Thế giới Ả Rập có theo gương Tunisia?

01 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 25809)
Thế giới Ả Rập có theo gương Tunisia?

Thế giới Ả Rập có theo gương Tunisia?

Roger Hardy

Phân tích gia về Trung Đông, từ Washington DC

634321948253084126_400x225 






Bạo loạn của Tunisia dẫn tới sự ra đi của lãnh đạo cao cấp bắt nguồn từ các vấn đề kinh tế và xã hội trầm trọng.

Những ngày này, người dân Ả Rập ở khắp nơi dường như thấy mình có điểm giống với Mohamed Bouazizi.

Người thanh niên 26 tuổi người Tunisia này từng học qua đại học.

Tuyệt vọng vì không nhận được một công ăn việc làm và bị cảnh sát lạm dụng, anh đã tự thiêu ở một quảng trường và ngay lập tức câu chuyện của anh đã gây tiếng vang mạnh mẽ, vượt ra khỏi thành phố của anh.

Khi qua đời sau đó vì chấn thương do bỏng, anh đã trở thành một biểu tượng và một người tử vì đạo.

Và nay cơn bạo động, bất ổn phát xuất từ vụ tự thiêu của anh đã dẫn đến sự sụp đổ của một trong những lãnh tụ chuyên quyền, ngồi lâu năm nhất trên ghế quyền lực ở trong khu vực này.

Không thể dập tắt được tình trạng bạo động này, mặc dù đã đưa ra một loạt các nhượng bộ trên truyền hình với những người biểu tình, Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali, 74 tuổi, cuối cùng đã 'biến mất' khỏi chính trường.

Chính cuộc sống và cái chết của người thanh niên Mohamed Bouazizi đã tổng kết tình trạng của thế giới Ả Rập hôm nay.

Trong khi các tác động của tình trạng bất ổn với Tunisia còn chưa chắc chắn, thì tác động của nó đối với khu vực lại khá rõ ràng.

Nhiều người dân Ả Rập cảm thấy rằng những vấn đề đối với chàng thanh niên tự thiêu người Tunisia như thất nghiệp, tham nhũng, toàn trị, không có nhân quyền, cũng là những vấn đề của họ.

Trong suốt khu vực này, có sự sa sút vì nhân phẩm thiếu được tôn trọng.

Hơn nữa, trong thời đại toàn cầu hóa, các chế độ độc tài không còn có thể cắt đứt và ngăn cách các công dân của họ với các luồng thông tin.

Truyền thông Ả Rập - mà ngay cả ở những nước thường chịu hạn chế, kiểm duyệt - có thể cảm nhận sự khát khao của công chúng, khán thính giả của họ về tin tức xung quanh cái chết của Bouazizi, cũng như quanh những diễn biến đầy kịch tính mà cái chết của anh khơi nguồn.

Họ không thể giữ im lặng, vì lẽ ra họ cũng đã có thể làm như vậy trong quá khứ.

'Thông điệp cho phương Tây'

 634321949195637781_400x225






Người dân đốt một chiếc mũ cảnh sát trong cuộc bạo động kéo dài nhiều tuần lễ.

Nhưng nếu trong khi những người biểu tình Tunisia đã gửi một thông điệp thách thức tới các nhà cai trị Ả Rập, họ cũng đã gửi một thông điệp khác tới phương Tây.

Trong nhiều thập kỷ, các chính phủ phương Tây mô tả Tunisia là một ốc đảo của sự yên bình và thành công kinh tế - một nơi mà họ có thể tới làm ăn.

Họ nhắm mắt làm ngơ trước sự đàn áp khắc nghiệt của Tổng thống Ben Ali với giới bất đồng chính kiến - và bỏ qua một thực tế là trong khi tầng lớp chóp bu của Tunisia thành đạt thì các thường dân nước này đã phải trải qua sự đau khổ.

Tại Washington, Tổng thống Barack Obama đã nhanh chóng lên tiếng tố cáo hành động thái quá của cảnh sát Tunisia, và bày tỏ hy vọng quốc gia này sẽ chuyển hướng tới một tương lai dân chủ hơn.

Trong khi các cuộc bạo động tiếp tục diễn ra ở Tunis, Ngoại trưởng Hillary Clinton - vào cuối chuyến thăm vùng Vịnh của bà - đã đưa ra lời chỉ trích về nạn tham nhũng và trì trệ chính trị trong khu vực.

Chính quyền của ông Obama - có thể cảm nhận được sự chỉ trích rằng họ đã quá nhút nhát trong những vấn đề này - nay dường như thấy rằng Hoa Kỳ phải lên tiếng, bằng không, sẽ bị mất uy tín.

Nguy hiểm trước mắt

 634321949641174564_400x225






Thất nghiệp và thiếu việc làm lâu năm trong nhiều tầng lớp dân, đặc biệt làm thanh niên bất bình và dẫn tới bạo loạn.

Có nhiều mối hiểm nguy ở phía trước mà một trong số đó là Tunisia sẽ rơi vào hỗn loạn.

Đây là một kịch bản có thể thuyết phục các nhà cầm quyền Ả Rập bám chặt hơn vào quyền lực, thay vì sẽ chia sẻ hoặc từ bỏ nó.

Nguy hiểm thứ hai là tình trạng bất ổn này có thể lây lan rộng.

Mà trên thực tế nó có vẻ đã diễn ra như vậy khi ,vì nhiều lý do, lan sang nước láng giềng Algeria.

Tại hàng loạt các quốc gia Ả Rập, vấn đề kế vị đang trở nên gay cấn khi giới lãnh đạo chuyên quyền già cỗi đang phải đối đầu với những nguyện vọng không được đáp ứng của một dân số vốn đang được trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng ở đây.

Và chính cuộc sống cũng như cái chết của người thanh niên Mohamed Bouazizi đã tổng kết tình trạng của thế giới Ả Rập ngày hôm nay.

(bbc.co.uk)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4438)
Với nhiều bài Tưởng Niệm và hai phần Giáo Sư Vũ Quốc Thúc trả lời phỏng vấn RFI về "Phải chọn con đường vì dân tộc" và về hồi ký Thời Đại Của Tôi.
22 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3808)
"Phải chờ hàng chục năm mới biết kết quả có như vậy hay không. Nhưng khi đạo luật “Tái thiết Tốt hơn” (BBB) được thi hành xã hội Mỹ sẽ thay đổi."
21 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4089)
"Hậu quả thê thảm của đợt dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam là do đầu tư cho y tế cơ sở chưa thỏa đáng. Y tế - nền tảng bảo đảm sức khỏe toàn dân – thiếu đủ thứ, kể cả nhân lực. Chính sách thì chắp vá (3)!.."
19 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3487)
""Mọi thứ đều khác với trong hợp đồng chúng tôi đã ký ở Việt Nam - cuộc sống rất tồi tệ, đồ ăn thức uống, thuốc, mọi thứ đều rất tồi tệ," người công nhân này nói thêm."
19 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3903)
"Vào sáng Thứ Sáu, ngày 19 Tháng Mười Một, TT Joe Biden tạm thời trao quyền sang cho Phó TT Kamala Harris khi ông vào viện Walter Reed Medical Center thực hiện khám sức khỏe định kỳ."
17 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3680)
"Họ sẵn sàng đánh đổi mạng sống để đi bởi vì không đằng nào ở Việt Nam họ cũng chết đói và nếu họ ốm họ không chữa được bệnh thì sao. Thì họ vẫn chết. Đấy là họ nghĩ thế chứ không phải tôi nghĩ."
17 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3873)
"Khi phá hủy vệ tinh bằng cách phóng thẳng tên lửa, cho dù điều này gây nguy hiểm cho các phi hành gia trên Trạm Không Gian Quốc Tế ISS, Matxcơva đã lao vào chạy đua chiến lược với Mỹ."
14 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4061)
"Phải nói tôi mãi bị ám ảnh với dằn vặt và hối tiếc. Suy nghĩ lúc đó của Đại sứ Martin, và của Ngoại trưởng Henry Kissinger là sự biến đi của ông Thiệu sẽ giúp họ có được một thỏa thuận với phe cộng sản... Họ bị đối phương lừa ngay từ đầu và tin kẻ thù hơn tin chính người của mình."
11 Tháng Mười Một 2021(Xem: 3778)
"Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 10/11, Giáo sư Mullaly Siobhán, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc cảnh báo một số công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã làm giả danh tính, khai gian tuổi tác để đưa trẻ vị thành niên đến Saudi Arabia."
10 Tháng Mười Một 2021(Xem: 4098)
“Tôi cho rằng hạnh phúc có bốn rường cột: tình yêu thương, lòng trắc ẩn, buông bỏ, và nghiệp nhân quả, có thể dễ dàng chiêm nghiệm được mọi lúc mọi nơi trong cuộc đời mỗi người."
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468