THẤT NGHIỆP - TRỢ CẤP- GIẢM THUẾ

26 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 25435)
THẤT NGHIỆP - TRỢ CẤP- GIẢM THUẾ

THẤT NGHIỆP - TRỢ CẤP- GIẢM THUẾ

Hoàng Ngọc Nguyên

634289747829858786_370x267 

Đối với ngưòi dân, một hai tuần qua là một thời gian chẳng lành, tuy là người ta đã qua mùa Lễ Tạ Ơn, môt phần vì những tin không hay từ thị trường lao động bay tới, một phần vì sự leo thang trong chiến dịch khủng bố người dân. Hiện nay ai cũng lo lắng, ưu tư về vấn đề công ăn việc làm, ngay cả những ngưòi hiện không bị thất nghiệp. Khi tỷ lệ thất nghiệp trong 19 tháng nay cứ ở trên mức 9%, và hiện nay là 9.8%, ai cũng ít nhiều lo sợ không biết tai họa sẽ giáng xuống đầu mình, xuống gia đình mình, lúc nào. Khi thất nghiệp, đương nhiên nguòi ta trông mong vào sự giúp đỡ có tính cách Robinhood ở rừng Sherwood, “hào hiệp”, “cứu tế” của nhà nước. Tình hình thất nghiệp hiện nay là nghiêm trọng, người thất nghiệp đông, khó kiếm việc mới, nhiều khi chờ đợi dài cổ cả năm mà không ra việc là chuyện bình thường. Thế nhưng người ta cũng biết sức của chính phủ có hạn. Không thể cứ in tiền ra mà phát không mãi. Hơn nữa, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cứ gấu ó mãi với nhau. Đảng Dân Chủ thì theo truyền thống cứ chủ trương kéo dài trợ cấp. Đảng Cộng Hòa thì muốn tỏ ra là người khéo quản lý ngân sách nhà nước, có tinh thần trách nhiệm đối với công chi, nên cứ đòi phải có tiền mới chi tiếp cho tiền thất nghiệp. Mà kinh tế suy thoái, làm sao chính phủ thực sự có tiền, ngoài chuyện “in tiền” – mà Cộng Hòa chống. Hay lấy tiền của người giàu mà chi cho người nghèo, như Robin des bois – mà Cộng Hoà càng chống dữ nữa vì đụng đến họ. Bởi vậy mà người dân tuần qua cứ đứng ngồi không yên – cho dù những người biết chuyện cứ bào chẳng có sao đâu, chẳng qua là chuyện khủng bố chính trị, chuyện trao đổi tù binh, bắt giữ con tin. Trong thời buổi kinh tế thị trường này, chuyện gì cũng là mua bán, đổi chác, và cái gì cũng có thể là hàng hóa- ngay cả nguòi dân!

Ngày thứ năm một tuần sau Thanksgiving, những báo cáo, nhận định về tình hình kinh tế đầy lạc quan, sáng sủa, và ngưòi ta không thể nói gì khác hơn là chúng ta đã thấy được “ánh sáng cuối đường hầm”. Người ta đưa ra những con số phỏng đoán của những cơ quan chuyên môn, ngưòi chuyên môn về số việc làm mới được tạo ra trong tháng mười, tháng 11, đề cập đến tính năng động của khu vưc doanh nghiệp tư nhân, và nêu bật vai trò của doanh nghiệp nhỏ. Kết hợp với khí thế của mùa mua sắm đã qua và mùa mua sắm đang tới, người ta chỉ thấy “hy vọng đã vươn lên” và quên đi phần nào câu chuyện Thượng Viện đã không thông qua chuyện gia hạn trợ cấp bảo hiểm cho mấy triệu người mà khoản tiền này của họ đến ngày 30-11 là đã hết hạn.

Hôm thứ sáu, chỉ với một báo cáo của Bộ Lao Động cho thấy tình hình tuyển dụng tháng 11không ngon lành như nguòi ta tưởng, chậm và ít hơn những ước tính của các nhà kinh tế, và tỷ lệ thất nghiệp do đó nhảy lên 9.8%. Các nhà kinh tế sai lầm triền miên trong những tiên đoán, ước tính của mình nay là chuyện thường, cho nên người ta ngày càng chán nghe họ nói. Câu hỏi đặt ra là không nghe họ thì ngưòi ta biết nghe ai bây giờ? Không lẽ nghe những nhà chính trị như Sarah Palin? Cho nên câu hỏi là thực sự chuyện gì đã xảy ra.

Theo báo cáo của Bộ Lao Động, trong tháng 11 chỉ có thêm được 39.000 viêc làm - thấp hơn mức ta tưởng ngày hôm thứ năm là cả 130.000. Trong tháng mười, số việc làm có thêm lên đến 172.000 – có nghĩa là con số tháng 11 đi xuống quá chừng. Những nhà kinh tế vì tình hình phấn khởi tháng mười mà ước đoán tháng 11 ít nhất sẽ có 150.000 việc làm gia tăng. Tuy các doanh nghiệp tư nhân vẫn tiếp tục mướn thêm ngưòi, tháng thứ 11 liên tiếp, nhưng các công ty chỉ tuyển dụng thêm 50.000 người tháng 11, thấp hơn nhiều so với con số 175.000 người ta đã tiên đoán.Trong khi đó, khu vực nhà nước cắt 11.000 việc. Và vì thế con số thất nghiệp trong tháng 11 nay là 15.1 triệu người, tương đương với 9.8% lực lượng lao động có trên thị trường.

Những nhà kinh tế là những người thấy sao nói vậy, giỏi giải thích và dở tiên đoán, và rất sẵn sàng điều chỉnh những nhận định có tính cách “mì ăn liền” đã có từ trước của mình. Nếu không, ông Larry Summers, chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia (National Economic Council) và bà Christina Romer, người đứng đầu Hội đống Cố vấn Kinh tế (Council of Economic Advisers) đã chẳng ra đi không hẹn ngày về. Và chẳng ai thấy vắng cậu mợ trên thị trường này. Như vậy chúng ta giải thích sao đây về tình hình này?

 An toàn nhất chúng ta có thể nói là con số công ăn việc làm tăng chậm vì thực sự người ta chưa mướn nhanh. Lý do người ta chưa vội vàng mướn là vì giới chủ nhân còn thấy bất an và nghĩ rằng còn xoay sở được. Các chủ nhân chưa dám mướn người toàn thời gian vì họ vẫn thấy bất định về chuyện thuế má (có tăng hay không), phí tổn bảo hiểm y tế cho nhân viên (họ phải ôm chừng nào), và những luật lệ mới về giám sát tài chánh. Khi nhìn đến ba điểm này, người ta lại có lý do để trách ông Barack Obama, vì là tổng thống, ông dính líu đến cả ba vụ này. Hơn nữa, cái thời tiêu hoang, nhắm mắt mà chi, đã qua rồi. Suy thoái dạy người ta bài học gì. Nếu một lực lượng lao động hiện nay ít hơn trước 10% mà vẫn có thể làm ra được một khối lượng sản phẫm tương đương thời trước, tại sao cần mướn thêm người? Năng suất lao động của con ngưòi là vô tận. Đó là điều mà những nhà quản lý kinh doanh của Mỹ, những người lâu nay chúng ta vẫn tưởng là có đầu óc, giỏi và phi thường, đến nay mới hiểu, trong khi chúng ta đã quen sống trong thời “kiệm ước”, tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc, đã quá quen. Người ta tính rằng năng suất lao động của người Mỹ đã tăng 2.5% trong năm qua!

Những nhà lãnh đạo và nhà kinh tế khi tính toán công chuyện trong thời nay cứ quên mãi chuyện đó. Những con số tháng 11do đó phải có tác dụng nhắc nhở. Tháng 11 là tháng tiếp theo Halloween và đi vào Thanksgiving mà ngưòi ta vẫn cắt 28.000 việc làm trong ngành bán lẻ. Đơn giản người ta muốn những người thu ngân (cashier), dọn hàng, thủ kho, an ninh, những người làm việc văn phòng … làm thêm việc, không làm thêm giờ. Trong các cửa hàng, người ta đóng bớt các quầy, hàng dài hơn, khách hàng chờ lâu hơn một chút chẳng sao. Ngay cả khu vực kỹ nghệ cũng mất 13.000 việc - người ta phải làm “tranh thủ” hơn một tí, “khẩn trương” hơn một tí, thay vì nhàn nhã, nhỡn nhơ như trước. Vì sợ mất việc cho nên ai cũng vui lòng với kỷ luật lao động mới. Ngay cả trong khu vực xây cất, đến 5.000 việc cũng bị xén trong tháng 11: Mấy ai dám xây nhà mới trong lúc này thay vì đi tìm đại một túp lều tranh “short sale” hay “foreclosed” tràn đầy trên thị trường rẻ hơn nhiều. Dĩ nhiên, ba tháng cuối năm là thời kỷ nở rộ của việc làm tạm thời, nghĩa là ít giờ, công xá thấp, và chẳng có phúc lợi, ai đi làm cũng mong đợi mỏi mòn sẽ được chuyển qua toàn thời gian, cho đến khi hết mùa mua sắm thì người ta ngẫm nghĩ chuyện “Giấc Nam kha khéo bất bình”. Trong tháng 11, có được 40.000 việc tạm thời được mở, nhưng đến tháng giêng sau đó, bao nhiêu ngưòi trong số này còn “cắp cặp đến sở”?

Con số 9.8%, sau khi đứng yên suốt ba tháng ở mức 9.6%, thực ra không đáng lo ngại, mặc dù các nhà kinh tế trong cả mấy tuần qua cứ tiên đoán tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục đứng yên. Tỷ lệ này hình thành từ con số người đang đi kiếm việc (L1) và con số người đang đi làm việc (L2). Tỷ lệ L1/(L1+L2) không tính đến con số những ngưòi không đi làm nhưng không đi kiếm việc (L3) - những người chán đời. Như vậy, nếu những người trước đây không đi làm và không đi kiếm việc nay trở nên yêu đời mà chạy đi kiếm việc (tức L3 giảm nhưng L1 tăng), thì đó cũng là một lý do khiến cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Do đó, làm sao cho những người bỏ ngũ ở L3 chạy qua được L2, thì tỷ lệ L1/(L1+L2) mới giảm. Người ta nói con số tân binh trong đội quân thất nghiệp trong tháng 11 lên tới 1.3 triệu người, tăng 63.000 so với tháng trước, vì thế tỷ lệ thất nghiệp leo lên 9.8%.

Điều đáng lo ngại là tỷ lệ thất nghiệp đã ở trên mức 9%, là một mức cao đáng rầu rĩ, trong suốt 19 tháng liên tiếp, một quãng dài kỷ lục từ năm 1949 đến nay, theo Bộ Lao Động. Nó cho thấy nạn thất nghiệp hiện nay vẫn nghiêm trọng, và trong tương lai sẽ cải thiện chậm chạp. Chẳng có chuyện “giảm cái rụp” như những nhà kinh tế trước đây vẫn trấn an. Thực tế là làm sao tỷ lệ thất nghiệp có thề giàm nhanh khi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cứ èo uột 2-3%, là mức người ta chẳng cần mướn them ngưòi, trong khi đó dân số cứ tăng, lực lượng lao động cứ được “tiếp tục bổ sung, tăng cường” về phía cung nhưng về cầu chẳng có. Người ta tính rằng thị trường lao động cần thêm 150.000 việc làm một tháng chỉ để đối đầu với nạn gia tăng dân số “chính thức” (chưa kể di dân bất hợp pháp). Và cần 300.000 việc làm một tháng để có thể làm cho tỷ lệ thất nghiệp nhúc nhích.

Hôm thứ hai, ông Ben Bernanke, chủ tịch Ngân hàng Trung ương, hay Quỹ Dự trữ Liên bang, lại có những nhận định bất tường. Một lần nữa ông lại lên tiếng một cách bi quan về viễn cảnh của thị trường lao động trong vài năm tới. Ông cho rằng với nhịp độ thu hút nhân công hiện nay, “có thể sẽ mất đến cả bốn năm năm để đạt được một tỷ lệ thất nghiệp bình thường” (trong khoảng (5-6%). Trước đây, ông đã nói phải qua năm 2012 mới hy vọng tỷ lệ thất nghiệp xuống được mức 7.5%! Và khi mong đợi một mức bình thường 5-6%, ông cho rằng có lẽ phải đợi đến năm 2014-2015. Nạn thất nghiệp cứ ở mãi mức cao là lý do khiến cho Quỹ Dự trữ Liên bang quyết định tung ra biện pháp gây nhiều tranh cãi là một chương trình mua 600 tỷ trái phiếu, là vòng thứ hai của kế hoạch được gọi là Giải tỏa Số lượng (QE2 – Quantitative Easing), nhằm kích thích nền kinh tế bằng cách giữ lãi suất ở mức thấp và khuyến khích nguòi tiêu thụ chi tiêu nhiều hơn và các doanh nghiệp thu mướn nhân công nhiều hơn. Giới bảo thủ cùng những ngưòi lãnh đạo các nước trong G20 đã chỉ trích kế hoạch này, họ cho rằng giữ lãi suất thấp là kích thích lạm phát, phá giá một cách giả tạo đồng đô-la và gây nên một “thị trường bong bóng các tích sản” (mua sắm mà không có nhu cầu). Ông Bernanke cho rằng lo sợ lạm phát là quá sớm, và Ngân hàng Trung ương “không chỉ in tiền”, và ông nhấn mạnh một lần nữa “”nguy cơ do việc khoanh tay bất động còn lớn hơn so với nguy cơ của những biện pháp giải tỏa số lượng này”.

Nhiều người nói rằng phải đợi đến Tết Congo mới thấy được tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 5-6%. Vào thời buổi này, người ta tính rằng một tỷ lệ bình thường là từ 6.5-7% - khó mà xuống dưới mức này trong tình hình kinh tế toàn cầu hóa cạnh tranh quyết liệt - vửa mở cửa thị trường tự do vửa tự do bảo hộ mậu dịch như hiện nay. Có thất nghiệp thì phải có tiền phúc lợi thất nghiệp. Nếu không, dân số Mỹ đã không tăng nhanh như thế trong 60 năm qua. Vào thời buổi kinh tế còn sáng sủa, những người thất nghiệp đủ điều kiện nhận được 26 tuần tiền phúc lợi từ tiểu bang. Một loạt gia hạn phúc lợi này của liên bang đã đưa con số này lên đến 99 tuần, ở những tiểu bang như California chẳng hạn. Con số này gồm bốn khoảng thời gian,hay bốn đợt, riêng biệt, tức bốn kỳ gia hạn, và một kỳ thứ năm được gọi là FED-ED, chỉ có ở những tiều bang có tỷ lệ thất nghiệp cao mới có, trong đó có California. Sau mỗi đợt, người ta phải làm đơn xin hưởng đợt mới. Bởi vì Quốc Hội không cho phép gia hạn thêm, những người thất nghiệp không có thể chuyển từ một đợt phúc lợi này đến đợt kế tiếp. Cho nên nếu một người đang thất nghiệp, những điều này có thể xảy ra khi Quốc Hội không gia hạn vào ngày 30-11 vừa qua.

Nếu người ta chỉ mới thất nghiệp vài tuần và đang ở đợt đầu của phúc lợi thất nghiệp bình thường, họ sẽ ngưng nhận chi phiếu sau khi đã lãnh đủ 26 tuần đầu tiên.Nếu đợt đầu của ngưòi ta đã hết hạn hay sẽ hết hạn sau ngày 20-11, họ sẽ không thể được tiếp theo đợt sau.

Nếu người ta đã mất việc hơn 26 tuần và đang nhận tiền theo đợt thứ nhất, thứ nhì hay thứ ba của phúc lợi, và những đợt này hết hạn sau ngày 28-11, người ta sẽ không thể được nhận tiếp cho đợt sau đó. Có nghĩa là chi phiếu sẽ ngưng đến với hộp thư của người ta khi họ đã lãnh đủ trong đợt hiện hành đó.

Nếu người ta đang được hưởng phần gia hạn có tên là FED-ED, tất cả mọi chi trả sẽ ngưng vào ngày 11-12. Chi phiếu sẽ ngưng đến vào lúc đó, cho dù người ta có thể còn dư tiến trong hạn ngạch (balance) FED-ED này.

Nếu ngưòi ta mới mất việc, và đủ điều kiện để lãnh phúc lợi thất nghiệp, họ sẽ nhận được 26 tuần, nhưng chỉ 26 tuần mà thôi.

Sở Phát triển Nhân dụng ở California đã đưa lên một bảng chỉ dẫn đối với vấn đề làm cho nhiều ngưòi hoang mang, lúng túng là gia hạn phúc lợi thất nghiệp này. Sở này không thế ước tính chính xác có bao nhiêu người thất nghiệp sẽ ngưng lĩnh tiến mỗi tuần, nhưng họ nói rằng 454.000 người có thề ngưng lĩnh tiến đến cuối năm nay. Theo Dự án Luật Nhân dụng Quốc gia, 2 triệu người trên cả nước sẽ mất phúc lợi trong mùa lễ tháng này và 2 triệu người nũa cũng bị hết tiến vào cuối tháng hai.

Như chúng ta biết, phía Cộng Hòa như thường lệ đòi phải có tiền mới chi. Tức không chịu ngân sách thêm hụt. Trong thời gian gần đây, người ta cứ tranh cãi về mặt lý thuyết lẫn thực tế có nên kéo dài trợ cấp thất nghiệp hay không. Và trợ cấp này nên ở mức nào? Hiện nay trung bình một chi phiếu thất nghiệp hàng tuần là $310, kéo dài 99 tuần, phần 26 tuần đầu là của tiếu bang, 73 tuần sau là của liên bang. Dĩ nhiên người thất nghiệp cần tiến này. Người phê bình thì nói trợ cấp quá đáng là “tập hư” và gây bệnh lệ thuộc và ỷ lại. Những người phân tích thì chỉ ra rằng không gia hạn trợ cấp thất nghiệp này, thì mùa mua sắm kể như bỏ, những hy vọng kinh tế được thúc đẩy kể như dẹp! Đó chính là nỗi lo của Obama. Trong khi đó, nỗi “lo” của người Cộng Hòa được xem là không đáng, vì theo phân tích của các nhà kinh tế, thiếu hụt thêm vì phúc lợi này chẳng bao nhiêu (chưa đến 5 tỉ trong đợt này).

Để hiểu tình hình này, chúng ta cần nhớ lại một tí cuộc bầu cử vừa qua. Đảng Dân Chủ đã bị thảm bại, và dù người dân đã bầu cho người Cộng Hòa chiếm được đa số tại Hạ Viện, thêm 6 ghế tại Thượng Viện, nhưng người Cộng Hòa thắng không vì họ đã chiếm được lòng tin của cử tri, không vì họ đã trình ra được một giải pháp thuyết phục về công ăn việc làm cho người dân. Lá phiếu của người dân là một lá phiếu không tín nhiệm cho người Dân Chủ, cho người đương nhiệm. Điều oái oăm là nó không hẳn có ý nghĩa tin tưởng người Cộng Hòa. Bởi thế mà người Cộng Hòa đi lên Capitol Hill nhẹ nhàng,thênh thang, không cảm thấy nợ nần gì với người dân. Họ không nợ nần gì cho nên không xem công ăn việc làm của người dân, phúc lợi an toàn cho người thất nghiệp, kích thích cho kinh tế hồi phục vững chắc là ưu tiên trong nghị trình của họ. Và bởi vậy trận chiến duy nhất họ mở ra là “tax cuts” – giảm thuế “cho tất cả mọi người”,nghe rất nhân đạo, vô cùng vị tha. Nhưng bởi vì Dân Chủ cũng chủ trương giảm thuế cho người nghèo, cho nên ta phải hiều bất đồng giữa hai đảng là ở chỗ trong chủ trương nghe có vẻ thánh thiện của Cộng Hòa “mỗi người cho mọi người”, thực ra họ đòi giảm thuế cho chính họ, cho người giàu của họ.

Đây chính là điều khó nghĩ cho Dân Chủ: giảm thuế cho người giàu thì lấy đâu ra tiền phát cho người nghèo để làm Robin Hood trong thế kỷ 21 ở nước giàu nhất thế giới? Nhưng nếu không giảm thuế cho người giàu (và chịu mất 700 tỉ), thì làm sao giảm thuế được cho ngưòi nghèo (như đã hứa với cử tri). Chuyện này có thề là chuyện nhỏ, vì thực sự có mấy người ngheo có đủ lợi tức để nộp thuế mà tính chuyện giảm thuế cho họ, nhưng không chiều lòng người Cộng Hòa giảm thuế cho ngưoì giàu, thì người Cộng Hòa cứ giữ mãi những người thất nghiệp làm con tin, không chịu nhả 60 tỉ là ước tính toàn bộ chi phí trợ cấp thất nghiệp để gia hạn cho người thất nghiệp. Và không cho người dân được tiến phúc lợi này, Giánh Sinh và tân niên làm sao vui được,và họ không vui, không có tiền mua sắm, thì kinh tế làm sao trỗi lên được sang năm?

Thực ra, canh bạc đã rõ, nếu Dân Chủ muốn cứu mấy triệu người thất nghiệp này, muốn cứu nến kinh tế, họ phải nhượng bộ Cộng Hòa ngay tức thì về việc giảm thuế cho người giàu. Tối hậu thư đã được trao từ tuần trước. Đây đúng là trò trao đổi tù binh. Trò đổi chác con tin. Chẳng thể nào nói khác đi: chính trị bất nhân. Đổi chác đúng là không công bằng, mất 700 tỉ để đổi lấy 60 tỉ. Như biết làm sao được. Khi người ta đã có con tin. Ngày nào người ta cũng thấy nhan nhãn ngoài đường, ngoài phố, sắp hàng dài ở sở lao động. Người ta chẳng thấy có ai có được một nụ cười trên môi, mà chỉ những tia nhìn đam chiêu, mất hồn. Khác với vẻ đắc thắng, khoái chí ở các ông Mitch McConnell ở Thượng Viện, John Boehner ở Hạ Viện, hay Sarah Palin khi ký vào sách “Nước Mỹ trong tim” mà bà nhờ người ta viết. Khi văn hóa mafia, văn hóa khủng bố đã đi vào thị trường và chính trường, thì cái khổ của người dân Mỹ ngày nay cũng chưa chắc khác mấy về bản chất so với cái khổ của người dân Hồi giáo bị xèo tai, xẻo mũi ở Pakistan và Afghanistan hay Iraq ,Iran…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 2011(Xem: 29151)
Từ biến cố 11/09/2001 đến cái chết của Oussama Ben Laden, nước Mỹ đang đi về đâu ? 19 nghệ sĩ và nhà báo tên tuổi hai bên bờ Đại Tây Dương trả lời câu hỏi trên.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 28183)
Hơn 3000 bức điện gửi đi từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm với bốn đại sứ Hoa Kỳ khác nhau đã vẽ lên một bức tranh nhiều màu về Việt Nam hiện đại.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27722)
Gần đây vấn đề tội phạm vị thành niên đang gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong số những kẻ giết người máu lạnh có kẻ còn mang khuôn mặt búng ra sữa. Gia đình - hay xã hội? Trách nhiệm thuộc về ai?
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29459)
Ngay sau khi bản báo cáo của bộ quốc phòng Mỹ được công bố, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối cho rằng Hoa Kỳ đã thổi phồng quá đáng mối đe dọa của Trung Quốc.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 37736)
Chúng ta nhìn thấy một cảnh tượng đang đến gần : Đội quân thứ 5 của Tàu Cộng đang ngày càng được mở rộng.... Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó, chúng ta có thể rất cần đặt câu hỏi : “Bao giờ dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thiểu số trên chính đất nước mình ?”.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29489)
Dù không liên quan, Trung Đông và Biển Đông vẫn làm nổi bật lên điểm yếu của cả Trung Quốc và Việt Nam. Trước hết về Trung Quốc, nước đang bị thiệt vì không rõ ràng trong ngoại giao với Libya.
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29392)
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick nhận định : « Trung Quốc đang mất dần những lợi thế từng tạo nên phép mầu kinh tế của quốc gia này trong 30 năm qua ».
04 Tháng Chín 2011(Xem: 29084)
Sự sụp đổ của chế độ độc tài Kadhafi củng cố niềm tin vào trào lưu cách mạng Mùa Xuân Ả Rập nhất là ở Syria, nhưng con đường tái lập hòa bình tại Libya còn nhiều lắm chông gai.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 30699)
Chính phủ Úc lo ngại trước việc Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng ở vùng Nam Thái Bình Dương và cho rằng vai trò ngày càng lớn của Bắc Kinh ở khu vực này gây tổn hại cho Canberra.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 28875)
TQ rất lo bị mất phần bởi thái độ lưỡng lự, nước đôi trong thời gian qua. Do vậy, Khi nhận thấy chế độ Kadhafi đi vào chiều tàn, ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng xoay chuyển thái độ, tỏ rõ sự thực dụng.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468