháng Hai 2022(Xem: 3403)
"Dù Tập Cận Bình và Vladimir Putin đã trình diễn màn thắm tình đoàn kết trong dịp khai mạc Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh, nhưng không có nghĩa là Bắc Kinh đứng về phía Matxcơva một cách mù quáng trong hồ sơ Ukraina."
04 Tháng Hai 2022(Xem: 3562)
"Thủ tướng Chu Ân Lai, một con người học thức uyên thâm đã biết quá rõ về lịch sử nhà Hán cũng như những triều đại khác nên rất khâm phục khí phách của người Việt. Liệu câu chuyện bóng đá ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần có được giới chức TQ suy nghĩ?"
03 Tháng Hai 2022(Xem: 3385)
"Từ hai năm qua, thế giới đã và đang trải qua một cơn đại dịch khủng khiếp làm thế giới điêu đứng, khoảng 5.5 triệu người chết, nhiều nền kinh tế kiệt quệ, nhiều công ty kỹ nghệ và gia đình bị phá sản, nhóm người cực nghèo tăng thêm khoảng 120 triệu, nhưng thế giới lại tăng thêm 493 tỉ phú trong đó có ít nhứt 9 tỉ phú làm giàu nhờ thuốc chủng COVID. "
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468