Thế hệ nghệ sĩ sinh sau năm 1975

05 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 27739)
Thế hệ nghệ sĩ sinh sau năm 1975
Thế hệ nghệ sĩ sinh sau năm 1975

634271046395674613_344x257









Tác giả Giáng Son, cựu thành viên nhóm 5 dòng kẻ (DR)


Đức Bình, rfi

Nếu so sánh với các nhạc sĩ thuộc bậc cha chú đi trước, thì các nhạc sĩ trẻ hiện nay gặp khá nhiều thuận lợi trong công việc sáng tác nhạc. Ớ một khía cạnh nào đó có thể họ chưa thực sự trải nghiệm trong cuộc sống, nhưng điều đó dần sẽ được bù đắp với yếu tố thời gian.

Tuy nhiên để công bằng mà nói, các nhạc sĩ trẻ hiện nay, ngoài năng khiếu âm nhạc và cảm xúc đích thực của mỗi cá nhân, họ còn được sống trong một môi trường âm nhạc khá rộng mở, và sở hữu nhiều phương tiện đa dạng để phục vụ tốt cho công việc sáng tác nhạc.

Luôn trăn trở với ý thức định hình riêng cho mình một dòng nhạc, phản ánh kịp thời những xu thế hội nhập giữa âm nhạc Việt Nam, với các trào lưu âm nhạc phổ biến trên thế giới, các nhạc sĩ trẻ trong nước cũng như hải ngoại trong thời gian qua có thể nói đã không ngừng tìm tòi học hỏi để khẳng định vị thế của mình, cho dù ở mỗi người một phong cách riêng, một tư duy, một ý tưởng riêng, nhưng điều dễ nhận thấy giữa họ có nhiều điểm tương đồng, là viết nhạc để bày tỏ cảm xúc riêng tư của mình, thể hiện cả về phần ca từ lẫn giai điệu, với các đề tài được khai thác nhiều nhất vẫn là chủ đề về tình yêu, tình yêu giữa con người với con người, tình yêu đồng loại, tình yêu thiên nhiên vạn vật vv…

Trong chuyên mục tuần này, mời với quí vị và các bạn cùng gặp gỡ một số khuôn mặt nhạc sĩ trẻ như Việt Anh, Hồ Hoài Anh, Đỗ Bảo, Giáng Son và Trần Lê Quỳnh. Tuy họ chưa thực sự là đại diện cho nền âm nhạc Việt Nam đương đại, nhưng những công việc mà họ đang làm, đặc biệt là các sáng tác của họ, thực sự đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng yêu nhạc, và phần nào cũng đã đạt được những thành công nhất định.

Giai điệu mùa thu êm ả, mà giọng hát của Ý Lan đang gửi tới quý vị và các bạn từ nhạc phẩm Không Còn Mùa Thu, là một sáng tác của nhạc sĩ trẻ Việt Anh. Thính giả của đài RFI vẫn còn nhớ nhạc sĩ trẻ Việt Anh cũng đã có lần bọc bạch những tâm sự của mình trên làn sóng của đài. Với lối sáng tác sử dụng các giai điệu nhẹ nhàng, nồng nàn da diết, kết hợp với những ca từ mang tính hoài niệm, ẩn chứa những cảm xúc cá nhân, những ca khúc của Việt Anh tuy không nhiều, nhưng chừng ấy cũng đủ để công chúng yêu nhạc biết đến Việt Anh như một người nhạc sĩ luôn tìm cách ghi lại những trang nhật ký cá nhân, lồng ghép trong mỗi nốt nhạc, rồi thủ thỉ, sẻ chia cùng công chúng.

Sinh trưởng trong một gia đình có bố mẹ là nghệ sĩ múa, sau 6 năm tu nghiệp tại New Zealand, Việt Anh nay đã trở về nước, và hiện tại là nhạc sĩ chính quy của nhà hát giao hưởng vũ kịch Sài Gòn, bên cạnh đó vẫn song song sáng tác các ca khúc.

Một trong số các nhạc sĩ trẻ đã góp phần sôi nổi vào đời sống âm nhạc trong nước phải kể đến Hồ Hoài Anh. Khán thính giả yêu nhạc thường biết đến Hồ Hoài Anh qua những ca khúc trẻ trung sôi động, được viết theo lối nhạc Rock Alternative (Rock luân chuyển), như Giọt Sương Và Chiếc Lá… mà có lần Góc Vườn Âm Nhạc của RFI đã giới thiệu với quý vị và các bạn qua chương trình phỏng vấn nữ ca sĩ Lưu Hương Giang nhân dịp cô qua Pháp lưu diễn. Giờ đây, Lưu Hương Giang đã trở thành người bạn đời của nhạc sĩ trẻ Hồ Hoài Anh.

Ngoài ra, Hồ Hoài Anh còn là một nghệ sĩ Đàn Bầu xuất sắc, và đã từng đoạt giải thưởng về độc tấu Đàn Bầu trong nước. Hiện tại, ngoài việc sáng tác ca khúc, Hồ Hoài Anh còn đảm nhiệm vai trò giáo viên giảng dậy bộ môn Đàn Bầu tại nhạc viện Hà Nội, đồng thời tham gia một số cuộc thi âm nhạc có quy mô lớn trong nước với tư cách là thành viên ban giám khảo, như cuộc thi Vietnam Idol…

Nếu như ở Hồ Hoài Anh, sinh ra trong một gia đình có bố mẹ là nghệ sĩ Đàn Bầu nổi tiếng, thì trường hợp của Đỗ Bảo lại hoàn toàn trái ngược. Gia đình anh chỉ mở một cửa hàng kinh doanh thuốc đông y tại phố Lãn Ông, Hà Nội vào thời điểm Đỗ Bảo bắt đầu làm quen với âm nhạc. Đến với âm nhạc cũng hoàn toàn tình cờ do sự khuyến khích của anh trai. Đỗ Bảo thi vào trường cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, và đến năm 1999 thì vào học đại học chuyên ngành sáng tác tại nhạc viện Hà Nội.

Chắc hẳn quý thính giả của RFI vẫn còn nhớ nữ nhạc sĩ trẻ Giáng Son. Có lẽ Giáng Son là một trong những nữ nhạc sĩ thành công nhất trong thời điểm vừa qua. Nhớ lại những thời kỳ đầu tiên bước vào con đường âm nhạc, Giáng Son chia sẻ :

"…Giáng Son sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, bố Giáng Son là nhà nghiên cứu Chèo, nghệ sĩ Hoàng Kiều, mẹ cũng là nghệ sĩ múa Chèo. Hồi còn bé, Giáng Son rất mê Chèo, Tuồng và Cải Lương, và luôn nghĩ trong đầu là khi lớn lên sẽ trở thành một nghệ sĩ Chèo chứ không nghĩ bố mẹ lại cho đi học đàn piano. Năm lên 7 tuổi, bố cho đi học sơ cấp piano và cảm thấy rất ấm ức vì khác với những gì mình suy nghĩ, mình đam mê. Có những bức thư bố Giáng Son vẫn còn giữ, đến nay đọc lại thì thấy rất bất ngờ, bởi lúc lên 8,9 tuổi, Giáng Son có nói một cách dứt khoát là không thích piano mà chỉ mê Chèo thôi. Có thể nói, duyên số đến với nhạc nhẹ thoạt đầu là do ép buộc, nhưng đến năm 10 tuổi, khi đã quen dần, thì Giáng Son bắt đầu thực sự yêu mến nhạc cổ điển Châu Âu. Rồi qua 16 năm học piano cổ điển, Giáng Son lại gần như quên mất Chèo, nhưng không hối tiếc, vì trong gia đình, Giáng Son cũng có hai anh trai và một chị gái đi theo con đường nghệ thuật dân tộc. Còn về ca khúc "Giấc Mơ Trưa" thì quả thực đó cũng là điều bất ngờ với chính Giáng Son vì sự yêu mến mà khán thính giả dành cho ca khúc này. Đó là một ca khúc mà mọi người nhớ nhất khi nhắc đến Giáng Son.

Bài "Giấc Mơ Trưa" được sáng tác rất nhanh, mất khoảng gần 2 tiếng đồng hồ thì viết xong phần giai điệu, tuy nhiên về phần lời thì Giáng Son chưa ưng ý lắm. Nhưng khoảng gần ba tháng sau thì tình cờ gặp anh Nguyễn Vĩnh Tiến, sau khi nghe thơ của anh Tiến, Giáng Son thấy anh có những lời thơ rất đẹp và tinh tế, Giáng Son ngỏ lời cộng tác với anh Tiến để viết lời cho một số ca khúc của mình. Ngay ba hôm sau thì anh Tiến mang phần lời của bài "Giấc Mơ Trưa" đến, và Giáng Son cảm thấy rất phù hợp với phần nhạc của mình. Phải nói rằng anh Tiến là người có khả năng cảm thụ âm nhạc và giải mã phần giai điệu của mình hết sức tinh tế… "

Là cựu thành viên của ban nhạc nữ khá nổi tiếng - Năm Dòng Kẻ, sau khi khi quyết định rời nhóm, Giáng Son đã chọn cho mình một con đường riêng, chuyên sâu vào sự nghiệp sáng tác. Những ca khúc của Giáng Son, ngoài những yếu tố đương thời, luôn kết hợp với các chất liệu dân gian, nhờ thừa hưởng cái nôi nghệ thuật mà cô sinh ra trong một gia đình với bố mẹ là nghệ sĩ nghiên cứu Chèo truyền thống của Việt Nam.

Trong danh sách 10 nhạc sĩ đoạt giải Làn Sóng Xanh trong nước năm 2004, người ta thấy có tên của nhạc sĩ trẻ Trần Lê Quỳnh. Có thể nói Trần Lê Quỳnh là một nhạc sĩ có hoàn cảnh và định mệnh âm nhạc thật đặc biệt, mà có lần, anh cũng đã tâm sự với thính giả của RFI qua làn sóng của đài. Tuy số lượng các ca khúc của Trần Lê Quỳnh vẫn còn khiêm tốn, nhưng dường như đã để lại những ấn tượng thật sâu đậm trong lòng người nghe. Một điều thú vị là hiện tại, nhạc sĩ trẻ Trần Lê Quỳnh đang là nhà báo cho một hãng truyền thông quốc tế nổi tiếng tại Luân Đôn. Với ca khúc "Cô Gái Đến Từ Hôm Qua" của Trần Lê Quỳnh qua giọng hát Mỹ Tâm thể hiện, Góc Vườn Âm nhạc của RFI tạm chia tay với thính giả của đài và hẹn gặp lại quý vị trong những chuyên mục tới để giới thiệu cụ thể, chi tiết hơn các hoạt động âm nhạc của nhiều gương mặt nhạc sĩ trẻ trong xu hướng âm nhạc mới từ sau năm 75 đến nay.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 28446)
Mỹ đã phục kích và cô lập Trung Quốc tại hội nghị Đông Á. Nếu Trung Quốc muốn hồi phục, nước này cần phải thành công trong cuộc cạnh tranh với Mỹ và không dọa nạt các nước láng giềng.
20 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 26618)
Câu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy?
06 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 27376)
Câu trả lời có thể là: Chưa đâu, nhưng thế nào cũng đến. Đó là qui luật tuần hoàn của vũ trụ. Và những dấu hiệu nó hẳn phải đến trong môt ngày gần hơn chúng ta tưởng đã có xa gần trong tầm mắt chúng ta ...
23 Tháng Mười Một 2011(Xem: 26064)
Chúng ta học được ở Mỹ chữ “fair play” – nhưng nhìn quanh chẳng tìm ra được một thí dụ nào cho chữ đó ở Washington.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 26828)
Hồi tháng tư vừa rồi, khi viết bài tựa đề “Về Sự Sợ Hãi”, GS Ngô Bảo Châu có nhận xét liên quan giới cầm quyền Việt Nam, khẳng định rằng “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 28877)
Trong mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, chính sự chìm đắm trong những tư tưởng bi quan, yếm thế đó mà người ta khó thể cảm nhận được ý nghĩa “Thanksgiving” trong cuộc sống trên đất nước này.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 26941)
Chỉ lo một nỗi nước Mỹ không lên được, chẳng những nó không nâng tiểu bang này lên mà còn kéo tiểu bang này xuống, giống như Hà Nội hiện nay đang làm tan hoang cả Saigon của mấy chục năm về trước ...
13 Tháng Mười Một 2011(Xem: 28493)
Nói cách khác, công việc của các nhà ngoại cảm và nhu cầu có dịch vụ của họ cung cấp điểm tham chiếu vô giá về đời sống người Việt trong thế kỷ 21.
13 Tháng Mười Một 2011(Xem: 29667)
Microblog thậm chí còn có thể biến đổi Trung Quốc – và các nhà lãnh đạo của đất nước này biết rõ điều đó. Vì thế, họ đang bàn cãi xem làm sao kiểm soát được cuộc cách mạng này.
13 Tháng Mười Một 2011(Xem: 28305)
Vấn đề Biển Đông xuất hiện một ẩn số mới khi Đài Loan tỏ cho thế giới thấy đảo quốc này dự tính ký một hòa ước với Trung Hoa đại lục và những tuyên bố gần đây của một tướng lãnh cao cấp của Đài Loan có thể khiến cục diện Biển Đông trở nên nguy hiểm hơn.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468