Nước Mỹ Mất Niềm Tin (Hoàng Ngọc Nguyên)

14 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 26187)
Nước Mỹ Mất Niềm Tin (Hoàng Ngọc Nguyên)

NƯỚC MỸ MẤT NIẾM TIN

Hoàng Ngọc Nguyên

 

image001_44 

 

Trong thời gian gần đây, có lẽ vì vào Mùa Lễ Phục Sinh, vì sự rút lui của ứng cử viên tổng thống Rick Santorum của đảng Cộng Hòa, vì đề tài tín ngưỡng được bàn đến nhiều trong cuộc vận động tranh cử trong vòng sơ bộ, vì nhiều người cho rằng nước Mỹ đang muốn có “chiến tranh đối với tôn giáo” (war on religion) … cho nên giới truyền thông xã hội đã tỏ ra quan tâm đặc biệt đến niềm tin tôn giáo của người dân ở nước Mỹ.

Không nói đến những ứng cử viên đã rút lui từ vài tháng trước, như Rick Perry, Michele Bachmann, Herman Cain… - những người vẫn cho rằng niềm tin tuyệt đối của mình vào Thiên Chúa là bất diệt và mình đã không mạnh dạn ra tranh cử nếu Chúa không thúc giục mãi – mà những ngưòi cho đến gần đây vẫn còn lại trên đường chạy càng cho thấy mạnh mẽ hơn đời sống tín ngưỡng, tâm linh cua mình. Ngay cả ông Newt Gingrich, cựu chủ tịch Hạ Viện, vẫn nổi tiếng là một người “hóa thân hai lần” - vừa đổi vợ vừa đổi đạo. Dưới mắt những người Cơ Đốc giáo, ông cựu Thượng nghị sĩ tiểu bang Pennsylvania Santorum, với lập trường “bảo thủ xã hội” “kiên định”, “dứt khoát”, vẫn được xem là vô địch. Ông Santorum trong nhiều tháng qua vẫn tìm cách hướng cuộc vận động của mình thành cuộc tranh luận về niềm tin của ông với đối thủ số 1 của ông và đang dẫn ông khá xa trong số phiếu đại biểu là cựu thống đốc Mitt Romney của tiểu bang Massachusetts. Gót chân Achilles của Romney ở đây chính là đạo Mormon (còn được gọi là the Church of Jesus Christ of Latter-Day Saints) của ông, mà một số mục sư Tin Lành quá khích cứ gọi đó là “dị giáo” (cult). Ông Romney đã có kinh nghiệm về sự dị ứng tôn giáo này trong cuộc tranh cử tồng thống năm 2008, khi ông phải rút lui nhường đường cho ông Joh McCain. Kỳ này ông vẫn ra như thường - đúng là ông lì có hạng, vừa là tham vọng chính trị cá nhân của một tay tài phiệt muốn đi vào lịch sử nước Mỹ vừa muốn làm lịch sử cho tôn giáo của ông, một tôn giáo chiếm chưa đến 1.5% dân số nươc Mỹ.

Ông Santorum từng tin rằng với chủ trương nhà nước với nhà thờ phải là một, nâng cấp tôn giáo của ông đến một vị trí như thể là quốc giáo, ông phải giành được tất cả lá phiếu của những người Cơ Đốc Tin Lành và Thiên Chúa - bất kể là người Dân Chủ hay Cộng Hòa. Ông từng nói ông “chỉ muốn ói” khi nghe cố Tổng thống John F. Kennedy nói phải tách nhà nước ra khỏi nhà thờ. Trong vòng sơ bộ bầu cử này, với một đảng Công Hòa mà xu hướng bảo thủ tôn giáo khá mạnh, ông có vẻ chẳng lo sợ gì những ưu thế ban đầu của ông Romney. Thế nhưng ưu thế ban đầu của ông Romney về sau ngày càng vững vàng, ngày càng vượt trội. Romney hơn ông Santorum cả 400 phiếu đại biểu trong khi mức đến kể như đã thấy trước mặt. Bởi thế mà ông Santorum đã phải rút lui. Và hai ông còn lại Newt Gingrich và dân biểu Texas tuy còn đó nhưng chỉ là vì tìm chưa thấy lối ra khỏi xa lộ.

Chiến thắng của ông Romney đương nhiên làm không ít người Cộng Hòa bảo thủ, Cơ Đốc giáo thuần thành cảm thấy rối trí và hoang mang về sức mạnh của “lá phiếu Cơ Đốc giáo”. Một câu hỏi được đặt ra không phải là không có lý: có chăng lá phiếu này. Những nhà phân tích chính trị vừa đề cập đến sự phân hóa tôn giáo (religious divide) trong cuộc tranh cử này nhưng khẳng định không có lá phiếu Cơ Đốc giáo, hiểu theo nghĩa những người Cơ Đốc sẽ bỏ phiếu một cách có kỷ luật chỉ cho một người họ tin.

Một vài cách giải thích thực tế về sự rút lui của ông Santorum mà chúng ta có thể dều hi3ễu là như sau. Thứ nhất, đồng tiền đâm toạc tờ phiếu. Ông Santorum hết tiền (Người ta nhớ lại bài Tình Anh Lính Chiến của Lam Phương: Anh hết tiền em theo thằng khác…). Nước Mỹ mênh mông. Vận động tranh cử ngày càng tốn kém. Ông Romney nổi tiếng lấy tiền mua bầu cử (buy the election). Lấy thịt đè người. Đồng tiền đâm toạc tờ giấy, mà lá phiếu cũng chỉ là một tờ giấy mà thôi. Đồng tiền bằng cách này hay cách khác có thể làm thay đổi cả lòng tin, nhận thức, phán đoán của con người. Các siêu ủy ban hành động chính trị (super PAC) ủng hộ ông Romney, nếu không nói là của ông Romney, bằng hàng triệu đô-la bỏ ra quảng cáo, đã làm cho cử tri trở nên nghi ngờ vào khả năng, thực lực, của Santorum. Chính vì lối chơi “không sạch sẽ” của Romney mà hôm thứ hai, ông Santorum đã nhắc lại: không ủng hộ ông Romney trong cuôc tranh cử với ông obama, mặc dù cuối tuần qua ông Romney còn nói lời nhân nghĩa: một ngày nào đó ông sẽ sánh vai với Santorum trên con đường vận động tranh cử kháp nước Mỹ vì nghĩa cả. Thứ hai, có thể cử tri Cơ Đốc cũng phải thực tế. Về tôn giáo, họ là người Cơ Đốc. Về chính trị, họ là người Cộng Hòa, gắn bó những quyền lợi của bản thân của mình với đảng này. Về mặt xã hội, cũng như bao nhiêu người dân Mỹ khác, họ đang có những mối lo về công ăn việc làm, về nhà cửa, về bào hiểm, về phúc lợi… Ai cũng có thể nhận thấy ông Romney chẳng những giàu tiền giàu bạc hơn để đi đường xa, mà ông còn có một tổ chức hoàn hảo, chặt chẽ, có kinh nghiệm, có nhân sự không những cho cuộc tranh cử vận động toàn quốc, để đương cự với ông Obama trong cuộc đối đầu tay đôi, mà còn có thể làm việc được nếu ông Romney được vào Nhà Trắng. Ông Santorum chẳng những khó thể thắng ông Obama, mà cho dù có thắng cũng khó lám đưoọc viểc vì không kiến thức, không kinh nghiệm, không bộ máy.. Đó là lý do khiến cho người Cơ Đốc bỏ một ông “thánh” để chọn “quỷ sứ” thay mặt mình trong năm nay! Nếu niềm tin tôn giáo của người ta mạnh đến mức họ cho rằng ông Santorum mà vào Nhà Trắng, bao nhiêu phép lạ sẽ xảy ra, tỷ lệ thất nghiệp xuống tức thì 5-6%, nhà cửa sẽ hết bị kéo, Medicare, Medicaid không còn cần thiết vì ai cũng giàu có, dư tiền dư bạc cả… thì làm sao ông Romney có cơ hội đánh gục ông Santorum được!

Những nhà nghiên cứu chính trị và xã hội học đã có nhận định rằng người dân Mỹ nói chung và người Cơ Đốc giáo nói riêng (Tin Lành và Thiên Chúa), đang ở trong một kỷ nguyên ngờ vực, bởi vì tình hình suy đồi về cả hai mặt chính trị và xã hội của nước Mỹ trong một “thế giới sau thời đại Hoa Kỳ” (post-America world). Người Mỹ lâu nay vẫn gắn niềm tin tôn giáo liền với niềm tin vào tổ quốc, vào quốc gia, vào hiến pháp nước Mỹ, vào những đặc tính “ưu việt ngoại hạng” (exceptionalism), “vùng đất hứa”, “vùng đất của những cơ hội”. Bởi vi những lời hứa càng ngày càng có vẻ hão huyền, cơ hội lại chỉ dành cho thiểu số 0.1% hay 1% hay 10%, và hiện nay nhìn cho kỹ thì Mỹ càng ngày càng chẳng “exceptional” hơn ai, cho nên niềm tin Chúa đã ưu ái làm ra nước Mỹ cho những người di dân và lựa chọn một số người đặc biệt để cho vào nước Mỹ sống, kể c3ã di dân lậu, xem như ngày càng là chuyện hoang đường. Niềm tin tôn giáo của người ta cũng gắn chặt với những quan điểm xã hội bào thủ của Cơ Đốc giáo, trong khi thực tế xã hội đã và đang thay đổi mãnh liệt trong nhiều vấn đề như hôn nhân đồng tính, phòng thai, phá thai. Người ta dao động, và chằng tìm thấy sự tin tưởng nơi một số ngưòi lãnh đạo tôn giáo.

Chính vì sự chính trị hóa và xã hội hóa niềm tin tôn giáo đã dẫn đến sự lung lay niềm tin, sự thất vọng, khiến chúng ta đang đứng trước một hiện tượng mà một tác giả nổi tiếng đã gọi là “Kết thúc của một nước Mỹ Cơ Đốc” (The End of Christian America). Jon Mecham là một tác giả hàng đầu về mối quan hệ song hành của lịch sử tôn giáo và lịch sử nước Mỹ, Ông từng là chủ bút tờ Newsweek và nay là một trong những chủ biên trụ cột của tờ Time, đã viết một bài nghiên cứu làm cho dư luận cả nước xôn xao, với tựa trên, trong bài ông nhấn mạnh “Tỷ lệ những người Mỹ tự nhận mình là người Cơ Đốc đã giàm đến 10 điểm bách phân chỉ trong vòng hai thập niên. Thống kê đó giải thích chúng ta nay là ai – và chúng ta, như một đất nước, sẽ trở thành cái gì”. Theo một nhà hoạt động tôn giáo nhân bản tại Harvard Univeristy, từ năm 1990 đến năm 2009, số người tự nhận mình “vô tôn giáo” – Có nghĩa là không gắn với bất cứ một tôn giáo nào cả - đã tăng từ 8% đến 15%. Theo thống kê của ông Mecham, 78% người Mỹ nói mình theo đạo Cơ Đốc, so với 90% cách đây chừng 20-25 năm. Cũng 15% không có tôn giáo. Khoảng 7% dân số còn lại được chia cho các đạo Do Thái, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo… Mội đạo một ít!

Sự gia tăng nơi số người không đạo trong tôn giáo cũng như số người độc lập trong chính trị là đáng kể, bởi vì những gì đã được “định chế hóa” làm người ta mất niềm tin. Nơi những nhà chính trị, con người thật thì ít, mà giả và đạo đức giả thì nhiều. Những nhà tôn giáo đáng gọi là thánh thì hiếm mà những kẻ vô đạo vô luân thì nhiều. Cùng sự cứng nhắc trong những giáo điều cũ kỹ khiến cho người ta sống trong thời đại này thấy không sống nổi. Theo một tồng kết gần đây của nhà báo Dan Merica của CNN, có bảy lý do khiến cho người Thiên Chúa giáo ở Mỹ bỏ đạo. Ông viết: “Cho dù những người theo Giáo hội Thiên Chúa La Mã là thành phần tôn giáo đông đào thứ hai trên đất Mỹ, truyền thống mà chúng ta đã thấy là sự di tản của những người theo đạo này trong những thập niên gần đây. Một trong mười người Mỹ là một người trước đây theo đạo Thiên Chúa”. Nếu những cựu tín đố Thiên Chúa được tính như là một nhóm riêng biệt, “họ sẽ là nhóm đông đào thứ ba tại Hoa Kỳ, sau những người Catholics và Baptists”. Và nếu không có làn sóng di dân từ châu Mỹ La Tinh, thì dân số Thiên Chúa giáo ở nước Mỹ đã tàn lụi nhanh chóng. Có bảy lý do ông kể ra: (i) Cuộc khủng hoàng về lạm dụng tình dục; (ii) Quan điểm nhà thờ về đồng tính; (iii) Bất mãn với mấy ông cha; (iv) Càm thấy xa lạ với những ngày chủ nhật đi nhà thờ; (v) Nhận định cho rằng nhà thờ quá gắn với giới chính trị bảo thủ; (vi) Quan điềm nhà thờ đối với những người Thiên Chúa giáo ly dị và tái giá; và (vii) Vị trí của phụ nữ trong tôn giáo.

Chúng ta thực ra đang thấy sự mất niềm tin ở khắp nơi, ngay cả ở những nơi tôn giáo không bi nhiễm chính trị hay bị thực tế hóa và vẫn giữ được vẻ kỳ bí của nó. . Đầu tháng nay, theo tin từ Paris, giáo sư Vũ Quốc Thúc, trước năm 1975 là Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đồng chủ tịch Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Hậu chiến, khoa trưởng và giáo sư tại các trường Luật Saigon và Chính trị Kinh doanh Dalat… nay đã 90 hơn, đã làm lễ rửa tội tại Pháp đề theo đạo Thiên Chúa. Ông có nhắc lại vào năm 1976, 36 năm trước đây, ông đã ra Bình Triệu cầu nguyện Đức Mẹ phù hộ cho gia đình ông tai qua nạn khỏi. Hội Thụ Nhân cựu sinh viên Dalat đã làm lể mừng ông thượng thọ và “trở lại đạo”.

Trước tin này, một số người có thể cảm thấy nostalgic, trống rỗng, xa vắng, lung lay niềm tin…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Năm 2010(Xem: 38056)
Chúng ta lâu nay quả có lo ngại rằng với ảnh hưởng của truyền thông “qui ước” của Mỹ cũng như của những nhà nghiên cứu có tính “kinh điển” của Mỹ, những thế hệ sau này, người Mỹ và người Mỹ gốc Việt, sẽ nhìn lại cuộc chiến “chẳng ra sao cả”. Năm nay với nhưng tác giả như Rufus Phillips, Sol Sanders, Richard Botkin…, chúng ta có thể bắt đầu hy vọng: viễn ảnh chẳng đến nỗi đáng quá lo như thế. Hoàng Ngọc Nguyên
23 Tháng Tư 2010(Xem: 83965)
Quần đảo Hoàng Sa ở giữa vĩ tuyến 16 và 17, ngoài khơi ranh giới khi trước giửa Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa, nghĩa là rất xa bờ biển Trung Quốc ... Quần đảo Trường Sa lại còn xa Trung Quốc hơn nhiều, ở tận vĩ tuyến 12, ngang tầm vớl hạ lưu sông Cửu Long (Mékong) ở miền nam Việt Nam... GS Nguyễn Phú Đức
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468