Cái Tội Không Xem Giờ (Hoàng Ngọc Nguyên)

25 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 26520)
Cái Tội Không Xem Giờ (Hoàng Ngọc Nguyên)

CÁI TỘI KHÔNG XEM GIỜ

Hoàng Ngọc Nguyên

 

image001_43 

 

Hầu như ông Mitt Romney, cựu thống đốc của tiểu bang Massachusetts, đã chắc chắn giành được sự đề cử của đảng Cộng Hòa trong cuộc tranh cử tổng thống năm nay, cho nên chúng ta có đủ những lý do để cảm thấy ‘sợ” ông. Có thể ngày ông chắc chắn đăng quang đối với đảng của ông phải chờ đến Đại hội đảng ngày 17-8 tai Tampa, Florida, hay sớm lắm cũng phải sau kỳ bầu cử sơ bộ tai tiểu bang California ngày 28-5, nơi có đến 178 phiếu cử tri đoàn để giành giật, có thể giúp ông đạt được 1.144 phiếu cần thiết để không bao giờ còn phải nhìn mặt hai ông Rick Santorum và Newt Gingrich nữa. Tháng tám hay tháng năm thật chẳng bao xa khi nhìn đến thời gian bảy tháng ngắn ngủi trước mặt tiến tới cuộc chay đua truyền thống chính thức vào Nhà Trắng giữa một người Dân Chủ và một ngưòi Cộng Hòa. Bởi thế, mà người ta sợ. Nhỡ ông này trái gió, trở trời mà đắc cử thật thì người dân rồi đây sống thế nào, nước Mỹ làm sao tồn tại đây?.

 Trong hai, ba hôm nay, báo chí đã nói về con người “tách rời quần chúng”, cùng những hiểu biết rất giới hạn của ông về những vấn đề kinh tế, xã hội đối nội của ông và đội ngũ của ông, khiến cho khả năng tìm giảỉ pháp và đối phó những vấn đề nóng bỏng dù lâu dài hiện nay như công ăn việc làm, nhà cửa, y tế của người dân của một chính quyền do ông lãnh đạo chẳng biết sẽ đưa đất nước đến độ sâu nào. Nhưng người ta còn quên một mặt đáng nói tương đương, nếu không nói có thể còn quan trọong hơn nữa, là sự lạc hậu của ông trước những biến chuyển trên thế giới trong thời gian qua khiến cho ông cứ tưởng như mình đang sống ở một thế giới cách đây cả hai ba chục năm, lúc “nước Mỹ còn ngon”.

Cách đây gần 12 năm, Tổng thống George W. Bush vào Nhà Trắng, được thừa hưởng của cha mình, cựu Tổng thống George W. H. Bush (một cây cổ thụ trong đảng Cộng Hòa, từng là phó tổng thống tám năm cho ông Ronald Ragan, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương CIA và đại sứ Mỹ tai Bắc Kinh) một ê-kíp chuyên gia quốc tế, quốc phòng hảo hạng, hùng hậu như cả một viện nghiên cứu chiến lược quốc tế. Tuy nhiên, nguyên cả một đảng Cộng Hòa với cái đầu cố hữu bị tập thể này nhồi sọ, đang ôm phải một thế giới quan sai lầm, ảo tưởng, tin rằng loài người đang bước vào một kỷ nguyên mới với sự thống trị của nước Mỹ sau khi khối Cộng Sàn quốc tế sụp đổ. Trong kỷ nguyên này, Mỹ là trùm, lần đầu tiên đạt được giấc mơ lâu đời là người sắp xếp, đặt để trật tự thế giới, đặt ai ở đâu, người ta phải ngồi ở đó, ai làm sai thì bị trừng phạt. Sự sai lầm này, nói chung, người ta phải thấm, đã thấm, sau cuộc khung hoảng triền miên của nước Mỹ trên cả hai mặt quốc tế và quốc nội trong cả 5-7 năm nay.

Nói vắn tắt về thế giới ngày nay, với sự trỗi dậy đầy tham vọng của Nga, của Trung Quốc, với sư hung hăng và bất định một cách nguy hiểm của thế giới Hồi giáo, sự suy yếu, kiệt lực của châu Âu, sự gia tăng hỗn loạn ở một số nước châu Phi, xu hướng tăng cường độc lập, tự chủ và phát triển của châu Mỹ La-tinh, nước Mỹ nay phải thấy những giới hạn của mình, nước Mỹ đã trở nên “nhỏ” hơn nhiều lắm, và thế giới phức tạp, đa đoan cũng gấp bội phần – ngoài khả năng kiểm soát của Mỹ. Thế giới ngày nay không có kẻ thù, chỉ có sự cạnh tranh, đối địch một khi có sự đụng chạm quyền lợi. Bởi thế mà thái độ của “ngưòi khôn” hiện nay là chẳng gọi ai là kẻ thù, cho dù trong thâm tâm khó coi người ta là bạn, ai cũng phải gọi là bạn cho dù thâm tâm vẫn dè chừng “bạn bè mà như thế, chẳng cần phải kiếm kẻ thù”.

 Thế nhưng không biết có phải vì muốn người ta xem mình là anh hùng, hảo hán, mình đúng là Mỹ thật vì tin tưởng, sùng bái, tự hào về sức mạnh “exceptional” (ngoại lệ) của nước Mỹ hay chăng mà ông Romney, và không riêng gì ông Romney mà còn có cả một số không ít chính khách Cộng Hòa (những người vẫn nặng thành kiến cho rằng chỉ có người Mỹ trắng, Cộng Hòa mới là người Mỹ thật, còn lại tất cả chỉ là di dân, đáng làm nô lệ), vẫn có thái độ, quan điểm cho rằng ông Obama nhút nhát, quỵ lụy “tứ phương”, làm cho nước Mỹ mất mặt, không dám hành động đối với Iran, Syria, rút quân khỏi Iraq, tìm cách thương lượng với Taliban, thối lui trước nước Nga… làm cho thế giới coi thường nước Mỹ.

 Vừa qua, nhà chính luận nổi tiếng của Ủy ban Quan hệ Quốc tế, cùng là ký mục gia hàng đầu của Mỹ đã viết cho Newsweek, Time, Washington Post, CNN… ông Fareed Zakaria, tác giả cuốn “The Post-American World” đã khẩn khoản nói: “The world has changed, Mr. Romney”, sau khi ông Romney chê ông Obama “Đây là một ông tổng thống tin rằng thế kỷ tới đây là thế kỷ chấm dứt thời đại của nước Mỹ” (a post-American century). Ông nhấn mạnh rằng cuốn sách của ông “chẳng phải nói về sự đi xuống của nước Mỹ mà phần lớn bàn đến sự đi lên của tất cả những nườc khác”. Ông Zakaria nói “nước Mỹ có thể vẫn còn là nước hùng mạnh nhất trên hành tinh này. Nhưng tôi lý luận rằng thời đại độc tôn, đơn cực (unipolarity) của Hoa Kỳ - bắt đầu nhờ sự sụp đổ của Liên Xô – nay đã chấm dứt…” Và trong bức thư ngắn ngủi gởi Romney, Zakaria lưu ý nhà kinh doanh muốn đem chuyện buôn bán vào chính trị này, chỉ cần nhìn tới 10-15 năm, người ta sẽ thấy vị thế của Trung Quốc về kinh tế và quân sự trên thế giới đứng ở đâu”.

 Một người nữa cũng đã thẳng thừng nhắc Romney hai điều: “Thứ nhất, nhớ dùng cái đầu của mình và cố suy nghĩ lý lẽ trước khi nói ra quan điểm của mình; và thứ hai, trưóc khi nói, nhớ xem lại đồng hồ – nay là năm 2012, chẳng phải là những năm 70 đâu”. Ngưòi nhắc nhở Romney là nhà lãnh đạo nước Nga Dmitry Medvedev, sau khi ông Romney tố ông Obama tìm cách đi đêm với nước Nga, “một kẻ thủ số 1 của Mỹ về mặt địa lý chính trị” (No. 1 geopolitical foe).

 Đúng là khi ông Romney gọi nước Nga là kẻ thù số 1, ông đang nghĩ tới thời nào đây? Liên xô còn đâu nữa? Khi nói đến địa lý chính trị, ông đang nói đến khu vưc nào của thế giới, và bao gồm những nườc nào? Hai nước Nga và Hoa Kỷ cách nhau cả một đại dương, trong khu vực của Hoa Kỳ là các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ, trong khu vực của Nga là các nước Đông Âu, Trung Âu, hai khu vực địa lý kinh tế quá khác nhau, làm sao có thể là “kẻ thù số 1” được? Bởi thế mà ông Medvedev nói cách ông Romney mô tả quan hệ giữa hai nước Nga và Mỹ “dựa trên sự tưởng tượng của Hollywood hơn là trên thực tế thế giói ngày nay”. “Về vấn đề sáo ngữ ý thức hệ, một khi bên này hay bên kia dùng những chữ như ‘kẻ thù số 1’, tôi luôn luôn cảnh giác, nó có mùi của Hollywood và từ quá khứ xa xưa”.

 Để trả lời ông Medvedev, giám đốc chính trị của Romney, Lanhee Chen, nói sở dĩ chính khách người Nga nói thế vì “Điện Cẩm Linh muốn được tiếp tục làm ăn với Nhà Trắng hiện nay”. Ý ông Chen là Moscow sợ ông Romney đắc cử và Nga sẽ không thể lấn át như cũ!

 Vấn đề là ở chỗ này: nước Nga vẫn tinh khôn chẳng dính líu đến nơi nào ngoài vùng ảnh hưởng của mình, trong khi đó Mỹ không còn khà năng với chính sách đi tìm sự đối đầu ở khắp nơi trên thế giới! Ngân sách quốc phòng và đối ngoại của Mỹ đã chiếm đến 40% ngân sách nước Mỹ, và vẫn để thiếu hụt tràn ngập như nước lụt ngày càng dâng không rút, chính là kẻ thù ghê gớm nhất của Mỹ hiện nay. Vả lai, một nhà lịch sử có uy tín Victror Davis Hanson đã cảnh cáo: bao nhiêu thập niên đã trôi qua, Mỹ vẫn chưa tìm ra được khảo hướng có hiệu quả đối với hàng loạt nước trong vùng Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á: Iraq, Iran, Libya, Syria, Egypt, Pakistan và Afghanistan… Chưa nói đến những nơi khác trên thế giới. Không thối lui, làm sao người ta biết đường đi tới?

 Romney phài chịu khó đọc báo Saigon Nhỏ hơn, thay vì cứ ham làm kinh doanh mà chẳng biết ngưòi ta đang sống như thế nào!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 2011(Xem: 22779)
Các điểm cần biết về biến động Tháng 1/2011 tại Ai Cập Phạm Văn Bân Dưới đây l à những vấn đề then chốt trong mối tương quan Mỹ-Ai Cập, được rút ra từ các báo cá o được công bố tuần này bởi Jeremy Sharp, chuyên viên của Sở Dịch Vụ Nghiên Cứu Quốc Hội, và bởi Jon Alterman, Giám Đốc chương trình Trung Đông thuộc Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế tại Washington.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26795)
MỘT TẤN BI KỊCH CÓ HẬU Hoàng Ngọc Nguyên Những con ngư ời lý tưởng đang mong đợi nhờ một bi kịch này mà ngôi nhà nước Mỹ sẽ là một thay vì phân hóa, rã rời. Người ta cũng dè dặt vừa kêu gọi vừa tin tưởng trước nỗi đau buồn củ a đất nước, con người sẽ có ý thức hơn về nhu cầu phải có lý lẽ (common sense) v à lễ độ trong cuộc sống xã hội để có thể gần nhau hơn và lâu dài hơn – không chỉ trong những lúc đau buồn, tang khó.
17 Tháng Giêng 2011(Xem: 26214)
MỘT NĂM TRÔI QUA, MỘT THẬP NIÊN CHẤM DỨT, NHỮNG GÌ CÒN ĐỌNG LẠI Hoàng Ngọc Nguyên Có thể xem đó là thông lệ nhìn lại năm qua và thập niên qua đã trôi theo dòng đời như một giấc mơ. Tuy nhiên, cũng có lẽ ít có một khoảng thời gian nào trong đời lại có những tác động mạnh mẽ trong tâm tư và cuộc sống của chúng ta đến như 10 năm đã qua.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 26732)
LỜI NG ƯỜI RA ĐI Hoàng Ngọc Nguyên Hôm nay là ngày cuối của Arnold Schwarzennegger ở Sacramento. Ngày mai đây, ông sẽ trở lại làm thường dân – như chúng ta. Nhìn lại đoạn đường bảy năm vừa qua, ông nói rằng ông vẫn xứng đáng để được nguời ta gọi là “Terminator” - Người Sát Thủ - vai trò quen thuộc của ông trong điện ảnh trước khi ông bước vào đời thực với trách nhiệm thống đốc ...
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 25644)
CALIFORNIA 2010 TRONG TRÍ NHỚ Hoàng Ngọc Nguyên Mỗi cộng đồng có một cách riêng nhìn lại địa phương của mình. Người Việt chúng ta ở California chẳng hạn, sẽ không nhìn 10 sự kiện lớn nhất trong năm hoàn toàn giống như người Mễ, ngưới da đen, người da trắng… Nhưng cũng dĩ nhiên sẽ có sự trùng hợp.
01 Tháng Giêng 2011(Xem: 24234)
CUỐI NĂ M BÌNH LUẬN CHUYỆN SANG NĂM Hoàng Ngọ c Nguyên Một ngườ i bình luận dè dặt hẳn phải nói: tình hình bây giờ khá hơn trước và hy vọng không bằng tình hình trong tương lai. Có lẽ đó là điếu ít nhất một người dè dặt có thể nói và ghi phát biều của mình vào sử sách.
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 27162)
Loạt bài đặc biệt 7 tỷ người Robert Kun zig Dịch và cước chú: Phạm Văn Bân, 12-21-2010 Cuộc tranh luận xuất hiện trong sự phát sinh của chủ trương báo động dân số, ở ngay chính cá nhân Giáo Sĩ Thomas Malthus. Vào cuối cuốn sách, trong đó ông lập khuôn khổ cho một luật cứng rắn rằng sự gia tăng dân số không được kiểm soát sẽ dẫn đến nạn đói...
26 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 25436)
THẤT NGH IỆP - TRỢ CẤP- GIẢM THUẾ Hoàng Ngọc Nguyên Đối với ngưòi dân, một hai tuần qua là một thời gian chẳng lành, tuy là người ta đã qua mùa Lễ Tạ Ơn, môt phần vì những tin không hay từ thị trường lao động bay tới, một phần vì sự leo thang trong chiến dịch khủng bố người dân. Hiện nay ai cũng lo lắng, ưu tư về vấn đề công ăn việc làm, ngay cả những ngưòi hiện không bị thất nghiệp.
25 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 26275)
XÔN XAO MỘT MÙA GIÁNG SINH Hoàng Ngọc Nguyên Nếu ta hỏi những người một thời đã từng lớn lên ở quê nhà trước năm 1975 Mùa Giáng Sinh nào trong đời lắng đọng nhất trong ký ức của họ, chúng ta chắc chắn sẽ ghi nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau tùy hoàn cảnh riêng của mỗi người. Nhưng có lẽ hai câu trả lời thường gặp nhất phải là Nô-en năm 1972 và Nô-en năm 1975.
23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21186)
Về mối quan hệ giữa Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường Mai Thái Lĩnh Trong phạm vi của bài viết này, tôi chỉ tập trung vào một số chi tiết có liên quan đến cuộc đời hoạt động của Phan Châu Trinh - nhất là mối quan hệ giữa nhà dân chủ yêu nước này với nhà yêu nước Phan Văn Trường nhằm giúp cho độc giả có được cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn về một trào lưu đã có ảnh hưởng nhất định đến lịch sử của nước ta trong thế kỷ 20, nhưng những di sản để lại vẫn còn có ảnh hưởng kéo dài qua thế kỷ 21.
SINH HOẠT
MINH XÁC QUAN ĐIỂM
- Website do một ít Thụ Nhân chung sức, dù rộng mở đến tất cả đồng môn trong tình thân hữu, nhưng không nhân danh hay đại diện tập thể nào.

- Quan điểm của bài viết trong Diễn Đàn là của cá nhân tác giả, không hẳn phản ánh quan điểm chung của Ban Biên Tập và những người tham gia Diễn Đàn.
KHÁCH THĂM VIẾNG
99,468