1111 Vấn Đề (Hoàng Ngọc Nguyên)

25 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 26712)
1111 Vấn Đề (Hoàng Ngọc Nguyên)

1111 VẤN ĐỀ

Hoàng Ngọc Nguyên


image001_254-content 

 

Quan sát cuộc vận động tranh cử của hai ứng cử viên tổng thống Barack Obama thuộc đảng Dân Chủ và Mitt Romney của đảng Cộng Hòa, một số người có thể nói “Mừng thay cho nước Mỹ”. Chẳng phải ngưòi ta mừng là qua tranh cử, đấng cứu thế cho nước Mỹ đã xuất hiện. Ông Obama người ta đã biết bốn năm qua. Nếu ông làm được gì, hay ông được làm gì, ông đã làm rồi, chẳng phải đợi đến bốn năm tới. Còn ông Romney? Càng biết ông, chúng ta càng thấy rõ vấn đề của đảng Cộng Hòa là gì. Cho nên người ta mừng là ở chỗ trong quá trình tranh cử này, một số vấn đề của nước Mỹ đã nổi rõ, gây những cuộc tranh luận sôi nổi không chỉ trên chính trường mà còn xâm nhập vào trong xã hội, nhưng xem ra chẳng có vấn đề gì nghiêm trọng cả, nếu không nói chẳng có vấn đề gì nghiêm chỉnh lắm – ngay cả vấn đề hàng đầu là kinh tế. Điều đó cho thấy khác với những gì người ta vẫn tưởng, vẫn lo, nước Mỹ này vẫn bình chân như vại, vẫn là một sản phẩm độc đáo của Đức Chúa Trời về sau này, như niềm tin, niềm tự hào của ông Romney, qua sự mách bảo của tôn giáo độc đáo cua ông (Nếu nó không độc đáo, thì đã chẳng từng cho phép ông tổ của ông có năm vợ, miễn là đừng đồng tính, không vui).

 Đương nhiên, người dân Mỹ (Cộng Hòa, Dân Chủ hay độc lập; già trẻ lớn bé; giàu nghèo, sang hèn; trai gái hay lưỡng tính; đi đạo Phật hay đã “trở lại đạo”; di dân hợp pháp hay di dân lậu; đồng tính hay nghịch tính…) từ bao nhiêu năm nay thực ra chỉ có một mối lo trong đầu: sợ mất việc.Thất nghiệp và mất tất cả. Nhà cửa, bảo hiểm y tế, bình an tâm hồn và an toàn và hạnh phúc gia đình. Bởi thế mà người ta nói rằng đo lường mức độ “stress” – tâm thần căng thẳng - của người dân là phản ảnh rõ ràng nhất tâm tình của quần chúng. Trên tờ USA Today gần đây có một bài viết của một phân tích gia về tâm lý xã hội, bà Brooklyn Lee này nói rằng dường như người dân Mỹ gần đây đã bớt stress hơn trước, phải chăng vì nạn thất nghiệp có giảm chút ít, và người ta tin rằng “the wost has already been behind”, nhưng cũng có một cách giải thích khác: người ta đã quen với stress, nay họa may ông Romney đắc cử vào tháng 11 tới mới làm cho người ta bị stress trở lại vì bị ám ảnh bởi nguyên tắc hành động của ông: chỉ sợ người giàu không được giảm thuế, đừng lo người nghèo không có ai lo! (Giống câu nói thời danh của “Bác Hồ” trong cái thuở “hột muối cũng tách ra làm tư”: “Chỉ sợ thiếu công bằng, không sợ thiếu hàng”).

 Vấn đề số 1 đúng là vấn đề kinh tế trong đầu mọi người, nhưng chẳng phải là vấn đề thực sự số 1 của các ứng cử viên, vì lý do đơn giản “nguồn cơn thật bối rối”. Người ta dùng đề tài đó để đánh nhau, nhưng thực sự thì chẳng ai có giải pháp gì để đưa ra. Ngoài những lời hoang đường, huyễn mị, (đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống 5.9% trong nhiệm kỳ) người ta không thể nói sẽ làm gì cả: chỉ cái đích mông lung trước mặt mà không chỉ con đường, có khi cùng nhau rơi cả xuống vực! Nhìn qua tình hình bên châu Âu, người ta hiểu vì sao bấy lâu nay thực sự không có giải pháp ổn thỏa, và nhìn về tưong lai chẳng ai dám nói gì về ánh sáng cuối đường hầm!

 Bởi thế mà ngưòi ta nói gì? Người ta diễn kịch như thật với nhau về niềm tin ở Thượng Đế, ông Trời chỉ có một, và ai không tin ở ông Trời của ta, không tin ở những giáo điều mà người ta gán cho ông Trời phán, thì ngưòi đó là quỉ sứ Satan. Người ta “tranh đấu” cho quyền của con người được “tự do mua hay không mua bảo hiểm sức khỏe”, như một loại tự do vô trách nhiệm đối với xã hội, nhưng đồng thời lại muốn cưỡng đoạt con người quyền tự do lựa chọn trong việc giữ hay bỏ bào thai, trong khi theo thống kê xã hội của Mỹ hiện nay thì đến hơn một nửa số trường hợp trẻ sinh ra đời là sự “tự phát”, ham vui, lỡ dại, của phần lớn là người da đen, người Hispanic… Trong khi xã hội hầu như hợp pháp hóa việc mãi dâm, người ta lại muốn cấm đoán hôn nhân đồng tính, làm như thể chuyện hôn nhân cùng phái này sẽ làm cho dân số Mỹ sẽ bị suy giảm nhanh chóng và tiêu diệt luôn doanh nghiệp của các “bunny ranches” (trại mua vui cho nam giới) ở Las Vegas! Trong tranh cử, người ta cũng nói đến vấn đề di dân, và để thu hút lá phiếu của ngưòi Latino, ai cũng sụt sùi nói đến giấc mơ đáng thương của những trẻ em vô tội con của di dân lậu (the DREAM Act – luật cho phép di dân lậu trẻ tuổi được học, được đi làm, được từ từ vô công dân Mỹ) trong khi “the American Dream” đang tan hoang trong tâm trí của già trẻ lớn bé trên nước này. Chính trị đang làm phơi bày nơi những nhà chính trị của chúng ta hai điều hết thuốc chữa: stupidity và B.S.

 Phài chăng người Mỹ nay quá hưỡn cho nên bắt đầu tào lao theo kiểu nhàn cư vi bất thiện, hay “già sinh chuyện” hay “trưởng giả học làm khôn” (những người tư sản hay trí thức tiểu tư sản nửa vời làm như coi trọng đời sống tôn giáo và tinh thần). Sự thực chẳng phải là thế. Nước Mỹ đang là một nước bộn bề, vì nó chằng chuẩn bị gì khi bước vào một thời đại mới của thế giới (Nói ngay tình, nước nào đã thực sự chuẩn bị sống trong thời nay?). Thời đại người ta nói “thế giới sau nước Mỹ” (post-America world), như trước đó là thời “thế giới hậu chiến tranh lạnh” (post-Cold War world). Bởi thế dường như chúng ta đang chứng kiến hiện tượng “chết cả lũ” trên địa cầu ngày nay.

Một người thực sự quan tâm theo dõi sự an nguy, thịnh vượng của nước Mỹ có thể thấy được gì? Dường như nhìn đâu ngưòi ta cũng thấy có vấn đề. Cái hay của những người đang ra tranh cử là ở chỗ đã giản lược hóa vấn đề của nước Mỹ, cho nên người ta tưởng là đơn giản, là có giải pháp cho nên cử tri khôntg bị nhức đầu và vẫn bị dẫn dắt đi bầu. Cái tội của họ “với tổ tông” chính là những nhà kinh doanh chính trị này đã che dấu thực tế của cuộc sống, và bởi thế cứ làm cho con người ta cứ lưng lửng đi tới – như bước vào bóng đêm của định mệnh hư vô.

CNN đã tìm cách lược giản thành 20 vấn đề, nhưng mỗi vấn đề trong 20 vấn đề này chẻ ra cũng có cả hàng chục, hàng trăm vấn đề nho nhỏ. Theo thứ tự mà CNN sắp xếp theo ý kiến của những người quan tâm, mười vấn đề hàng đầu là : (i) Kinh tế; (ii) Y tế; (iii) Nợ quốc gia; (iv) Giáo dục; (v) Thuế khóa; (vi) Giúp giai cấp trung lưu; (vii) Cải cách nhà nước; (viii) Năng lượng và Môi trường; (ix) Chính trường tồi tệ; và (x) An sinh Xã hội. Mười vấn đề khác cũng được đề cập: (xi) An ninh quốc gia; (xii) Tội ác và công lý; (xiii) Sức mạnh lãnh đạo; (xiv) Ưu tiên quyền lợi đất nước (put America first); (xv) Nữ quyền; (xvi) Nhà cửa; (xvii) Di dân; (xviii) Tài chánh trong tranh cử; (xix) Nợ đi học của sinh viên; và (xx) Hợp pháp hóa marijuana.

 Đây đúng là 20 vấn đề phức tạp. Ngay cả chuyện sắp xếp thứ tự đã phức tạp, chẳng hạn như vấn đề “sức mạnh lãnh đạo” làm sao đứng tới thứ 13 mà không lên được hàng đầu. Nhưng “sức mạnh lãnh đạo” không thể xét riêng biệt mà không gồm chung với những vấn đề khác.

 Bỏ qua một bên chính khách xôi thịt, giới sĩ phu nước Mỹ, ai có thể ngồi yên trước cảnh tuy không đến nổi “nước mất nhà tan” nhưng đúng như cố Tổng thống Abraham Lincoln đã nói, “a divided house” như hiện nay.

 Bài này được viết nhân dịp Thế sự Thăng trầm mang số 1111. Và người viết bỗng dưng nhận thấy đất nước này có cả 1.111 vấn đề, có nghĩa là người ta cần thức hơn cả “ngàn lẻ một đêm” đề chiêm nghiệm cuộc đời của mình. Và bao nhiêu thứ “độc dược” như Zolfidem, Ambien, Valum… cho vừa với những nỗi niềm này?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười Một 2011(Xem: 27815)
Người như Cain chắc chắn không hiếm có trong xã hội. Trong khi đó, muốn là tổng thống, một nghĩa nào đó phải là thứ quí hiếm. Cái sai lớn nhất của Cain là ở chỗ tuy là người phàm phu tục tử mà ông lại tưởng rằng mình là thứ quí hiếm.
13 Tháng Mười Một 2011(Xem: 27297)
Câu chuyện vấp váp của Rick Perry nhiều khi chỉ đơn giản như thế mà người ta không hiểu, cứ đem cái đầu của ông ra mà hỏi là “có hay không” khi đòi đi dẹp những bộ quan trọng cho đất nước phát triển như thế!
27 Tháng Mười 2011(Xem: 27787)
"...để hiểu câu chuyện sụp đổ của chế độ dân chủ tự do ở miền nam, người ta cần nhìn lại cuộc “cách mạng 1-11” này can đảm hơn, một cách phê phán hơn, nhưng cũng phải đa diện hơn."
27 Tháng Mười 2011(Xem: 28499)
Ông Obama nói rằng lính Mỹ nay có thể trở về trong niềm tự hào đã hoàn thành một nhiệm vụ cao cả. Tuy nhiên, người ta vẫn muốn đặt những câu hỏi về hai chữ Mission Accomplished này.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 28044)
Việc sửa đổi Hiến pháp là một điều đáng mừng, vì đó là đòi hỏi của đời sống. Vấn đề đặt ra là phải sửa như thế nào để đáp ứng nguyện vọng của dân.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 28806)
Hôm thứ Hai 30/10, phóng viên Didier Lauras của hãng thông tấn AFP đã nhận định: nền kinh tế Việt Nam đang đối diện với sự mất lòng tin ở tất cả các thành phần của nền kinh tế.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 28428)
Thông tín viên của Le Monde tại Bắc Kinh nhấn mạnh : từ khi có cuộc nổi dậy ở Tunisia, các lời kêu gọi biểu tình đã liên tiếp được đưa ra tại Trung Quốc.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 27348)
Kinh tế là vấn đề quyết dịnh, và trong kinh tế, công ăn việc làm là vấn đề quyết định, và trong công ăn việc làm, chuyện thị trường nhà cửa là vấn đề quyết định.
16 Tháng Mười 2011(Xem: 30507)
Bà ngoại trưởng nói Châu Á Thái Bình Dương trải dài Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với gần một nửa dân số trên thế giới đã trở thành "động lực chính của chính trị toàn cầu."
16 Tháng Mười 2011(Xem: 27561)
Một chính trị gia lâu năm của Philippines kêu gọi Việt Nam chọn thương lượng đa phương trong khuôn khổ Asean về Biển Đông, chứ không đàm phán song phương với Trung Quốc.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468