EURO 2012 và "bức màn sắt" Ukraina (Lê Đình Thông)

08 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 28245)
EURO 2012 và "bức màn sắt" Ukraina (Lê Đình Thông)

Cúp bóng đá châu Âu 2012 và "bức màn sắt" Ukraina


RFI đặt câu hỏi với giáo sư Lê Đình Thông, khoa Bang Giao Quốc Tế, đại học Paris-Nanterre. 

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120607-cup-bong-da-chau-au-2012-va-buc-man-sat-ukraina


image001_255 











Một người biểu tình phản đối chính quyền Ukraina, với tấm hình cựu thủ tướng Timochenko trên tay, gần tòa nhà Quốc hội, Kiev, 05/06/2012.

REUTERS/Alexander Demianchuk

Tú Anh


Cúp bóng đá châu Âu « Euro 2012 » khai mạc tại Ba Lan vào ngày mai 08/06/2012 và kết thúc bên trong « bức màn sắt » Ukraina ngày 01/07/2012. Giới lãnh đạo và công luận châu Âu kêu gọi tẩy chay chính trị đối với Ukraina, nơi mà 5 vị cựu bộ trưởng và cựu thủ tướng bị chế độ thân Nga trả thù bằng các thủ đoạn thời Liên Xô cũ.

Vào lúc các đội tuyển quốc gia châu Âu thi tài trên sân cỏ thì trong nhà tù Ukraina có một người phụ nữ đang bị giam cầm trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Cựu thủ tướng Ukraina, bà Ioulia Timochenko, sau một phiên tòa dàn dựng không khác gì Liên Xô cũ, năm 2011, bị kết án 7 năm tù với tội danh « lạm dụng chức quyền », bị tra tấn, bị ngược đãi. Người phụ nữ đi tiên phong trong cuộc « cách mạng màu da cam » năm 2004 tiếp tục bị giam cầm trong tình trạng sức khỏe suy sụp một cách lạ thường và không loại trừ khả năng bị đầu độc. Những tuyên bố phẫn nộ, những cuộc can thiệp « ngoại giao » của Liên Hiệp Châu Âu, của các chính phủ Tây Âu đều vô hiệu trước bộ máy trấn áp của Tổng thống Viktor Ianoukovitch. Tuy bản thân bà Timochenko không phải là một nhà lãnh đạo tài đức lỗi lạc, bà đã làm nhiều người dân Ukraina thất vọng trong thời gian bà làm thủ tướng, nhưng cách hành xử của chính quyền thân Nga hiện nay, chà đạp lên luật pháp, làm công luận và chính phủ các nước Tây Âu phẫn nộ.

Thủ tướng Đức, Angela Merkel, theo đường lối cứng rắn nhất : lên án Kiev là một chế độ « độc tài ». Ngược lại, Ba Lan, đồng tổ chức Euro 2012, tránh gây sóng gió với lý do không nên để chính trị xen vào sinh hoạt hội hè thể thao. Ba Lan cùng với Thụy Điển đã phát khởi sáng kiến lập « đối tác đông phương » giữa Liên Hiệp Châu Âu với Ukraina và Belarus, không muốn trừng phạt hai chế độ này, vì e rằng sẽ đẩy họ vào quỹ đạo của Nga. Chính phủ Pháp theo phương án trung dung của đa số là tẩy chay chính trị.

Theo nhận định của Le Monde, một trong những nhật báo có uy tín hàng đầu tại Pháp, quyết định của Tổng thống François Hollande là đúng đắn. Hành động tẩy chay chính trị, không một bộ trưởng nào sang Kiev , không một lãnh đạo Tây Âu nào chụp ảnh chung với Tổng thống Viktor Yanukovitch sẽ là điều nhục nhã đối với tổng thống Ukraina. Vấn đề còn lại là Liên Hiệp Châu Âu phải thống nhất một chính sách chung đối với hai quốc gia đông Âu vẫn chưa thoát ra khỏi bức màn sắt.

Trong khi đó thì công luận Pháp kêu gọi các cầu thủ hãy chứng tỏ họ gắn bó với các giá trị nhân quyền và dân chủ, hãy bày tỏ bằng hành động cụ thể nhân lễ khai mạc mỗi trận đấu.

Để tìm hiểu thêm thái độ trả thù đối lập của chính quyền đương nhiệm tại Kiev phát xuất từ những nguyên nhân sâu xa nào, liệu hành động « tẩy chay » có khả năng mang lại kết quả đến đâu, RFI đặt câu hỏi với giáo sư Lê Đình Thông, khoa Bang Giao Quốc Tế, đại học Paris-Nanterre.

Giáo sư Lê Đình Thông : « Ukraina đã bị việt vị… Tổng thống Đức đã hủy bỏ chuyến viếng thăm Ukraina hồi tháng 5, và sự việc nghiêm trọng nhất là 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đe dọa xét lại thỏa ước về tự do mậu dịch vừa ký với Ukraina hồi tháng 3. Hội nghị thượng đỉnh Trung Âu dự định tổ chức tại Yalta cũng bị hủy bỏ … việc tẩy chay có đạt được hiệu năng hay không là tùy thuộc vào hai yếu tố : đó là cái thế liên hoàn và lợi khí của truyền thông…. »


Giáo sư Lê Đình Thông (Paris)

07/06/2012

Nghe (12:58)

 image005_3

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Năm 2012(Xem: 23731)
Trung úy phi công Franz Stiegler của Luftwaffe (Không Quân Đức) đã tha mạng cho do Trung úy phi công Charles Brown cùng phi hành đoàn 10 người trên một oanh tạc cơ Hoa Kỳ đang khốn đốn trên bầu trời.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 26408)
Ai trách nhiệm về sự điên khùng này, nếu chẳng phải là giới chính trị, những người vốn sinh ra để làm những chuyện ích nước lợi dân nhưng từ lâu nhiều người cứ thích làm điều ngược lại: phản dân hại nước.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 26191)
Chính vì sự chính trị hóa và xã hội hóa niềm tin tôn giáo đã dẫn đến sự lung lay niềm tin, sự thất vọng, khiến chúng ta đang đứng trước một hiện tượng mà một tác giả nổi tiếng đã gọi là “Kết thúc của một nước Mỹ Cơ Đốc”.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25964)
Một năm sau khi Nguyễn Đức Quang qua đời, hát lại các bài ca của anh viết từ những năm chinh chiến cũ, chúng ta vẫn thấy những lời ca tha thiết của anh còn rất cần thiết cho các bạn trẻ hiện nay.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25526)
Chuyên gia Lâm Hòa Lập cũng lưu ý là các nhà lãnh đạo cộng sản có « truyền thống lâu đời sử dụng những nhân vật cải cách triệt để và những ngưòi có tư tưởng tự do về kinh tế như những con tốt trong các thủ đoạn chính trị, để rồi sau đó gạt bỏ chúng đi khi trận chiến giành quyền lực kết thúc ».
14 Tháng Tư 2012(Xem: 21569)
Trước gọng kềm của Trung Quốc ngày càng xiết chặt trên Việt Nam từ hai phía Biển Đông và sông Mêkông, một lối thoát cho Việt Nam có lẽ là tích cực tham gia vào khối Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Hoa Kỳ khuyến khích và đang trên đường hình thành?
14 Tháng Tư 2012(Xem: 25287)
Vụ án này đang phơi bày sự phân hóa chủng tộc ở Mỹ vẫn còn là một vấn đề như ngưòi ta có thể đã lo sợ, thấy trước. Và khi “chủng tộc” đi vào, công lý coi chừng khó ở lại. Và khi công lý đã đi ra, thì vụ này sẽ bùng nổ như thế nào, chẳng ai đoán trước được.
25 Tháng Ba 2012(Xem: 26519)
“Thứ nhất, nhớ dùng cái đầu của mình và cố suy nghĩ lý lẽ trước khi nói ra quan điểm của mình; và thứ hai, trưóc khi nói, nhớ xem lại đồng hồ – nay là năm 2012, chẳng phải là những năm 70 đâu”. Ngưòi nhắc nhở Romney là nhà lãnh đạo nước Nga Dmitry Medvedev.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 24550)
Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó.
05 Tháng Hai 2012(Xem: 24679)
Bản lược dịch hai bài của hai chuyên gia Mĩ và Trung quốc liên quan tới viễn tượng cuộc tranh chấp biển Đông trên tờ Süddeutsche Zeitung ngày 5.2.2012.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468