Mất Mát Hay Buồn Bã? (Hoàng Ngọc Nguyên)

04 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 20427)
Mất Mát Hay Buồn Bã? (Hoàng Ngọc Nguyên)

MẤT MÁT HAY BUỒN BÃ?

Hoàng Ngọc Nguyên

 

 image001_359-content

 

Phạm Duy đã qua đời vào ngày chủ nhật vừa qua tại quê nhà ở tuổi 92. Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại một nơi ông đã sống trong hơn bảy năm qua, sau 30 năm trước đó phải rời bỏ quê hương vì mất nước và phải sống tha hương tỵ nạn trên đất Mỹ. Ông có thể là một con người vĩ đại - thậm chí rất vĩ đại. Bởi thế mà có nhiều người, thậm chí rất nhiều người, đã sẵn sàng vì ông mà trở nên tầm thường. Người ta tầm thường vì sẵn sàng dễ dãi, rộng lượng, dung chấp, xem nhẹ linh hồn của chính mình chỉ vì ông! Dễ dãi đến mức không thấy được một cảnh tan hoang xơ xác mà trách nhiệm của ông không nhỏ, nếu không nói là “chính phạm”. 

 Chẳng thể phủ nhận sự vĩ đại của ông trong sự hình thành con người Việt Nam có văn hóa dân tộc nơi mỗi chúng ta. Cả mấy triệu người trong bao thập niên đã qua. Tùy thế hệ, mỗi người trong chúng ta đã đến với nhạc Phạm Duy mỗi thời khác nhau, trong cách khác nhau, tuy rằng chung nhất, chúng ta có thể chia sẻ niềm ngây ngất với những bài như “Bên Cầu Biên Giới”, “Bến Xuân” (Phạm Duy đặt lời), “Tiếng Hát Sông Lô”, “Tình Hoài Hương”… Thế hệ những người sinh ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp, còn được gọi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, đều có cảm tưởng mình được lớn lên, được gắn bó với đất nước, với dân tộc, với lịch sử, với cuộc sống và tâm tình của ngưòi dân qua những bài hát đã xâm nhập tâm hồn chúng ta, cuộc sống của chúng ta, và mãi mãi nằm trong tiềm thức của chúng ta như một gia sản văn hóa. Những bài như Chiến Sĩ Vô Danh, Chinh Phụ Ca, Bà Mẹ Gio Linh, Bà Mẹ Quê, Vợ Chồng Quê, Em Bé Quê, Gánh Lúa, Nương Chiều, Ngày Trở Về, Nhớ Người Thương Binh, Tình Nghèo, Dặn Dò, Người Về… nhắc đến một thời chiến tranh, một xã hội nghèo nàn thân thương, với những con người gần gũi, quen thuộc với chúng ta cho dù họ ở các làng mạc xa xôi, hẻo lánh. Kể sao cho hết những bài hát đó, chứa chan tình người, tình đồng bào, tình dân tộc. Nhưng chúng ta cũng có thể để ý tác giả đã chủ ý một cách cơ hội chủ nghĩa vượt lên trên những “chuyện chính trị” như xung đột Quốc Cộng chẳng hạn.

 Đúng là chẳng kể sao cho hết được khi ông là tác giả của có đến ba trăm bốn trăm bài hát, và nơi nhạc sĩ tài hoa xuất chúng này có nhiều nguồn cảm hứng đa dạng, tùy cuộc sống chung quanh ông, cho nên nhạc của ông đặc sắc, độc đáo, đúng là chẳng ai bì được. Những người từng là sinh viên trong thời chiến tranh những năm sáu mươi chắc chắn không thể quên được Phạm Duy và Steve Addis cùng mười bài Tâm Ca, những bài như Giọt Mưa Trên Lá, Tiếng Hát To… là những nguồn cảm xúc to lớn, sâu đậm đối với những người còn đi học nhưng trong lòng mang một nỗi bất định, bất an vì thời thế. Ông là nhạc sĩ phổ thơ thành nhạc xuất chúng, nếu chúng ta nhớ lại hàng loạt bài hát, từ Ngậm Ngùi đến Bên Ni Bên Nớ (Tương Phản), Ngày Xưa Hoàng Thị hay Em Hiền Như Ma Soeur, Thà Như Giọt Mưa. Dòng nhạc tình lãng mạn của ông bất hủ, êm đềm như bài Đêm Xuân, day dứt như Hẹn Hò, tâm tình như Ngày Đó Chúng Mình, bâng khuâng như con Đường Tình Ta Đi, tan tác, đổ vỡ như Nghìn Trùng Xa Cách. Và dòng nhạc trong những năm chiến tranh cao điểm tại miền nam như Trả Lại Em Yêu, Kỷ Vật Cho Em, Chuyện Tình Buồn, Còn Chút Gì Để Nhớ … luôn luôn gây nhức nhối, thương đau.

 Ông là người rất may mắn về mặt gia đình. Vợ ông, nữ ca sĩ Thái Hằng, vẫn là một khuôn mặt khả ái, hiền dịu của những năm tại miền nam sau Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt đất nước, thời còn ban hợp ca Thăng Long lẫy lừng trình diễn tại những đại nhạc hội. Giọng ca hiền lành, chân thật, mộc mạc của bà – không màu mè, không “pha chế” - vẫn gây một niềm rung cảm nhẹ nhàng tuyệt vời cho người nghe trong những năm 50. Và người ta như còn cảm thấy được cái tố chất đó nơi những người con. Thái Hiền là một giọng ca nhẹ nhàng, dịu dàng, đằm thắm, sang cả, vượt trội trong đám ca sĩ cùng thời với cô, và đương nhiên những ca sĩ về sau này chẳng có mấy ai so sánh được với cô. Cô hát bằng con tim, và người nghe cảm thấy con tim rung dộng khi nghe cô hát. Anh của cô Duy Quang, vừa qua đời cách đây một tháng tại San Jose sau khi từ Việt Nam là nơi ông đang sinh sống và làm ăn không thành công để trở lại Mỹ với căn bệnh nan y, có giọng hát cũng mang những âm hưởng của cô, tâm tình, kể lể, lắng đọng. Chưa nói đến những người khác trong nhà như Thái Thảo, Duy Cường…Phạm Duy dư sức xây dựng gia đình của mình như một “định chế văn nghệ, âm nhạc” nổi bật trong xã hội với sự kính trọng, ngưỡng mộ, thương yêu cùng khắp của quần chúng - những người Việt ở hải ngoại đã có cùng một căn cước tỵ nạn như ông. Nếu ông muốn…

Cái không may của ông cũng giống cái không may của nhiều người (đặc biệt một số nhà văn, nhà báo, nhà thơ, ca sĩ) đã may mắn thoát đi được trong ngày 30-4 năm xưa. Họ không sống dù chỉ một ngày dưới chế độ Cộng Sản. Bởi thế, nhiều người mang những ảo tưởng hời hợt, ích kỷ, vô tâm, phơi bày sự thảm hại ngu xuẩn của trí thức. Họ chẳng biết gì cả dù có thể vẫn hô khẩu hiệu cho phải phép. Họ chẳng thể thực sự hiểu được nỗi đọa đày của những người mắc kẹt ở lại, dù ở lại trong trại “học tập cải tạo” hay phải vất vả, bất định trong cuộc sống giật gấu vá vai trong một xã hội “những người cũ” hoàn toàn mất chỗ đứng. Những người bị án tù về chuyện cướp của giết người, tham ô nhũng lạm, thậm chí bị những án tù về chính trị như chống đối chế độ, “mưu toan lật đổ chính quyền” (cái mũ ngày nay vẫn được đội trên đầu những người đối kháng) … tất hiểu rất rõ vì sao mình phải đứng sau song sắt. và cũng biết án tù của mình là bao nhiêu. Những người tù cải tạo mòn mỏi thì chẳng thể hiểu mình có tội gì, và phải bao lâu mới được thực sự đánh giá “học tập tốt, cải tạo tốt” để ra về. Họ cũng chẳng hiểu nỗi truân chuyên gian khổ của những bà mẹ đi thăm nuôi con, vợ đi thăm nuôi chồng ở những nơi xa xôi, thăm thì thăm mà “nuôi” thì chẳng biết phải làm sao “nuôi” khi ngay trong nhà cũng chẳng có gì mà ăn. Và nói chung một xã hội trong đó con người ta sống thất thần, tuyệt vọng, vừa về mặt vật chất vừa về tinh thần. Đói ăn bo bo, bệnh uống xuyên tâm liên, trong nhà nuôi gà, nuôi heo … để “cải thiện”. Trước nhà, mở ra chợ trời để bán tống bán tháo những gì có trong nhà. (Thực ra, Duy Quang có thể ít nhiều hiểu những điều này, vì ông bị kẹt lại, sau đó vài năm mới được bảo lãnh). Phạm Duy mà bị kẹt lại, số phận của ông sẽ như thế nào?

Nếu Phạm Duy thực sự có kinh nghiệm sống ở miền nam sau 1975, có thể ông đã nhìn chế độ hiện nay khác đi nhiều. Tuy nhiên, ông dư sức có thể đoán được, hiểu được ít nhiều nhờ một thời gian ông đã đi theo Việt Minh. Nhờ biết bao câu chuyện được kể lại. Những câu chuyện về những cái chết của các ông Trần Văn Tuyên, Nguyễn Mạnh Côn… chẳng hạn. Nhất là vì ông vốn là người có đầu óc. Và có trí tưởng tượng. Chẳng có trí tưởng tượng phong phú, xác thực, ông đã không viết được những bài hát về cuộc sống và tâm tình dân quê súc tích như đã kể. Nhưng để có thể tưởng tượng được như thế, người ta phải có đầu óc và con tim. Phải công nhận khi Phạm Duy viết những bài đầy nhân bản, nhân tính như “Ngày trở về, anh bước lê, trên quãng đường đê…”, hay “Con có hay chăng cha về, nụ cười hồn nhiên líu lo ngoaì kia…”, hay “Nửa đêm thanh vắng không một bóng ai, Nghe tiếng o nghèo thở dài…”, con tim ông đã dạt dào. Thế thì khi tuổi già đã hơn 80, con tim của ông ở đâu mà không nghĩ đến những đau đớn, mất mát của hàng triệu con người sau 1975 gần gũi một bên, một chế độ vẫn trấn áp, không dung chấp và xa vời một bên. Làm sao đầu óc của ông chẳng hiểu cái chế độ mà ông đã cúi mình xin xỏ, cầu cạnh là như thế nào. Làm sao ông đến tuổi đó mà vẫn chưa hiểu trong cuộc đời tất cả chỉ là ảo ảnh, phù du, con người cuối cùng phải nàm xuống, và cái cuối cùng có thể mình không mất là hình ảnh của mình, giá trị mình để lại. An toàn nhất, chúng ta có thể đoán rằng cũng như nhiều người khác nơi ông vẫn luôn luôn có hai con người chống đối nhau, như Dr Jekyll and Mr Hyde. Điều lạ là nơi con người bình thường tuổi càng cao hai con người này sẽ nhập một. Nơi ông, Mr Hyde đã tiêu diệt Dr Jekyll.

Phạm Duy đúng là đã làm một cái gương rất xấu. Làm một cái gương rất xấu đúng là rất khó - chỉ có những người tầm cỡ như ông mới làm được. Còn lâu những người như Tuấn Vũ hay Chế Linh chẳng hạn là tấm gương xấu, cho dù hai người này từng mặc quần áo lính chiến của VNCH lên sân khấu bên này và nay cũng về Hà Nội, Saigon ca hát cho những người dở hơi nghe. Muốn là tấm gương xấu, trước hết phải là tấm gương, mà những người không có xếp loại được làm sao là tấm gương? Ngay cả Nguyễn Cao Kỳ chẳng hạn. Làm sao ông Kỳ có thể là tấm gương xấu nổi! Nhưng đúng là Phạm Duy đã là tấm gương quá xấu. Ông làm cho nhiều người thất vọng. Làm cho ngưòi ta tuyệt vọng. Thúy Kiều còn biết nói “Chữ trinh còn có chút này”. Còn ông? Ông tự hủy đã đành. Ông làm cho tan hoang một sự nghiệp gia đình lẽ ra có thể la một định chế vững chắc như một tượng đài lịch sử. Ông làm cho biết bao nhiêu người đổ hư, làm như ông bỏ rơi đồng bào bên này. Đúng là từ “vô loại” đến “vô lại” chẳng mấy hồi.

Chúng ta đón nhận tin Phạm Duy qua đời không hẳn trong cảm giác mất mát hay buồn bã. Chập chờn trước mắt chính là niềm tin của chúng ta vào con người. vào nguồn gốc, căn cước tỵ nạn của mình, vào một đất nước mù mịt tương lai. Mất mát hay buồn bã, nếu có, chính là ở chỗ đó! 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 2011(Xem: 29255)
Bắc Kinh và Hà Nội đã ký kết đồng ý dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982) và Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002). Lần này, Trung Quốc có thể bị lâm vào tình trạng "há miêng mắc quai" nếu lại coi thường thỏa thuận vừa ký với Việt Nam.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 27399)
Đòi đánh thuế người giầu nhiều hơn nữa. Đòi chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà vì chủ nhân không còn khả năng trả nợ. Đòi rút quân Mỹ về, chuyển ngân sách chiến tranh qua cho việc giáo dục. Chống tăng học phí đại học. Đòi việc làm.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 29399)
Họa vô đơn chí, chưa hồi sức sau trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản, ngành công nghiệp ô tô và điện tử thế giới lại đang phải gồng mình đối phó với tác hại từ thiên tai ở Thái Lan.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27490)
Vậy thì thôi, hỡi ủy ban đặc xá tiểu bang, xin mở lượng từ bi, có thương bà thì thương cho chót. Bà chỉ mới 44, đáng cho một thử nghiệm mới – hai bên đều có lợi!
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27996)
Steve Jobs đã qua đời tối thứ tư 6-10! Người ta chỉ cần biết có thế trong bản tin! Bởi vì nói đến tên ông, người ta đã biết ngay ông là ai.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27216)
"Nếu là một nhà nước quang minh chính đại, thì sẽ cho đối thoại một cách công khai về vấn đề này, trên tinh thần xây dựng."
26 Tháng Chín 2011(Xem: 25969)
Các cuộc biểu tình phản đối TQ vừa qua dường như cho thấy có một điều khác nữa hơn là tâm trạng bức xúc phản đối thông thường với những gì đang diễn ra trên biển Đông.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27903)
Theo các nhà quan sát , chính các hành động gần đây của TQ là nguyên nhân thúc đẩy 4 cường quốc châu Á Thái Bình Dương xích lại gần nhau hơn , đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng .
26 Tháng Chín 2011(Xem: 27850)
Chúng ta đi từ cuộc khủng hoảng tài chính tới tê liệt kinh tế , tỷ lệ thất nghiệp ở mức sốc , tính trung bình ở mức 9%-10% 
26 Tháng Chín 2011(Xem: 29151)
Từ biến cố 11/09/2001 đến cái chết của Oussama Ben Laden, nước Mỹ đang đi về đâu ? 19 nghệ sĩ và nhà báo tên tuổi hai bên bờ Đại Tây Dương trả lời câu hỏi trên.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468